Sôi động thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thứ năm, 25/07/2019 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thị trường trái phiếu Việt Nam chỉ thực sự trở nên sôi động và đáng đề cập tới trong một vài năm gần đây. Từ giữa năm 2019, đã có nhiều thương vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) thuộc những lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản và ngân hàng…

Thị trường bắt đầu bùng nổ

Thị trường TPDN đang sôi động hơn bao giờ hết, khi các thương vụ phát hành trái phiếu (TP) của nhiều doanh nghiệp (DN) được cởi trói bởi Nghị định 163/2018/NĐ-CP của Chính phủ, hứa hẹn những bước phát triển mới theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư. Từ phát xuất này, thị trường TPDN đã từng bước tăng trưởng mạnh về quy mô, giảm gánh nặng huy động vốn cho kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại. Dễ thấy rằng, thị trường TP Chính phủ sau giai đoạn sôi động 2016 - 2018, đã nhường chỗ cho kênh đầu tư đang bùng nổ là thị trường TPDN. Do vậy làn sóng phát hành TPDN trở thành xu thế, dần bắt kịp sự phát triển của hình thức phát hành TP quốc tế.

Theo thống kê gần đây nhất, tính đến cuối tháng 5, hơn 60.000 tỷ đồng (2,56 tỷ USD) TPDN được phát hành thành công. Giá trị giao dịch TPDN tăng đột biến kể từ năm 2018 với gần 37.000 tỷ đồng. Trái ngược với diễn biến của thị trường cổ phiếu, thị trường TPDN đang là tâm điểm của giới đầu tư trong và ngoài nước, dư nợ TPDN đạt hơn 100.000 tỷ đồng (chiếm hơn 8% dư nợ trái phiếu quý I - 2019). Tính đến hết Quý 2 năm 2019 đã có nhiều thương vụ phát hành TPDN thuộc những lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản và ngân hàng. Nhóm ngành ngân hàng đã phát hành 17.600 tỷ đồng TP, trong đó VPBank phát hành 5.600 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 6,4 - 6,9%, chiếm 32%.

Khi đầu tư về TPDN cần nghiên cứu kỹ về DN.

Khi đầu tư về TPDN cần nghiên cứu kỹ về DN.

Sau ngân hàng, nhóm bất động sản đứng thứ 2 trong tổng số giá trị phát hành TP, với những thương vụ của Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR), Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (CII), Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (DXG). Các công ty chứng khoán cũng tận dụng cơ hội phát hành, phân phối TP đến nhà đầu tư cá nhân và tổ chức như TCBS, VPS, MSI, SSI, VCSC. Những diễn biến trên cho thấy, thị trường TPDN đang trở thành kênh đầu tư hữu ích và phổ biến tại Việt Nam. Thực tế chứng minh rằng kênh đầu tư TPDN không chỉ các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, nhà đầu tư tổ chức, mà còn cả nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ quan tâm.

Cần nghiên cứu kỹ trước khi đầu tư

Thị trường TPDN có những nguyên tắc, tiêu chuẩn để đầu tư hiệu quả tránh thua lỗ giống như cổ phiếu. Dù vậy, đối với nhà đầu tư, TPDN cũng chỉ là 1 kênh đầu tư bổ sung vào danh mục đầu tư đa dạng. Việc phân bổ tỷ trọng từng tài sản trong từng thời kỳ tùy thuộc vào kinh nghiệm cũng như trình độ của nhà đầu chuyên nghiệp, nghiệp dư, cá nhân và tổ chức. Từ thực tế trên, nhà đầu tư cần tiếp cận thông qua việc phân tích ngành, nghiên cứu vị thế DN, khả năng của ban quản trị, hệ số thanh toán lãi vay, cấu trúc vốn, các nguồn thanh khoản thay thế, giá trị thanh lý của DN. Việc nghiên cứu vị thế DN chỉ ra rằng, quy mô hàng đầu trong mỗi ngành nghề, cần phải chú ý.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong thời kỳ sôi động của TPDN này, nhà đầu tư cần chú ý trước khi đánh giá triển vọng của một DN. Việc phân tích báo cáo tài chính bao quát không quan trọng bằng đánh giá sắc sảo về viễn cảnh DN. Có nghĩa, nhà đầu tư cần áp dụng triệt để các bài kiểm tra định lượng để chứng minh DN có thu nhập trên chi phí lãi vay dư dả và giá trị hiện tại của DN cao hơn nhiều so với nợ hay không.

Cần lưu ý rằng, trái phiếu là vốn vay, thường hạn chế ở giá trị tài sản đảm bảo. Khi thị trường trái phiếu càng mở rộng, cuốn hút nhiều thành viên trong các vòng quay để tạo thành một hệ sinh thái thì càng gia tăng mức độ đòn bẩy. Cùng với đó là việc gia tăng về quy mô tài sản và nếu phát sinh rủi ro thì hiệu ứng dây chuyền sẽ xảy ra là rất lớn.         

  Thanh Lê

Tin khác

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

(CLO) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam. Theo đó, Chương trình đã kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp khoảng 100 câu hỏi, ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

(CLO) Theo nghiên cứu, gần 80% đại diện các ngân hàng xem đổi mới, sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngân hàng trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó chú trọng vào đổi mới sáng tạo về công nghệ, quy trình và con người.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

(CLO) Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”.

Tài chính - Bảo hiểm
Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

(CLO) CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) ghi nhận lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Công ty dự định chia cổ tức 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
Haxaco (HAX) lợi nhuận Quý 1 tăng vọt, vẫn chậm kế hoạch năm 2024

Haxaco (HAX) lợi nhuận Quý 1 tăng vọt, vẫn chậm kế hoạch năm 2024

(CLO) Sau một năm kinh doanh khó khăn, lợi nhuận Quý 1/2024 của Ô tô Hàng Xanh - Haxaco (HAX) đã có sự tăng trưởng trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm