Quốc hội Mỹ đẩy mạnh cuộc nghiên cứu trị giá 100 tỷ USD để vượt qua Trung Quốc

Thứ bảy, 27/03/2021 09:09 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sự lớn mạnh của Bắc Kinh đã đặt ra những thách thức lớn thúc đẩy Washington mạnh tay hơn trong các chính sách công nghiệp của mình.

Cuộc khủng hoảng chất bán dẫn toàn cầu cung cấp chất xúc tác hỗ trợ Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mỹ Chuck Schumer khi ông thúc đẩy luật phân bổ 100 tỷ USD để cạnh tranh với Trung Quốc về công nghệ quan trọng. Ảnh: Reuters.

Cuộc khủng hoảng chất bán dẫn toàn cầu cung cấp chất xúc tác hỗ trợ Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mỹ Chuck Schumer khi ông thúc đẩy luật phân bổ 100 tỷ USD để cạnh tranh với Trung Quốc về công nghệ quan trọng. Ảnh: Reuters.

Sau khi vừa mới mạnh tay bơm 1,9 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ, Quốc hội Mỹ đã hình dung ra một kế hoạch chi tiêu lớn khác - lần này là để giành ưu thế trong cuộc đua công nghệ với Trung Quốc.

Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer đang tìm cách thông qua nhanh Đạo luật Biên giới Vô tận, một dự luật lưỡng đảng sẽ ủy quyền 100 tỷ USD trong vòng 5 năm để tài trợ cho nghiên cứu trong các lĩnh vực tiên tiến trong bối cảnh Mỹ đang cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc.

Đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu của Thượng viện nói với các phóng viên vào tháng trước rằng ông đã chỉ đạo các ủy ban liên quan của Thượng viện bắt đầu soạn thảo một gói lập pháp sẽ đầu tư của Mỹ vào các ngành công nghiệp chủ chốt và ông nói rằng: “vì vậy chúng tôi sẽ vượt qua Trung Quốc trong tất cả các ngành đó”. Đạo luật Biên giới Vô tận, mà Schumer đã giới thiệu vào năm ngoái với Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Todd Young và những người khác ở cả hai viện của Quốc hội, sẽ là trọng tâm của nó.

Cuộc khủng hoảng chip toàn cầu gần đây đã làm nổi bật các lỗ hổng trong các chuỗi cung ứng quan trọng của Mỹ, điều này đã thúc đẩy Schumer và các đồng nghiệp của ông bổ sung kế hoạch tài trợ khẩn cấp chất bán dẫn vào luật pháp. Sự thiếu hụt chip cũng tạo ra động lực lớn hơn cho kế hoạch chi tiêu.

Schumer nói: “Ý định của chúng tôi là đưa luật này lên Thượng viện để bỏ phiếu vào mùa xuân này.”

Đạo luật Biên giới Vô tận nhắm vào 10 lĩnh vực bao gồm trí tuệ nhân tạo và máy học, hệ thống thông tin và điện toán lượng tử cũng như công nghệ năng lượng tiên tiến.

Luật sẽ thành lập một ban giám đốc công nghệ tại National Science Foundation - cơ quan liên bang phụ trách hỗ trợ nghiên cứu cơ bản - để tài trợ cho nghiên cứu trong các lĩnh vực này. Ban giám đốc có thể tìm cách tăng chi tiêu cho nghiên cứu tại các trường đại học trong các lĩnh vực công nghệ này, tạo ra các trung tâm nghiên cứu tập trung và tăng cường tài trợ cho sự hợp tác với các đồng minh của Mỹ.

Mặc dù dự luật cũng hứa hẹn tạo ra các trung tâm công nghệ trong khu vực với nguồn vốn bổ sung, nhưng mối quan tâm chính của nó nằm ở việc cung cấp hỗ trợ liên bang cho những nghiên cứu cơ bản để tạo nền tảng cho các công nghệ quan trọng trong tương lai, khi Washington muốn chơi trò chơi lâu dài trong cuộc cạnh tranh với Bắc Kinh.

Chủ tịch Viện Công nghệ Massachusetts L. Rafael Reif viết trong một bài báo hồi tháng 9 ủng hộ dự luật, ông nói rằng: “Mục đích ở đây là thành lập một tổ chức có trách nhiệm rõ ràng là phải nhìn rộng ra nhu cầu cạnh tranh của quốc gia.”

Theo lập luận của người đứng đầu một trong những cơ quan nghiên cứu được tôn kính nhất của Mỹ cho biết: “Hệ thống nghiên cứu khoa học ở Mỹ hiện vẫn chưa được thiết lập và tài trợ để đáp ứng thách thức do Trung Quốc đặt ra.”

Reif viết trong bài báo có tiêu đề “Để cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ cần Đạo luật Biên giới Vô tận”, rằng: “Thật không may là các nhà hoạch định chính sách “có xu hướng tập trung nhiều hơn vào việc làm thế nào để làm suy yếu Trung Quốc hơn là làm thế nào để củng cố nước Mỹ”.

Gói lập pháp đầy tham vọng trên đã phản ánh một sự suy xét lại rộng rãi hơn ở Washington về những gì cần thiết để duy trì sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ khi đối mặt với một mô hình kinh tế và chính sách công nghiệp tích cực của Trung Quốc – điều này đã được minh chứng bằng chiến lược “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” mà Bắc Kinh vừa đưa ra mới đây.

Nhiều người trong Quốc hội và Nhà Trắng của Joe Biden đã kết luận rằng Mỹ cần phải có một chính sách công nghiệp của riêng mình.

Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Biden, cho biết trong một bài luận trên tạp chí Foreign Policy, đồng tác giả với Jennifer Harris, đồng tác giả của Viện Roosevelt năm ngoái rằng: “Việc vận động chính sách công nghiệp – điều  mà từng bị coi là đáng xấu hổ đối với nước Mỹ - giờ đây nó nên được coi là điều gì đó gần với hiển nhiên. Một lý do chính đáng nữa là những người khác đang làm điều đó, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh của Mỹ. Các công ty Mỹ sẽ tiếp tục mất vị thế trong cuộc cạnh tranh với các công ty Trung Quốc nếu Washington tiếp tục phụ thuộc quá nhiều vào về nghiên cứu và phát triển của khu vực tư nhân.”

Tarun Chhabra, người đứng đầu ban giám đốc công nghệ và an ninh quốc gia của Hội đồng An ninh Quốc gia cũng đồng tình với quan điểm trên, ông cho rằng: “Mặc dù khu vực tư nhân ở Mỹ vẫn là một trong những khu vực sáng tạo nhất trên thế giới, nhưng chi tiêu của chính phủ cũng là điều rất quan trọng để hỗ trợ các công nghệ đầy hứa hẹn nhưng chưa được chứng minh với các ứng dụng thương mại không rõ ràng.”

Thách thức từ nền kinh tế do nhà nước lãnh đạo và lĩnh vực công nghệ đang bùng nổ của Trung Quốc đã thúc đẩy Washington cần phải nghiêm túc xem xét lại cách tiếp cận tự do hơn của mình.

Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết tại phiên điều trần xác nhận tại Thượng viện vào tháng trước rằng hệ thống Mỹ theo truyền thống “rất tin tưởng vào thị trường tự do của bàn tay vô hình mà Adam Smith đã mô tả về các lực lượng thị trường chăm sóc nền kinh tế của chúng ta và cạnh tranh toàn cầu. “

Bà nói rằng: “tôi nghĩ rằng điều mà những năm gần đây nhất đã dạy chúng ta là chúng ta cần phải xem xét lại cách chúng ta tiến hành hoạt động kinh tế của mình ... không phải để trở thành Trung Quốc, mà là làm thế nào để sống đúng với bản thân và truyền thống của chúng ta một cách có chiến lược hơn”.

Bà Tai nhận được sự ủng hộ nhất trí hiếm hoi của Thượng viện cho vị trí thương mại hàng đầu, điều này cho thấy lưỡng đảng ủng hộ mạnh mẽ cách tiếp cận của bà.

Ý tưởng về sự tham gia nhiều hơn của liên bang vào hoạt động kinh tế và đổi mới của Mỹ đương nhiên sẽ thúc đẩy sự hoài nghi từ những người bảo thủ tài khóa, những người có niềm tin vào thị trường tự do hơn là vào thẩm quyền của chính phủ.

Tuy nhiên, một số người trong Đảng Cộng hòa công khai ủng hộ chính sách công nghiệp của Mỹ.

Về lâu dài, cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ ngày càng khốc liệt hơn và tạo ra nhiều sự chuyển biến mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu.

Huy Hoàng

Tin khác

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

(CLO) Những căn biệt thự hạng sang tại phân khu đóng The Miyabi là tài sản đặc biệt hiếm có trong lòng thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, nơi mang tới trải nghiệm sống “xa xỉ thầm lặng” độc bản khiến giới doanh nhân thành đạt sẵn sàng mở hầu bao.

Bất động sản
Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

(CLO) Mới đây, Tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở liên quan và TP Đà Lạt yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt toàn bộ việc kinh doanh, khai thác tại dự án Dinh I, yêu cầu đơn vị đang khai thác bàn giao tài sản trước ngày 30/4.

Bất động sản
Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

(NB&CL) Dù Luật Đất đai mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, nhưng Chính phủ đã có đề xuất trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 5 tháng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bất động sản