Giải pháp căn cơ giảm thiểu ùn tắc giao thông ở Hà Nội?

Thứ hai, 25/03/2019 15:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tình trạng quá tải hạ tầng, ùn tắc giao thông đang trở thành vấn đề nóng của Thủ đô Hà Nội. Nhiều giải pháp đã được đưa ra và thực tế cho thấy, trong các giải pháp ngắn hạn, trực tiếp góp phần giảm thiểu ùn tắc thì xén dải phân cách, vỉa hè đã và đang mang lại hiệu quả nhất định.

Đường Láng khang trang, sạch đẹp sau khi được đầu tư mở rộng

Đường Láng khang trang, sạch đẹp sau khi được đầu tư mở rộng

Vừa qua, Sở GTVT Hà Nội cho biết đang xây dựng đề án hạn chế, tiến tới cấm xe máy hoạt động trong khu vực nội thành Hà Nội vào năm 2030; nhằm giảm ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và hướng người dân sử dụng nhiều phương tiện công cộng.

Đề án này ngay lập tức nhận được rất nhiều sự quan tâm của các chuyên gia và người dân. Bên cạnh những ý kiến đồng tình cũng có không ít những ý kiến băn khoăn, lo lắng và nhiều đề xuất được đưa ra như: Tại sao không phải là cấm ô tô mà lại là cấm xe máy đầu tiên? Tại sao không phải là đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng đường?,...

Thực tế cho thấy, sau một thời gian triển khai thực hiện việc xén vỉa hè mở rộng đường, nhiều tuyến đường trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã thông thoáng hơn; tình trạng ùn tắc giao thông đã có nhiều chuyển biến.

Theo ghi nhận của PV tại các tuyến giao thông trọng điểm như: Láng, Vành đai 3, Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh… sau khi được xén giải phân cách, các tuyến đường có diện mạo mới khang trang hơn.

Lòng đường được mở rộng hơn nên các phương tiện đều di chuyển khá thuận lợi.

Báo Công luận
Đường Trần Duy Hưng, Vành đai 3 thông thoáng, tình trạng ùn tắc giao thông đã được cải thiện

Đường Trần Duy Hưng, Vành đai 3 thông thoáng, tình trạng ùn tắc giao thông đã được cải thiện

Sau khi mở rộng thêm mặt đường khoảng 4m với chiều dài 3km, kinh phí khoảng 64 tỷ đồng; dự án xén vỉa hè mở rộng đường Láng, hoàn thiện đường ven sông cho người đi bộ và đi xe đạp đã ghi nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ phía người dân.

Chị Thủy (Cầu Giấy - Hà Nội) chia sẻ: “Đường Láng là một trong những tuyến đường huyết mạch; giao cắt với nhiều trục đường lớn nên tình trạng ùn tắc giao thông tại đây là vô cùng nghiêm trọng. Mỗi ngày đi làm mình lại rất vất vả để lưu thông qua đây. Từ ngày đường được mở rộng, mình thấy di chuyển nhanh và dễ dàng hơn rất nhiều, tình trạng ùn tắc đã giảm đi đáng kể”.

Bác Xuân (60 tuổi, người dân sống tại phường Láng Thượng) cho biết :“Từ khi đường ven sông hoàn thành, bác thường xuyên ra đây đi bộ thể dục vừa tăng cường sức khỏe; vừa để gặp gỡ, trò chuyện với những người bạn cao tuổi.

Tuy nhiên cũng đang có nhiều bất cập bác mong thành phố sẽ khắc phục trong thời gian tới. Điển hình là tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của dòng sông Tô Lịch khiến nhiều người ái ngại khi ra đây đi bộ thể dục ”, bác Xuân cho biết thêm.

Giao thông thuận tiện trên đường Láng

Giao thông thuận tiện trên đường Láng

Người dân hào hứng đi bộ, đi xe đạp thể dục tại tuyến đường bộ ven sông Tô Lịch

Người dân hào hứng đi bộ, đi xe đạp thể dục tại tuyến đường bộ ven sông Tô Lịch

Nhiều người dân khác cũng rất hào hứng, ủng hộ việc xén vỉa hè mở rộng đường Láng, mở đường ven sông cho người đi bộ và đi xe đạp để người dân có nơi vui chơi, thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.

Trước đó, trao đổi với PV về đề án hạn chế, tiến tới cấm xe máy hoạt động trong khu vực nội thành Hà Nội vào năm 2030, TS.Nguyễn Xuân Thủy - Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT cho biết :“ Tỷ lệ sử dụng xe máy ở nước ta hiện nay rất cao lên tới 70 - 80%. Đây là loại phương tiện vừa túi tiền, thậm chí còn được coi như "cần câu cơm" của nhiều người dân.

Nếu cấm xe máy thì giao thông công cộng phải đáp ứng 100% nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên giao thông công cộng hiện mới chỉ đáp ứng từ  8 - 10% nhu cầu và vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. 

Về việc nghiên cứu thí điểm cấm xe máy trên 2 tuyến phố Nguyễn Trãi hoặc Lê Văn Lương là không khả thi vì giao thông là một dòng lưu thông nối tiếp nhau của các phương tiện. Khi cấm trên 2 tuyến đường này, xe máy sẽ đổ dồn sang các tuyến đường khác, tình trạng ùn tắc giao thông sẽ không được giải quyết triệt để”.

Đồng thời TS.Nguyễn Xuân Thủy cũng nhấn mạnh :“Muốn giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại những đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết là đầu tư về cơ sở hạ tầng; nâng cấp, mở rộng các tuyến đường”.

Ngọc Hải - Thanh Hằng

Tin khác

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, xe buýt Thủ đô chạy cả nghìn lượt chuyến mỗi ngày

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, xe buýt Thủ đô chạy cả nghìn lượt chuyến mỗi ngày

(CLO) Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã lên kế hoạch tăng cường xe buýt để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân tăng cao trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Tin từ Cục Hàng không Việt Nam, cơ quan này vừa ra quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Lào Cai: Cấm lưu thông xe tải lớn tại 13 tuyến đường nội thị Sa Pa trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Lào Cai: Cấm lưu thông xe tải lớn tại 13 tuyến đường nội thị Sa Pa trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Nhằm tránh tình trạng ách tắc giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, thị xã Sa Pa đã cấm 13 tuyến đường nội thị các loại xe tải trên 1,5 tấn và xe khách từ 16 chỗ trở lên.

Giao thông
Bắt nhóm đối tượng trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc Bắc – Nam

Bắt nhóm đối tượng trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc Bắc – Nam

(CLO) Các đối tượng Trần Văn Thân (SN 1968), Trần Văn Thanh (SN 1990) cùng trú tại xã Quỳnh Mỹ, Quỳnh Lưu, Nghệ An đã thực hiện hành vi trộm cắp tấm thép lưới loại B40 trên đường cao tốc, sau đó bán cho Trương Đắc Thao (SN 1970, trú tại xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu).

Giao thông
TP HCM đề nghị tỉnh Đồng Nai xây dựng kế hoạch đầu tư cầu Cát Lái

TP HCM đề nghị tỉnh Đồng Nai xây dựng kế hoạch đầu tư cầu Cát Lái

(CLO) Theo UBND TP HCM, cầu thay phà Cát Lái là dự án có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp. Dự kiến thời gian triển khai đầu tư khoảng từ 4 - 5 năm, bao gồm việc cập nhật quy hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng...

Giao thông