Quyết liệt giảm nợ đọng Bảo hiểm xã hội, đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Thứ ba, 18/06/2019 11:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT ở nước ta những năm qua ngày càng tốt hơn, chính sách BHXH cho người lao động đã và đang được hoàn thiện. Song vẫn còn nhiều vấn đề các cơ quan, hệ thống chính trị phải vào cuộc, nhất là tình trạng trốn đóng, nợ đọng và gây bức xúc trong dư luận.

Thực tế đòi hỏi cấp thiết

Theo đánh giá, hiện số nợ BHXH vẫn tăng cao, đòi hỏi ngành BHXH phải quyết liệt thực hiện các giải pháp giảm nợ. Cụ thể là, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 3 tháng đầu năm của BHXH Việt Nam, ông Mai Đức Thắng - Phó Trưởng ban Thu (BHXH Việt Nam) cho biết, tính đến hết tháng 2/2019, tổng số nợ BHXH phải tính lãi trong toàn quốc là 6.654 tỷ đồng. Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH, BHYT có nhiều, tuy nhiên, đầu tiên và cơ bản nhất là từ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật BHXH, BHYT của chủ sử dụng lao động chưa tốt. Một số chủ sử dụng lao động nhận thức về trách nhiệm tham gia BHXH, BHYT cho người lao động còn hạn chế, nhất là khu vực ngoài Nhà nước, do vậy, việc đóng chậm, đóng thiếu hoặc trốn đóng BHXH, BHYT vẫn xảy ra.

Nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp không phải là một con số mà gắn với nó là quyền lợi của người lao động.

Nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp không phải là một con số mà gắn với nó là quyền lợi của người lao động.

Bên cạnh đó, có những trường hợp người sử dụng lao động hiểu rất rõ trách nhiệm và quyền lợi tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, nhưng vẫn cố tình không đóng BHXH, BHYT, hoặc chỉ đóng BHXH, BHYT cho một số người trong bộ khung quản lý của đơn vị để giảm chi phí, thu lợi nhuận nhiều hơn. Hoặc chấp nhận đóng lãi suất chậm nộp, lạm dụng tiền đóng BHXH, BHYT của người lao động để quay vòng vốn vì tỷ lệ lãi suất phạt chậm nộp thấp hơn lãi suất ngân hàng, thủ tục vay ngân hàng phức tạp. Cùng với đó, nhận thức của chính người lao động về chính sách BHXH, BHYT cũng chưa đầy đủ nên còn có những trường hợp đồng ý với chủ sử dụng lao động trốn đóng, nợ đóng BHXH, BHYT. Thêm vào đó, tình hình sản xuất của các đơn vị đang gặp khó khăn; số lượng đơn vị phá sản, giải thể, mất tích và chủ bỏ trốn còn cao...

Thông tin thêm về tình trạng nợ đọng BHXH, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam – ông Đào Việt Ánh cho biết, năm 2019, BHXH Việt Nam không chỉ đặt mục tiêu giảm tỷ lệ nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp thấp hơn năm 2018 mà còn phấn đấu duy trì tỷ lệ nợ thấp ở tất các tháng trong năm. “Nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp không phải là một con số mà gắn với nó là quyền lợi của người lao động. Việc doanh nghiệp nợ vào những tháng đầu năm rồi đóng vào những tháng cuối năm khiến quyền lợi của nhiều người lao động không được đảm bảo thường xuyên, liên tục”- ông Ánh nhấn mạnh.

Ngăn chặn nợ đọng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu

Thực tế đó đặt ra nhiều bài toán khó cho ngành BHXH. Để khắc phục tình trạng này, thời gian qua, BHXH Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác thu, giảm nợ BHXH, BHYT. Cụ thể, tiếp tục tăng cường phối hợp với tổ chức công đoàn các cấp đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHYT đến người sử dụng lao động và người lao động, nhằm thay đổi nhận thức, từ đó thay đổi hành vi của người sử dụng lao động và người lao động. Vừa qua, BHXH Việt Nam đã triển khai hệ thống tin nhắn tự động cho phép người nhắn tin tra cứu thời gian đóng BHXH, BHYT của bản thân, từ đó giúp người lao động có đủ thông tin về việc đóng – nộp BHXH, BHYT của doanh nghiệp, chủ động hơn trong việc tham gia giám sát doanh nghiệp thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT cũng như đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình…

 Đặc biệt, để giảm thiểu số nợ và bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người lao động khi có phát sinh, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố xác định nguyên nhân nợ đối với từng đơn vị để có giải pháp phù hợp. Cụ thể, cơ quan BHXH yêu cầu cán bộ bám sát đơn vị đôn đốc đóng nộp đầy đủ; thực hiện việc thanh tra tra đột xuất tất cả các đơn vị nợ BHXH, BHYT từ 3 tháng trở lên mà phần mềm thu đã tự động cảnh báo. Ngoài ra, yêu cầu các đợt thanh tra phải có quyết định xử lý và gửi kết quả xử lý đến cơ quan chức năng (công an, tòa án, viện kiểm sát,....) cùng cấp nhằm mục đích báo cáo, làm căn cứ xử lý hình sự sau này. Trường hợp đơn vị cố tình trốn đóng, BHXH kiến nghị cơ quan công an điều tra, khởi tố theo quy định của Bộ luật Hình sự hoặc hướng dẫn người lao động tố giác hành vi vi phạm trong việc đóng phí với cơ quan công an để xử lý theo trình tự quy định của pháp luật.

Ngoài ra, cơ quan BHXH còn công khai danh sách các đơn vị nợ BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng, để tạo “sức ép” từ dư luận xã hội; thực hiện tốt việc bàn giao sổ cho NLĐ để họ kịp thời nắm được việc tham gia và tiến độ đóng BHXH, từ đó chủ động đấu tranh với chủ SDLĐ trong trường hợp có vi phạm... Thậm chí, đến nay BHXH Việt Nam đã chuyển một số hồ sơ của các đơn vị nợ lớn kéo dài sang cơ quan công an để xử lý theo trình tự của pháp luật. Nhấn mạnh thêm về điều này, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh cho biết, BHXH Việt Nam coi việc xử lý hình sự là chỉ là biện pháp cuối cùng để xử lý các đơn vị nợ đọng BHXH nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Trước khi gửi hồ sơ sang cơ quan công an, thông qua quá trình thanh tra chuyên ngành và thanh tra liên ngành, nhiều đơn vị nợ đọng BHXH cũng đã khắc phục được phần nào số nợ. Do đó, ông Ánh rất hy vọng các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với người lao động để tránh việc xử lý hình sự đối với các doanh nghiệp. Hiện tại, BHXH đang phối hợp với tòa án và viện kiểm sát nhân dân tối cao để ban hành một văn bản hướng dẫn các quy trình cũng như thủ tục hồ sơ để chuyển sang xử lý, khởi tố hình sự các đơn vị nợ đọng kéo dài.

Bên cạnh đó, Ngành đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp như giao trách nhiệm cho cán bộ chuyên quản địa bàn, doanh nghiệp; thường xuyên đối chiếu, rà soát nợ và yêu cầu chủ SDLĐ nộp đúng, đủ, kịp thời; tăng cường kiểm tra, phát hiện sai phạm và xử phạt hành chính, tính lãi trên số tiền nợ đọng; phối hợp với ngân hàng trích tài khoản của đơn vị nợ để thanh toán BHXH theo quy định; đã ban hành nhiều quy định, quy trình quản lý thu và xử lý nợ, như Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011, Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017. Đồng thời, quy định về thanh tra và xử lý vi phạm  theo chức năng thanh tra chuyên ngành đóng từ năm 2016 đến nay (4/2019) đã tiến hành thanh tra chuyên ngành đóng được 15.059 đơn vị (năm 2016 thanh tra chuyên ngành đóng tại 1.135 đơn vị; năm 2017 thanh tra tại 4.006 đơn vị, năm 2018 thanh tra tại 8.447 đơn vị và 4 tháng đầu năm 2019 thanh tra tại 1.471 đơn vị); ra 1.501 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt vi phạm hành chính đã thu là 14.580 triệu đồng. Từ thực tiễn tổ chức thực hiện nhiệm vụ, BHXH Việt Nam đã, đang và vẫn tích cực kiến nghị các cơ quan chức năng sớm hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý nợ BHXH, BHYT, nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền lợi của NLĐ. Hiện nay, BHXH Việt Nam cũng đang tích cực tham gia ý kiến để Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hoàn thiện Nghị quyết hướng dẫn quy trình khởi kiện đối với đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT cũng như việc xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT theo quy định tại các Ðiều 214, 215...

Có thể nói, bên cạnh các giải pháp nhằm tập trung khai thác, mở rộng số người tham gia BHXH, BHYT, từ nhiều năm qua ngành BHXH đã luôn xem việc ngăn chặn tình trạng trốn đóng, nợ đọng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.

Nguyễn An

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm