Sắc xuân trên báo tết giáp ngọ 2014

Thứ sáu, 03/04/2015 09:02 AM - 0 Trả lời

Sắc xuân trên báo tết giáp ngọ 2014

(NB&CL) - Các báo, tạp chí Tết, chương trình phát thanh, truyền hình Tết Giáp Ngọ tập trung vào các chủ đề lớn, nổi bật, xuyên suốt là mừng Xuân, mừng Đảng, mừng đất nước đổi mới, hy vọng một năm vượt qua khó khăn thách thức “mã đáo thành công”.

Báo Công luận 

Văn hóa Việt, tâm thức Việt về năm Ngọ

Trên nhiều trang báo, tạp chí, nhất là trang bìa; nhiều chương trình phát thanh, truyền hình…hình ảnh (và cả âm thanh - tiếng ngựa hí) của ngựa Gióng với sức vươn Phù Đổng Tiên Vương, với tre đằng ngà, với chí khí Việt, hiên ngang đánh tan giặc ngoại xâm, bay lên trời cao. Ngựa Gióng kiêu hùng được thể hiện ở thể loại điêu khắc trên trang bìa của các báo Đại Đoàn kết, Diễn đàn doanh nghiệp, An ninh Tủ đô…Nhưng có lẽ kí họa là thể loại đắc địa hơn cả, và không có gì ngạc nhiên khi các bức kí họa tài hoa, lãng tử của Lê Trí Dũng được nhiều báo, tạp chí ưa dùng: Tanh niên, Văn nghệ trẻ, Văn nghệ công an, Nông nghiệp Việt Nam, Cảnh sát toàn cầu, Người cao tuổi... Báo Nhà báo & Công luận dùng hình ảnh tam mã - như một lời nhắc, một điều mong: muốn sức mạnh lớn hơn, phải có sự đồng tâm, hiệp lực cao hơn, nhịp nhàng hơn. Lại có cả những chú ngựa đá trước các đền chùa, miếu mạo, tưởng bất động, trầm mặc cùng quá khứ, nhưng khi đất nước bị xâm lăng “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã/ Sơn hà thiên cổ điện kim âu” (Xã tắc hai phen bon ngựa đá/ Non sông ngàn thuở vững âu vàng - thơ Trần Nhân Tông). Lại có cả những “Đại sơn mã” - những khẩu đại pháo trút bão lửa xuống đầu thù trong trận Điện Biên Phủ lẫy lừng tròn 60 năm trước…

Nhiều báo, tạp chí khác cũng trăn trở, lao tâm khổ tứ khi thiết kế trang bìa: Báo Nhân Dân là đôi trẻ rạng ngời, tự tin, nắm tay nhau đi trên cánh đồng hoa hướng dương tươi tốt; Báo Tiền Phong là gương mặt trẻ - tinh hoa Việt; Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh, Báo Lao động Tủ đô…là gương mặt trẻ vươn cánh tay hình chữ V - Việt Nam, Tắng lợi; Báo Lao Động là bức kí họa một chồi cây đang vươn, chồi cây của Khai trí; Báo Văn hóa là hình ảnh đờn ca tài tử Nam Bộ vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Báo Biên phòng là tình quân dân mộc mạc mà sâu lắng nơi biên cương xanh; Báo Gia đình & Xã hội là bữa cơm Việt đầm ấm; Báo Du lịch, Phụ nữ Tủ đô, Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh, Sức khỏe & Đời sống…là người phụ nữ Việt dịu dàng, đằm thắm bên hoa sen, bên trẻ thơ, trong cảnh sắc Việt tươi tắn vào xuân mới.

Các đài phát thanh, truyền hình, với lợi thế vốn có, đã khai thác tối đa đề tài con ngựa trong văn hóa Việt, đời sống người Việt: Con ngựa của nhà nông, con ngựa của chiến binh, ngựa của thương nhân, văn nhân; ngựa trong tranh dân gian, ngựa trong thành ngữ, tục ngữ, ngựa trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật… Các báo Tanh niên, Tuổi trẻ TP.HCM, Tiền phong, Lao động, Đại đoàn kết, Tuổi trẻ Tủ đô, Người lao động, Sức khỏe & Đời sống, Sinh viên, VNnet, VNMedia, VNExpress… giới thiệu, tôn vinh các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, nhất là giới trẻ, các nghệ nhân, nghệ sĩ, gia đình nghệ sĩ quen biết, chân dung các nghệ sỹ, vận động viên tuổi Ngọ có nhiều cống hiến, được công chúng mến mộ.

Năm Giáp Ngọ 2014, năm có nhiều sự kiện quan trọng của dân tộc, của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

Mừng Đảng quang vinh 84 năm chiến đấu, trưởng thành; mừng đất nước đổi mới, tiếp tục vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đạt được thành tựu quan trọng; năm đầu thực thi Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội nhân dân anh hùng, 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ oai hùng, 60 năm giải phóng Tủ đô; năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” với những dự cảm tốt lành, niềm tin và ý chí mạnh mẽ. Các điểm nhấn trong chủ đề này khẳng định sức mạnh vĩ đại của nhân dân; công lao to lớn của Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc: Tỏa sáng bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, Ý Đảng hợp lòng dân, đất nước vững bước đi lên (ND); Đảng giữa lòng dân (VTV1, ngày 1 Tết); Tiêng liêng hai tiếng “đồng bào” (VOV); Sức mạnh của Đảng là mối liên hệ máu thịt với nhân dân (VOV, Tạp chí Cộng sản, Cổng TTĐT Chính phủ, Tin tức); Dân tộc tự tin đi trên con đường đã chọn (QĐND); Hãy xứng đáng với lòng tin của nhân dân (CAND); Đất nước vượt lên trong thử thách (Điện tử ĐCSVN, TN); Bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam là sức mạnh để bước vào thời kỳ mới (HNM); Phát huy sức mạnh lòng dân (SGGP); Cuộc sống gieo hạt niềm tin (TTTP.HCM); Đột phá về đổi mới và dân chủ (CCB)…

Vẫn như mọi năm, những bài viết, phóng sự, hình ảnh, tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn được thể hiện với những cảm xúc sâu lắng, dạt dào. Năm 2014, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đánh giá, kiểm điểm 45 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người. Các chương trình đêm giao thừa của VTV, VOV, VTC, Đài PT&TH Hà Nội, Đài TH TP.HCM; truyền hình Tông tấn, Truyền hình Quốc phòng; Truyền hình An ninh đã thể hiện thành công chủ đề này. Trên các báo, tạp chí là: Bác Hồ và bốn mùa Xuân năm Ngọ (Tời nay); 60 mùa hoa ban nở (QĐND); Lời Bác dặn, ấy là lời non nước (CAND); Bác Hồ và bài học dùng người (SGGP); Nhớ lời Bác dạy “học để làm người” (TN); 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh thoát khỏi nhà tù Tưởng Giới Tạch (TP); Teo dấu chân Người (TG&VN); 79 mùa Xuân của Bác (ĐĐK); Bác Hồ đối thơ cùng Bộ trưởng (NNVN); Chủ tịch Hồ Chí Minh và mùa Xuân độc lập dân tộc (Tanh tra); Bác Hồ về thăm dân (NLĐ); Chuyện cảm động về đường mòn Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch (Giao thông); Hồ Chí Minh và Tết trồng cây (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật)...

Nhiều chương trình, chuyên đề, bài viết của ND, VOV, VTV, TTXVN, các báo Điện tử ĐCSVN, NĐBND, QĐND, CAND, PLVN, Công lý, VNnet… đề cập sự kiện Quốc hội thông qua Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam và việc thực thi Hiến pháp như một sự kiện pháp lý - chính trị có ý nghĩa hết sức quan trọng: Ấn tượng tốt đẹp trước thềm năm mới (ND);

Kể chuyện làm Hiến pháp xưa và nay (QĐND, PLVN); Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân - điểm sáng trong Hiến pháp (ĐBND); Hiến pháp mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội dân chủ (Đầu tư); Hiến pháp mới và vị thế của Tòa án nhân dân (Công lý); Hiến pháp thể hiện ý Đảng, lòng dân (Dân tộc và phát triển); Tìm hiểu nội dung văn hóa trong Hiến pháp nước CHXHCNVN (Tạp chí Lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật); Năm mới, Hiến pháp mới, chặng đường mới (Tạp chí Thi đua khen thưởng)...

Cùng với các bài viết, chương trình, phim ảnh về Đảng, Bác Hồ, sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, nhiều cơ quan báo chí khai thác, ca ngợi công lao và tài đức vẹn toàn của lớp cán bộ kiên trung thời lập Đảng, dựng nước, trong đó, đậm nét là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người để lại dấu ấn đặc biệt trong năm 2013: Đại tướng của tình quân dân (QĐND); Ngày Tết, nhớ vị tướng huyền thoại (NNVN); Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh hùng không chỉ của Việt Nam (Tạp chí Toàn cảnh, sự kiện)…

Nỗ lực, thành tựu năm 2013; thời cơ, triển vọng, thách thức trong năm 2014

Tất cả các báo, đài, tạp chí đề khẳng định nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của đất nước ta 2013 và năm 2014 là tiếp tục tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, cải thiện môi trường kinh doanh. Bảo đảm quốc phòng và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế: Nỗ lực vì mục tiêu ổn định và phát triển đất nước (ND); Đoàn tàu kinh tế VN băng qua vùng tối (VTV, 2/2); Năm 2014 hướng tới tăng trưởng vững chắc (Thời nay); Ngẫm nghĩ năm qua (Tạp chí Cộng sản); Xuân mới mang đến những cơ hội mới (KH&PT); Nông nghiệp xanh và cánh đồng vàng (QĐND); Rạng rỡ bức tranh nông thôn Thủ đô (HNM Ngày nay); Tái cấu trúc nền kinh tế để phát triển bền vững (Tin Tức); Kinh tế Việt Nam: Cần có cuộc Đổi mới thứ hai (QĐND); Tái cơ cấu, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp (NNVN); Doanh nghiệp Việt Nam đang nắm trong tay cơ hội (DĐDN); Chung sức, chung lòng, chung hành động (NB&CL); Công tác xây dựng thể chế tài chính: Dấu ấn năm 2013 (TBTC); Dấu ấn năm 2013 và đột phá năm 2014 (VH); Kinh tế Việt Nam: “Thoát đáy” khủng hoảng (Hải Quan); Cảm nhận từ một năm vượt khó - 2013 (KTĐT); Làm giàu cả kinh tế lẫn văn hóa (TBKTSG); Tái cơ cấu và chuyện hậu trường (TBNH); Sóng cả phải vững tay chèo (DNSG); Lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế cũng là tái cấu trúc nguồn nhân lực (ĐĐK); Đặc khu kinh tế (TTTP. HCM); Tầm nhìn cho giai đoạn mới (Bưu Điện); Khởi đầu cho một thời kỳ mới (Thế giới & Việt Nam); Chắc “cương” thúc kinh tế vọt lên (ANTĐ); Việt Nam trên chặng đường mới (TN)…

Không khí đón Tết, đón Xuân khắp mọi miền đất nước; con Lạc cháu Hồng hướng về nguồn cội; Tết nghĩa tình, xuân ước vọng

Đài THVN, Đài TNVN, TTXVN, Đài VTC, Truyền hình Quân đội, Truyền hình Công an, các báo điện tử ND, QĐND, HNM, SGGP, Điện tử ĐCSVN, Điện tử Chính phủ, TN, TP, LĐ, TTTP.HCM, ĐĐK, Vietnamnet, VnExpres, Dantri, Danviet, NNVN, VTCnews, GDVN, ĐV, VNMedia; Đài PT&TH Hà Nội, Đài TH TP.HCM, Đài TNNDTP.HCM; các báo, đài địa phương thông tin diễn biến thị trường trước Tết. Trong những ngày Tết, nhiều báo, đài dành diện tích, thời lượng đáng kể biểu dương cán bộ, công nhân, lao động, chiến sĩ lực lượng vũ trang gác niềm vui sum họp ngày Tết với gia đình, họ tộc để sản xuất, bảo đảm an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội, giữ vững biên cương, hải đảo của Tổ quốc, giúp nhân dân vui Tết, đón Xuân.

Báo, đài phản ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban ngành, đoàn thể, địa phương thăm hỏi, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, đối tượng chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; cuộc sống vật chất, tinh thần của đồng bào ta ở trong nước cũng như ngoài nước: Cội nguồn vận nước, Về Long Sơn đón Tết đạo ông Trần (ND); Tết ở bản Khe Giữa (VOV); Tết Mông ở Đăk Ngo (QĐND); Tết của những đứa con xa nhà (CAND); Tết của người M’Nông: 2 trong 1 (VH); Ngư dân bám biển (ĐĐK); Biên cương trong sương trên cao (TN); Sức xuân trên những miền đất cổ (DT&PT); Những chuyến xe mang mùa xuân (NLĐ); Cao Bằng của tôi (NTNN); Tình người ở bản Rào Tre (TB Tài Chính); Xuân về trên đảo Lý Sơn (Thời nay); Đón Tết sớm tại ga đường sắt cao nhất nước (Giao thông)…

Báo, đài, tạp chí dành một dung lượng, thời lượng hợp lý phản ảnh chủ đề bảo về chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; không khí đón Tết của quân và dân ta nơi biên giới, hải đảo: Giữ “ánh chớp” Trường Sa (Thời nay); Lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình (QĐND); Nghĩa tình trên sóng Trường Sa (CCB); Ngư dân trẻ chinh phục biển; Ân tình Tây Bắc (Biên phòng); Khát vọng ra khơi (Thanh tra); Một Trường Sa tâm linh; Trường Sa - thơ và tình (TPCN); Người dịch tờ lệnh đầu tiên đi Hoàng Sa; Những “cột mốc sống” nơi biên giới Tây Nam (PNTP.HCM); Phát triển kinh tế biển bền vững cần lấy ngư dân làm gốc (ĐBND); Theo dấu bản đồ Hoàng Sa - Trường Sa ở nước ngoài (SVVN); Gần lắm Trường Sa (Thời báo doanh nhân); Sống mãi ký ức Trường Sa (PLTP.HCM)…

VTV, VOV, TTXVN có nhiều chương trình, phóng sự phản ảnh trực tiếp không khí đón Giao thừa, vui Tết, luôn luôn cầm chắc tay súng của cán bộ, chiến sĩ Trường Sa; kết nối đất liền với Trường Sa…

Các ấn phẩm Tết của nhiều cơ quan báo chí; các chương trình Tết của VTV, VOV, TTXVN, VTC cùng nhiều báo điện tử thông tin về Tết của cộng đồng người Việt Nam ở Nga, Đức, Mỹ, Pháp, Lào, Campuchia và nhiều nơi trên thế giới; tập trung nêu bật tình cảm tha thiết hướng về quê hương, nguồn cội: Chuyện dân tộc thời hội nhập (VOV); Nỗi lòng xa quê mỗi dịp xuân về (Tin tức); Nồi bánh chưng nóng giữa Mátxcơva lạnh cóng (TP Chủ nhật); Mong một bữa Tất niên ở quê nhà (Văn hóa); Tết xa xứ (CAND); Nhớ Tết (GD&TĐ); Trở về khi đang ở đỉnh cao (NLĐ); Tết quê mới thật là Tết (NTNN); Kết nối Việt (TN); Những người Việt ở cực Đông Nhật Bản (TTTP.HCM); Nỗi lòng khắc khoải về Tết của người Việt nơi xa xứ (Người đưa tin)…

VOV, VTV, Truyền hình Thông tấn, VTC, Truyền hình Công an, Truyền hình Quốc phòng, Báo điện tử ĐCSVN, Cổng TTĐT Chính phủ, Vietnamnet, Vnexpress, Dantri và nhiều báo điện tử khác dành thời lượng, diện tích đáng kể phản ảnh không khí ra quân tại các dự án, công trình trọng điểm, lễ Tịch điền, hội xuống đồng của nông dân, hội mở biển của ngư dân các địa phương ngay từ ngày 2, 3, 4 Tết.Một số chương trình được tổ chức công phu, sinh động: Chương trình “Ăn Tết Việt”, “Tết 3 miền” (VTV, mùng 1 Tết) được xây dựng như một chuyến tàu, từ Bắc tới Nam, thông qua các phóng sự trải nghiệm của khách mời, giúp khán giả trải nghiệm không khí Tết của từng vùng, miền trên cả nước với các phong tục văn hóa Tết đặc sắc, độc đáo. Chương trình Xuân Việt Nam - Việt Nam bốn mùa xuân (VOV, đêm 30 Tết) vừa phản ảnh không khí Tết khắp các vùng miền của đất nước và kiều bào ta ở nước ngoài. VOV cũng tổ chức chương trình Giao thừa online. TTXVN, Đài PT&TH. HN, Đài THTP.HCM, Đài TNNDTP. HCM, VTC, Kênh truyền hình Quân đội, Kênh truyền hình Công an có nhiều chương trình phản ảnh không khí đón Tết, vui Xuân trên mọi miền đất nước (Cầu truyền hình đêm 30 Tết của VTC có 7 điểm cầu đáp ứng việc thể hiện chủ đề này). Các báo điện tử ĐCSVN, Cổng TTĐTCP, Vietnamplus, Vietnamnet, VnExpress, Dantri, Vnmedia, GDVN, Đatviet, VTCnews… phản ảnh đậm nét không khí Tết, Xuân, tổ chức trang Xuân online.

Văn hóa Tết, văn hóa gia đình, họ tộc, làng xã và bản sắc văn hóa dân tộc

Văn hóa Tết, văn hóa gia đình, họ tộc (với nét chủ đạo là các lễ hội, hoạt động vui Tết, đón xuân; tưởng nhớ, tri ân tổ tiên; giữ gìn gia phong; đoàn kết, gắn bó, hòa hợp, yêu thương, tinh thần cộng đồng; đề cao sự học, coi trọng đạo đức và những giá trị nhân văn…) được thể hiện như hai điểm nhấn nổi bật - gắn với tôn vinh, đề cao những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc - chiếm số lượng, bài viết, thời lượng chương trình phát thanh, truyền hình nhiều nhất so với các chủ đề khác trong các ấn phẩm, chương trình phát thanh, truyền hình Tết.

Đó là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội những ngày đầu Xuân; Tết trồng cây; phong tục, tập quán Tết của 54 dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam; ngựa trong 12 con giáp và đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc; các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc; những vấn đề liên quan việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước: Lan tỏa văn hóa Việt tới bạn bè Bắc Âu (ĐBND); Ý nghĩa nhân văn của Tết Việt (SK&ĐS); Văn hóa soi từ cái nhìn trong “Đặc sắc văn hóa Việt Nam”; Nhớ thương… Hà Nội Tết (ĐĐK); Tết trong ký ức của nhà văn Tô Hoài (Tài chính); Đặc sắc lễ hội Kate Chăm; Festival Huế: Hội tụ tâm linh và sáng tạo; Di sản văn hóa thượng võ (Công thương); Mường Khương Xuân về; Hồi ức Tây Trang; Tết này ở lại biên cương (Hải quan); Nhóm lửa Xuân cho chèo; Xuân về hát khúc dân ca (HNM); Ngày Tết của người Mỹ gốc Á; Hương vị Tết; Chuyện đi của người tuổi Ngọ (Tạp chí Việt - Mỹ); Năm Ngọ nói chuyện Ngựa; Chuyện kể bên nồi bánh chưng xanh; Tết cổ truyền của một số dân tộc ở vùng cao Việt Nam (Tạp chí Toàn cảnh, Sự kiện); Chuyện Tết Tây, Tết ta, lịch Tây và lịch ta (Tạp chí Tia sáng); Năm Ngọ tản mạn về tranh Ngựa; Những năm Ngọ đáng nhớ trong lịch sử nước ta; Biểu tượng ngựa (Tạp chí Văn nghệ); Ký ức Tết; Hà Thành… thương nhớ Tết xưa (Công lý); Khoảng lặng chiều cuối năm, Chuyện bên mâm cỗ Tết (Truyền hình Quân đội).

Các báo; đài HN, TP.HCM chú trọng giới thiệu di sản văn hóa, kiến trúc, các nghề truyền thống, lịch sử địa phương. Đài THVN, Đài THHN, Đài TNVN, Đài VTC; Báo VN, VN Trẻ, Thời báo doanh nhân… có nhiều bài viết, chương trình về các vấn đề văn hóa mang đậm âm hưởng dân gian: Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp; Ký ức phiên chợ Bưởi; Xuân về trên đỉnh Sài Khao; Quê tôi; Xuân ấm no trên quê hương A Phủ (Thời báo Doanh nhân); Hình ảnh Hà Nội sau 100 năm; Thăng trầm làng Diều nghìn tuổi (ANTĐ); Tết và văn hóa giải trí từ truyền thống đến hiện đại (NLĐ)…

Đài VTC thực hiện và phát sóng bộ phim 2 tập Ván cờ vồ, nội dung ca ngợi vẻ đẹp võ thuật truyền thống VN và đề cao tinh thần thượng võ của dân tộc.

So với năm Quý Mão 2013, câu đối, một thể loại văn chương cổ, đậm chất Tết - có nhiều trên ấn phẩm Tết các báo ND, ĐĐK, CAND, ANTG, VN, VN Trẻ, NCT, Thanh Tra…; các báo đảng địa phương, nhiều câu đối hay, gắn với những sắc màu của cuộc sống.

Tất cả các ấn phẩm báo Tết Giáp Ngọ đều có ít nhất một trang thơ và một hoặc một vài truyện ngắn, nhiều bài ký về chủ đề mùa xuân với những rung động sâu lắng, cảm xúc bồi hồi về tình yêu, tình người, Tổ quốc và dân tộc. Trang thơ hay, được trình bày đẹp trên Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Nhân dân, Quân đội nhân dân, Tiền Phong, Thanh Niên, Văn hóa, Đại đoàn kết, Văn nghệ quân đội, Văn nghệ công an, Thời nay, Hà Nội mới, Người Hà Nội...

Chương trình Táo quân 2014 của VTV luôn thu hút sự quan tâm sâu sắc của công chúng. Nội dung của Táo quân năm nay, như thông lệ, vẫn là “tổng kết” tình hình kinh tế, xã hội và những vấn đề được dư luận quan tâm trong năm: kinh tế (còn nhiều khó khăn, bất động sản đóng băng, nợ xấu…); y tế (y đức, những vụ việc, vấn đề bức xúc trong ngành y tế năm qua…); điện lực… Diễn viên đảm nhiệm các vai Táo quân là những gương mặt quen thuộc với khán giả cả nước qua nhiều năm qua.

Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện các chương trình Táo quân, dù VTV có nhiều cố gắng, nhưng cũng không tránh khỏi sự lặp đi lặp lại về nội dung; kết cấu thiếu gắn kết, thiếu “điểm nhấn” cần thiết; xây dựng hình tượng các nhân vật thiếu cân nhắc, thiếu thuyết phục; có những chi tiết hài bị lạm dụng, bị hiểu và suy đoán theo những cách khác nhau, cả hàm nghĩa tiêu cực… Những hạn chế đó đặt ra thách thức cho chương trình này những năm sắp tới. Cùng với Táo quân của VTV, Đài VTC năm nay đầu tư khá công phu chương trình Táo quân 2014. Táo quân VTC cũng đề cập các vấn đề kinh tế - xã hội, nhưng có chú ý tính cân đối khi khen/chê; ưu điểm, thành tích/ hạn chế, khuyết điểm. Phần lớn các chương trình hài của một số đài phát thanh, truyền hình địa phương không tạo được dấu ấn sâu đậm, thậm chí có chương trình nhạt, “mua vui chẳng được một vài trống canh”.

Nguyễn Thế Kỷ (PGS,TS - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương)

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn