Rà soát lại chính sách để tạo môi trường bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp

Thứ sáu, 12/04/2019 08:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đã đến lúc Việt Nam cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với cả các dự án FDI nói riêng nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước.

Rà soát lại chính sách tạo môi trường bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp (Ảnh Phương Thảo)

Rà soát lại chính sách tạo môi trường bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp (Ảnh Phương Thảo)

"Đã đến lúc Việt Nam cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với cả các FDI nói nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước", đây là ý kiến của các chuyên gia tại buổi Toạ đàm “Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý I/2019” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức

Theo TCTK, tính chung 3 tháng đầu năm nay, cả nước có 28.451 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 375,5 nghìn tỷ đồng, giảm 6,2% về số doanh nghiệp và tăng 34,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. 

Tuy nhiên, VEPR nhận định, tình hình doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh gây nên nhiều quan ngại. Cụ thể, quý 1/2019 chứng kiến 14.761 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn, cao hơn 20,8% so với năm trước. 58,4% trong số 15.331 doanh nghiệp chờ hoàn thành thủ tục giải thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp theo chương trình rà soát năm 2018. 

Về thị trường xuất khẩu của Việt Nam, 3 nước, khu vực đứng đầu là Mỹ (13 tỷ USD),EU (10,2 tỷ USD), và Trung Quốc (7,6 tỷ USD), rồi tiếp đến lần lượt là ASEAN. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 7,4% một phần do việc xuất khẩu sang thị trường này ngày càng khó hơn.

Đối với nhóm các ngành ưu tiên, xuất khẩu, công nghệ hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt mức tăng trưởng tín dụng cao lần lượt tại 5,4%, 3,44% và 2,79%. Ngành nông nghiệp, nông thôn mặc dù có tăng trưởng tín dụng nhưng tỷ trọng dư nợ lớn, tăng 2% so với đầunăm.

Các chuyên gia cũng phân tích sự chuyển dịch của dòng FDI vào Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiệp định EVFTA và phòng ngừa rủi ro từ căng thẳngthương mại Mỹ - Trung là một điểm cần chú ý khác trong năm nay. 

Chuyên gia kinh tế Phạm Thế Anh đưa ra lo ngại việc dòng vốn FDI mạnh từ các nước trong đó có Trung Quốc có thể mang lại mặt trái. “Tuy dòng vốn từ Trung Quốc ngoài những tích cực đem lại cho việc làm và tăng trưởng, thì cũng có thể kéo theo những rủi ro về môi trường và quản lý lao động nước ngoài. Đã đến lúc Việt Nam cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với cả các FDI nói nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước”, đại diện VEPR lưu ý. 

Cũng nhận định về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nhận định, Việt Nam hiện có một lượng dự trự ngoại hối tương đối tốt 65 tỷ USD tương đương với 3 tháng nhập khẩu. Vấn đề dễ tổn thương nhất của Việt Nam là XK dựa vào FDI quá lớn ( 70%), chúng ta dễ bị tổn thương nếu các công ty có chính sách thay đổi, không chỉ cả về vĩ mô mà về cả thương mại.

“Chúng ta cần có một uỷ ban về xử lý khủng hoảng, đưa ra các kịch bản, kể cả xấu nhất đối với đất nước. Không thể lạc quan năm sau tốt hơn năm trước và không nghĩ tới khi chúng ta bị tổn thương khi bị khủng hoảng”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu lưu ý.

Về dài hạn,VEPR khuyến nghị Việt Nam cần từng bước xây dựng đệm tài khóa, trước tiên thông qua việc tinh giản bộ máy nhà nước và cắt giảm chi tiêu thường xuyên. Đã đến lúc Việt Nam cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với FDI nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước.

Phương Thảo

Tin khác

Đấu thầu vàng được kỳ vọng “hạ nhiệt” vàng: Vừa đấu xong, giá tăng vọt

Đấu thầu vàng được kỳ vọng “hạ nhiệt” vàng: Vừa đấu xong, giá tăng vọt

(CLO) Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên sau hơn 1 thập niên. Động thái này được kỳ vọng sẽ giúp “hạ nhiệt” thị trường. Thế nhưng, sau phiên đấu thầu, giá vàng tăng vọt.

Tài chính - Bảo hiểm
10% ưu đãi, 100% bảo vệ - Bảo hiểm Bảo Việt đồng hành sức khỏe cùng mọi thế hệ Việt Nam

10% ưu đãi, 100% bảo vệ - Bảo hiểm Bảo Việt đồng hành sức khỏe cùng mọi thế hệ Việt Nam

(CLO) Với mục tiêu khuyến khích cộng đồng chủ động chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình, từ ngày 22/4/2024 đến ngày 22/5/2024, Bảo hiểm Bảo Việt triển khai chương trình khuyến mại “10% ưu đãi, 100% bảo vệ” áp dụng cho khách hàng tham gia chương trình bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia và Bảo Việt Tâm Bình.

Tài chính - Bảo hiểm
TPBank bất ngờ công bố kế hoạch chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu tại Đại hội cổ đông

TPBank bất ngờ công bố kế hoạch chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu tại Đại hội cổ đông

(CLO) Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2024 cùng một số nội dung quan trọng khác đã được thông qua với tỉ lệ tán thành cao. Năm 2024, TPBank hướng tới mục tiêu lợi nhuận 7.500 tỷ, tăng 34% đồng thời đem tin vui tới cho cổ đông với kế hoạch dự kiến chia cổ tức lên tới 25%.

Tài chính - Bảo hiểm
VietinBank đạt 2 Giải thưởng Sao Khuê năm 2024

VietinBank đạt 2 Giải thưởng Sao Khuê năm 2024

(CLO) Sáng ngày 13/4/2024 tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2024. VietinBank đã xuất sắc đạt 2 giải thưởng tại buổi Lễ.

Tài chính - Bảo hiểm
Thông điệp hạnh phúc phía sau giải chạy tiếp sức đặc biệt dành cho gia đình

Thông điệp hạnh phúc phía sau giải chạy tiếp sức đặc biệt dành cho gia đình

(CLO) Với ý nghĩa lan toả tinh thần sống vui, sống khoẻ, sống gắn kết giữa các thành viên trong gia đình thông qua hoạt động thể thao, giải chạy tiếp sức bán chuyên Happy Ekiden của MB Ageas Life đã tạo nên sự khác biệt, là điểm nhấn quan trọng của chuỗi chiến dịch “Hạnh phúc lành” gây tiếng vang trong cộng đồng của MB Ageas Life.

Tài chính - Bảo hiểm