“Sự bền bỉ và tinh thần tràn đầy năng lượng của nhân vật đã giúp chúng tôi quên đi mệt mỏi”

Chủ nhật, 14/10/2018 07:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khi nhiều người chỉ chăm chăm đi khai thác gỗ thì ông Vừ Vả Chống - cựu chiến binh, Bí thư Chi bộ bản Huổi Đun, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) lại đi trồng, chăm sóc, bảo vệ hàng ngàn cây gỗ quý sa mu. Và câu chuyện cảm động về người Đảng viên dân tộc Mông này đã được nhóm tác giả Hà Thư - Văn Duy - Hoàng Huy (Trung tâm Truyền hình Nhân Dân - Báo Nhân Dân) thể hiện xuất sắc trong phóng sự “Cây sa mu trên núi cao Huồi Tụ”.

Mới đây tác phẩm này đã được trao giải A (truyền hình) trong Lễ trao giải cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. Phóng viên Hà Thư - người biên tập cho phóng sự ấy đã có cuộc trò chuyện với phóng viên báo Nhà báo & Công luận.

- Không những được nhận Giải A trong Lễ trao giải cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 mà còn được thay mặt các tác giả là những đàn anh, đàn chị trong nghề, để phát biểu suy nghĩ, cảm tưởng tại buổi Lễ. Đó chắc hẳn là trải nghiệm đáng nhớ với cô gái 24 tuổi như bạn?

- Đó thực sự là một trải nghiệm đáng nhớ và bất ngờ với tôi. Bởi tôi không có sự chuẩn bị từ trước mà ngay trước thềm Lễ trao giải mới được Ban tổ chức giao nhiệm vụ. Đứng trước các thế hệ đàn anh, đàn chị trong nghề, tôi thực sự rất hồi hộp. Dù đôi chỗ còn vấp váp, ngôn từ có thể chưa được chỉn chu nhưng có lẽ cảm xúc đến một cách tự nhiên nhất ở khoảnh khắc trao giải lại là điều khiến tôi thực lòng khó quên.

Báo Công luận

Hà Thư thay mặt nhóm tác giả nhận Giải A trong Lễ trao giải cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 (Ảnh: NVCC) 


-Được biết câu chuyện về Đảng viên Vừ Vả Chống trồng sa mu phủ kín đồi rừng đã được một số tờ báo in và điện tử đưa tin, viết bài từ đầu năm 2018. Còn các bạn với tư cách là cơ quan báo hình đến sau đã phải nỗ lực thế nào để tác phẩm của mình có dấu ấn khác biệt? Và lợi thế báo hình đã được các bạn tận dụng triệt để ra sao?

-Báo hình thực sự có những lợi thế nhất định trong cách truyền tải thông tin. Và chúng tôi, dưới sự định hướng của Lãnh đạo phòng và Trung tâm Truyền hình Nhân Dân - Báo Nhân Dân đã xác định sẽ tập trung vào lợi thế đó thông qua việc cố gắng mang đến cho khán giả những cảm xúc chân thực nhất từ sự kết hợp, xử lý giữa hình ảnh, âm thanh. Bởi vậy mà trong quá trình tác nghiệp, ekip đã dành rất nhiều thời gian để “săn” hình. Ngoài ra vấn đề xử lý hậu kỳ cũng là khâu cực kỳ quan trọng. Nhìn lại chặng đường đó, tôi cảm thấy thực sự may mắn khi có những đồng nghiệp tận tâm, yêu nghề.

-Huồi Tụ là vùng giáp biên đi lại còn khó khăn, tác nghiệp cũng không dễ dàng. Chắc hẳn các bạn đã phải rất vất vả để có những thước phim sắc nét, những cảnh quay đẹp nơi rừng núi ấy?

Đúng vậy. Kỳ Sơn là huyện miền núi biên giới xa xôi nhất của tỉnh Nghệ An và Huồi Tụ lại là một trong những xã nằm xa trung tâm huyện nhất, hàng chục bản vẫn chưa có điện. Từ thị trấn Kỳ Sơn, chúng tôi đã phải di chuyển hơn 30km đường núi để đến với khu rừng nơi bác Vừ Vả Chống sinh sống. Ngày nào tác nghiệp cũng là 4 lượt đi - về như vậy. Mở máy lúc 6h sáng và đóng máy thường vào 19h. Thời tiết ở Huồi Tụ trong một ngày có 4 mùa, nắng, mưa rất thất thường. Nhưng đó cũng là những lợi thế giúp chúng tôi có thể ghi lại được những khoảnh khắc quý giá.

Song trên tất cả, những vất vả gặp phải lại chính là cách giúp ekip có thể cảm nhận sâu hơn những khó nhọc trong hành trình đằng đẵng hơn 15 năm trồng cây gây rừng của Đảng viên Vừ Vả Chống. Sự bền bỉ và một tinh thần lúc nào cũng đầy năng lượng của ông đã giúp mọi mỏi mệt của ekip trong quá trình tác nghiệp nhanh chóng qua đi. Chúng tôi vẫn cứ nói với nhau rằng, chính ông Vừ Vả Chống là người truyền cảm hứng cho đoàn và ekip chúng tôi là những người may mắn.

 Báo Công luận

Hà Thư thay mặt các nhà báo, phóng viên đoạt giải phát biểu cảm nghĩ trong Lễ trao giải cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 (Ảnh: NVCC)

- Khi thực hiện tác phẩm này, Hà Thư nghĩ sao nếu một ngày quê hương Yên Bái của Thư  sẽ có những cánh rừng được phủ kín bởi cây sa mu như thế?

-Đó là mong ước rất lớn của tôi sau khi kết thúc hành trình ở Kỳ Sơn. Tôi nghĩ rằng, Yên Bái quê tôi có những lợi thế về tự nhiên, điều kiện, địa hình có nhiều nét tương đồng với Huồi Tụ, hoàn toàn có thể thử nghiệm nhân rộng cây pơ mu trên diện tích lớn. Mấu chốt ở đây có lẽ là cần tìm những người tiên phong, dám nghĩ, dám làm như Đảng viên Vừ Vả Chống để có thể lan tỏa, truyền cảm hứng cho cộng đồng.

-Mặc dù hiện nay đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước thế nhưng nhìn chung mức sống của họ vẫn ở mức thấp. Theo bạn đâu là nguyên nhân của câu chuyện nan giải này?

-Nỗ lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo là một hành trình cực kỳ gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc, chung tay của cả hệ thống chính trị. Với những trải nghiệm của bản thân sau nhiều chuyến công tác ở những vùng đất khó, tôi nhận thấy, điều quan trọng nhất là tư duy. Khi bà con có những nhận thức đúng đắn, chủ động trong quá trình thụ hưởng thì các chính sách của Đảng, Nhà nước sẽ thực sự phát huy được hiệu quả. Trên hành trình đó, vai trò phản ánh, định hướng dư luận của báo chí đóng góp một phần rất lớn để chung tay với các cấp ủy địa phương làm nên những kết quả thực chất trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

-Đúng vậy, báo chí góp một phần rất quan trọng trong công cuộc giảm nghèo của bà con, tuy nhiên cách truyền thông hiện nay liệu đã hiệu quả, thưa bạn?

-Theo suy nghĩ của cá nhân tôi thì báo chí dù phản ánh ở lĩnh vực nào cũng đều có những khó khăn đặc thù. Báo chí với công tác giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số, tôi nghĩ có một điểm cũng cần được lưu tâm sâu hơn đó là làm cách nào giúp bà con có thể được tiếp cận với những bài báo, thước phim mà các nhà báo, phóng viên đã kỳ công thực hiện về vấn đề này. Đó là những câu chuyện chân thực nhất, gần gũi với cuộc sống của họ, viết về những con người giống họ. Từ sự đồng cảm đó sẽ tạo nên sự thay đổi nhận thức nhanh hơn, mang đến sức lan tỏa mạnh mẽ hơn về khát khao, nỗ lực phấn đấu thoát khỏi cái đói nghèo.

-Xin cám ơn bạn!

Đức Huy

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo