TP. HCM tự tin mở cửa, từng bước khôi phục kinh tế - xã hội

Thứ ba, 07/12/2021 16:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, TP. HCM từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo phương châm: “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Ngày 7/12, HĐND TP. HCM khóa X khai mạc kỳ họp thứ 4, dự kiến kéo dài đến ngày 9/12.

Đây là kỳ họp thường kỳ cuối năm, tập trung xem xét, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2022; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố 5 năm 2021-2025 và các tờ trình của UBND TPHCM.

Đánh giá toàn diện và tìm ra hướng đi mới để phục hồi, phát triển

Phát biểu khai mạc, bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP. HCM đánh giá, 5 năm qua, kinh tế TP. HCM tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, cơ bản dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, tiếp tục giữ vững vị trí là đầu tàu cả nước.

tp hcm tu tin mo cua tung buoc khoi phuc kinh te  xa hoi hinh 1

Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP. HCM.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 6,41%, tỷ trọng kinh tế thành phố đóng góp trên 22,2%.

Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư, GRDP năm 2021 trên địa bàn TP. HCM ước giảm 6,78% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 1,39%) và không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2021 là 6%). Có thể thấy trong 6 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng GRDP của TP. HCM tăng 5,66% so với cùng kỳ.

Đến quý 3 là thời gian thành phố thực hiện triệt để giãn cách xã hội, tốc độ tăng trưởng giảm đến 24,39% so với cùng kỳ. Bắt đầu từ quý 4, khi TP. HCM dần mở cửa trở lại nền kinh tế, các hoạt động kinh tế - xã hội từng bước trở lại với nhịp độ bình thường, nhưng theo dự báo thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; khu vực công nghiệp và xây dựng; khu vực dịch vụ… sẽ tiếp tục giảm.

Theo bà Nguyễn Thị Lệ, chương trình kỳ họp HĐND TP. HCM lần này sẽ nghe, thảo luận, xem xét cho ý kiến để quyết nghị một số nội dung quan trọng; tập trung đánh giá khách quan, toàn diện về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2021, nhiệm vụ, giải pháp năm 2022; công tác quyết toán ngân sách thành phố năm 2020, ước thực hiện thu chi ngân sách năm 2021 và dự toán phân bổ ngân sách năm 2022.

HĐND sẽ tập trung thảo luận, xem xét thông qua nghị quyết phát triển liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, đô thị, văn hóa - xã hội 5 năm 2021 – 2025; Kế hoạch đầu tư công năm 2022; Về ban hành học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2021-2022 trên địa bàn TP. HCM; Về chính sách phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp tại TP. HCM; Về quy chế quản lý kiến trúc đô thị TP. HCM…

Chủ tịch HĐND TP. HCM Nguyễn Thị Lệ thông tin, kỳ họp này cũng sẽ tiến hành giám sát trực tiếp qua việc chất vấn theo quy định về các vấn đề kinh tế - xã hội đối với Chủ tịch UBND TP. HCM, các sở ban ngành liên quan nhằm tiếp tục thúc đẩy việc thực thi nhiệm vụ của các cơ quan công quyền.

Ước thu ngân sách đạt 101,53% dự toán

Tại kỳ họp, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Lê Hòa Bình báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của TP. HCM năm 2021; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022. Trong đó, báo cáo công tác phòng chống dịch Covid-19 và một số bài học kinh nghiệm.

tp hcm tu tin mo cua tung buoc khoi phuc kinh te  xa hoi hinh 2

Ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM.

Đến nay, tỷ lệ tiêm vaccine mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt gần 100%, mũi 2 đạt trên 85% và TP. HCM đang tiến hành tiêm vaccine cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi.

Nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, tình hình dịch Covid-19 tại TP. HCM đã cơ bản kiểm soát từ cuối tháng 9. TP. HCM từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Ông Lê Hòa Bình cũng báo cáo về kết quả thực hiện chủ đề năm 2021 “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”.

Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội của TP. HCM năm 2021, ông Lê Hòa Bình cho biết, năm 2021 là năm đầu tiên TP. HCM triển khai mô hình tổ chức chính quyền đô thị.

Tuy nhiên, do tác động nghiêm trọng của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, GRDP năm 2021 trên địa bàn TP. HCM ước giảm 6,78% so với cùng kỳ và không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong điều kiện dịch bệnh, một số ngành vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Đặc biệt, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 370.483 tỷ đồng, đạt 101,3% dự toán năm 2021.

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022, đồng chí Lê Hòa Bình nhấn mạnh, một lợi thế đồng thời là điều kiện then chốt để TPHCM tự tin thực hiện mở cửa, từng bước khôi phục kinh tế trong năm 2022 là tỷ lệ người dân đã tiêm vaccine cao.

TP. HCM dự kiến chủ đề và đề ra mục tiêu tổng quát năm 2022 là “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp. Ổn định và phát triển kinh tế, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của kinh tế; hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, TPHCM đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phấn đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án kết cấu hạ tầng quan trọng của thành phố. Giải quyết việc làm đi đôi với chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tăng cường thương mại điện tử, chuyển đổi số, phát triển mạnh mẽ kinh tế số, xây dựng thành phố thông minh.

Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Lê Hòa Bình cho biết, TP. HCM đề ra 19 chỉ tiêu, trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) đạt 6% - 6,5%; tạo việc làm mới cho 140.000 lao động, tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4%; tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đạt 86,05%...

Để hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Lê Hòa Bình nhấn mạnh, UBND TP. HCM đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện trong năm 2022.

Trong đó các nhiệm vụ, giải pháp mà TP. HCM triển khai thực hiện là “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh; triển khai các chương trình phát triển kinh tế ở các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp; nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị; cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp…

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Phấn đấu hết năm 2025 Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp

Phấn đấu hết năm 2025 Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp

(CLO) Phấn đấu đến hết năm 2025 trên địa bàn Thành phố có khoảng 439.130 doanh nghiệp, trong đó giai đoạn 2021-2025 số doanh nghiệp thành lập mới khoảng 152.677 doanh nghiệp; đến hết năm 2030 có khoảng 600.000 doanh nghiệp.

Tin tức
Ông Vũ Quốc Nghị được bổ nhiệm làm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Ông Vũ Quốc Nghị được bổ nhiệm làm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

(CLO) Ngày 19/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Văn dự và chủ trì hội nghị.

Tin tức
Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

(CLO) Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi vừa ký Quyết định thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án “Xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao".

Tin tức
Bệnh viện công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế

Bệnh viện công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng "chỉ khi nào công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp lại thì mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế".

Tin tức
Quận Hoàng Mai lựa chọn được nhà thầu các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng

Quận Hoàng Mai lựa chọn được nhà thầu các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu 5 gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng.

Tin tức