Ngày 10/4, thế giới ghi nhận trên 10.600 ca tử vong do COVID-19

Chủ nhật, 11/04/2021 06:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong ngày 10/4, thế giới ghi nhận trên 643.000 ca bệnh COVID-19 và trên 10.600 ca tử vong, đưa tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay lên gần 136 triệu ca, trong đó trên 2,93 triệu ca tử vong.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Zapopan, bang Jalisco, Mexico, ngày 6/4/2021. Ảnh: AFP

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Zapopan, bang Jalisco, Mexico, ngày 6/4/2021. Ảnh: AFP

Trang mạng worldometer.info cập nhật đến 6h sáng 11/4 (giờ Việt Nam) cho thấy, 3 quốc gia có số ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ (152.682 ca), Brazil (69.592 ca) và Mỹ (trên 63.700 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Brazil (2.400 ca), Mexico (874 ca) và Ấn Độ (837 ca).

Với 152.682 ca bệnh mới, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Ấn Độ được ghi nhận trong ngày hôm qua là mức cao nhất trong vòng 5 tháng. Tổng số ca nhiễm ở Ấn Độ hiện đã lên tới trên 13,3 triệu ca.

Trong tuần qua, Ấn Độ đã ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất thế giới, lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 100.000 ca/ngày vào ngày 5/4 và lặp lại 4 lần trong tuần. Chính phủ Ấn Độ giải thích tình trạng tái bùng phát số ca nhiễm này chủ yếu là do tụ tập đông người và không đeo khẩu trang, trong khi các hoạt động kinh doanh gần như mở cửa trở lại hoàn toàn từ tháng 2.

Maharashtra, bang có số ca nhiễm cao nhất Ấn Độ, đã phải đóng cửa các quán ăn, trung tâm mua sắm, nơi cầu nguyện và cấm hầu hết mọi người di chuyển nhằm kiểm soát dịch trước nguy cơ các bệnh viện quá tải và thiếu vaccine. Lệnh phong tỏa sẽ có hiệu lực đến sáng sớm 12/4.

Tại Iraq, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 liên tục tăng lên mức cao mới trong vài ngày trở lại đây. Số ca mắc đã lên tới mức đỉnh điểm 8.500 ca/ngày so với 6.500 ca cách đây 2 tuần. Đến nay, quốc gia Trung Đông này có tổng cộng 918.155 ca mắc và 14.678 ca tử vong vì COVID-19.

Chính quyền Iraq đã phong tỏa toàn bộ các khu vực ở thủ đô Baghdad và tuyên bố sẽ đóng cửa những trung tâm thương mại, cửa hàng, quán ăn và các cơ sở y tế tư nhân tuyển dụng những lao động chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Biện pháp này được đưa ra trước tháng lễ Ramadan bắt đầu vào tuần tới. Theo yêu cầu của Ủy ban Chính phủ về phòng chống COVID-19, các dải phân cách bằng bê tông đã được bố trí khắp thủ đô.

Trong khi đó, tại Canada, người đứng đầu Cơ quan y tế công cộng nước này, Tiến sĩ Theresa Tam cho biết số ca nhiễm các biến thể của virus SARS-CoV-2 đã tăng gấp đôi trong tuần qua, trong đó B.1.1.7 - biến thể lần đầu tiên được xác định ở Anh - về cơ bản đang thay thế các phiên bản virus xuất hiện trước đó.

Tính đến ngày 8/4, Canada có 24.995 ca nhiễm các biến thể của virus SARS-CoV-2, trong đó 94% là biến thể B.1.1.7. Các biến thể cũng khiến số ca phải nhập viện điều trị gia tăng. Tính đến ngày 9/4, 3.008 bệnh nhân đang điều trị trong các bệnh viện trên cả nước, tăng gần 1.000 ca so với một tuần trước.

Canada đã bắt đầu chiến dịch tiêm phòng từ tháng 12/2020, song chiến dịch đang bị chậm lại do một số lô hàng phải hoãn. Trong khi đó, hơn 25.000 ca nhiễm các biến thể có khả năng lây lan mạnh hơn đã được ghi nhận từ đầu năm đến nay, hầu hết ở tỉnh Ontario, Alberta và Bristish Columbia.

Trong 24 giờ qua, Mexico đã ghi nhận 5.045 ca mắc COVID-19 và 874 ca tử vong mới, nâng tổng số ca mắc lên trên 2,27 triệu ca, trong đó có hơn 207.020 ca tử vong.

Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador thông báo quốc gia Bắc Mỹ này sẽ bắt đầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người trên 50 tuổi và 3 triệu giáo viên vào cuối tháng 4/2021 theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Đến nay, Mexico đã hoàn tất việc tiêm chủng cho đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19 và dự kiến tiêm xong cho người từ 60 tuổi trở lên trong tháng này.

Sau đó, từ tháng 4-5/2021, Mexico sẽ tiến hành tiêm chủng cho đối tượng trong độ tuổi 50-59; từ tháng 5-6/2021 cho độ tuổi 40-49 và từ tháng 6/2021-3/2022 cho số dân còn lại. Mexico đã tiêm chủng ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 cho trên 10,6 triệu dân.

Mexico đã ký các thỏa thuận để mua 34,4 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech, 79,4 triệu liều vaccine của AstraZeneca, 35 triệu liều của CanSino, 24 triệu liều Sputnik V của Nga, 20 triệu liều của Sinovac, 12 triệu liều của Sinopharm và 51,4 triệu liều theo cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu  COVAX.

Thế Vũ

Tags:

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe