Sự kỳ diệu của sông Hàn!

Thứ năm, 21/12/2017 06:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Seoul, thủ đô Hàn Quốc xưa là một làng chài, xuất hiện từ thời vua Taejo vào năm 1394. Nơi đó, cũng giống như Hà Nội- thủ đô Việt Nam bởi có dòng sông chảy qua thành phố với tên gọi là sông Hàn. Thủ đô Seoul cũng như đôi bờ sông Hàn chính là biểu tượng sống động của một quốc gia hiện đại vùng Đông Bắc Á đi lên từ nền nông nghiệp “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Ngày nay cái cổ kính và hiện đại đan xen, hòa quyện với nhau, đến nỗi người khó tính nhất cũng không còn chỗ chê.

Cứ mỗi lần trở lại Seoul là thêm bỡ ngỡ. Cả người và cảnh, cả trên những tòa cao ốc mấy chục tầng như khách sạn Lotte đan xen những tòa lâu đài cổ kính trong cung điện của vua chúa xưa, trong các chùa chiền lẫn những con thuyền, tàu trên sông Hàn, mà đôi bờ là những thành phố vệ tinh hiện đại, ẩn chứa sự kỳ diệu của dòng sông với 24 cái cầu 4-6 làn xe bắc qua trong khu vực thủ đô. Tất cả cảm như cùng một sợi chỉ đỏ, chỉ hồng. Ai đó nói đó là sự xuyên suốt của tâm hồn người Hàn.

Sông Hàn là một trong tứ đại giang của xứ sở kim chi. Sông dài 28 km, khi về đồng bằng thì chia cắt Seoul thành đôi bờ thơ mộng, cuốn hút, tạo nên đảo cát  hiền hòa mang tên Yeouido rộng lớn nhất trong các bãi bồi của 4 sông lớn nhất xứ này. Tọa lạc ở đảo cát có Tòa nhà Quốc hội, Hiệp hội đầu tư tài chính, ngân hàng, trụ sở các tập đoàn cỡ bự như LG, MBC, KBS…

So với khi phố cổ có từ 450 năm trước, thành phố đôi bờ sông Hàn được thiết kế, xây dựng hiện đại hơn, nhưng vóc dáng vẫn thật Á Đông. Rộng, thoáng rất tiện cho giao thông và bảo vệ môi trường sống của thủ đô, vừa văn hóa, vừa công nghiệp, vừa kinh doanh và du lịch…

Đến Seoul xứ sở kim chi hay bất cứ thành phố nào, thậm chí cả những vùng thôn dã đều dễ nhận thấy môi trường sống nơi đây rất sạch. Đẹp, ngăn nắp cả trong quản lý, sinh hoạt, làm ăn, giao tiếp… Người Hàn nói, nơi đây mọi chủ trương, kế hoạch, tổ chức quản lý… đều được luật hóa, nhờ đó mà nếp nghĩ, nếp làm ăn hay vui chơi, tiệc tùng đã ăn sâu vào máu thịt của người dân từ già đến trẻ. Mẫu mực như thế nên lâu rồi ở Seoul không có chuyện cấm, chuyện phạt người vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông.

Tác giả bài viết đến xứ này nhiều dịp, dù ở thủ đô hay ở các thành phố lớn như Bu San chẳng hạn, đi cả ngày trời bói cũng không ra một viên cảnh sát. Nhưng hễ có sự cố, chỉ loáng một cái đã thấy người cơ quan chức năng có mặt để xử lý. Tất cả nhờ tri thức quản lý, trách nhiệm cao và công nghệ số của hãng Sam sung. 

Báo Công luận
Cầu Sông Hàn- Hàn Quốc 
Ai đó nói Giàu đi với sang” hay “Phú quý sinh lễ nghĩa”. Với người Hàn, hễ làm cái gì, to hay nhỏ, Nhà nước hay tư nhân đều tính cái sự bền vững đi cùng cái đẹp,  mẫu mã đa dạng, giá cả phải chăng. Có lẽ vì thế mà ông Chủ tịch Hãng điện tử Sam sung khuyên đồng sự bằng câu nói dí dỏm: “Mọi thứ đều có thể thay đổi, trừ vợ”

Tôi đã lên núi Nam San ngay giữa lòng đô thành cốt để khám phá vẻ đẹp non nước sông Hàn, với hy vọng cảm nhận được một cái gì đó của Seoul như đã từng ngắm không gian Paris bên dòng sông Seine hay giữa trời cao mây trắng của một Berlin bên trời Tây vốn từ một làng chài nghèo túng mà kiên trinh dựng lên một đô thành đáng kính trọng. Berlin và Seoul đều giống nhau như thế.

Seoul từ lâu xứng đáng là thành phố hiện đại, đứng hàng thứ 10 của hành tinh về tất cả các phương diện: Công nghiệp, văn hóa, kiến trúc đến tài chính, ngân hàng, giao thông âm nhạc, nghệ thuật ẩm thực. Tất cả đều hòa quyện, quấn quýt như thể hút hồn con người ta một cách tự nhiên. Chỉ nói món rau cải thảo trộn muối, bên ta gọi là dưa muối, bạn gọi kim chi. Đây là thức ăn dân dã nhưng bổ dưỡng với hơn 1.500 loại kim chi khác nhau, nay đã xuất khẩu ra nhiều nước, mỗi năm thu về cả trăm triệu USD. Người Hàn mỗi lần mở tiệc, kể cả đại tiệc cấp quốc gia trong thực đơn không bao giờ thiếu kim chi.

Nếu như phái đẹp của nước Việt mình có áo dài truyền thống thì ở xứ Hàn có trang phục mang tên Hanbok. Đó là một trong hơn 20 đặc trưng văn hóa tiêu biểu được lưu giữ qua ngàn đời của Hàn Quốc. Hanbok được may đo bằng nhiều thứ vải, màu sắc khác nhau  trước đây là theo lứa tuổi và hoàn cảnh gia đình. Nay Hanbok được may sắm đơn giản hơn nhiều nhưng vẫn toát lên cái sắc thái kiều diễm của đạo Khổng vốn có từ thế kỷ thứ 14, nghĩa là lộng lẫy, quí phái ẩn chứa trong sự giản dị và đằm thắm của người phụ nữ Hàn vốn yêu chồng, thương con và nội trợ giỏi…

Hai mươi lăm năm trước, ngày 22/12/1992 Việt Nam và Đại Hàn dân quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm tháng qua đi, mối quan hệ đôi bên bắt đầu từ chỗ tương đồng lịch sử, văn hóa nay đã thành quan hệ của đối tác chiến lược, toàn diện.

Cách đây 791 năm, Hoàng tử Lý Long Tường con trai thứ của vua Lý Anh Tông vượt biển sang Cao Ly (Hàn Quốc sau này) giúp người Hàn chống quân Nguyên Mông xâm lược. Sau đại thắng, vua nước Hàn phong tước Hoa Sơn Quân cùng nhiều ưu đãi khác để hoàng tử dựng nghiệp ở xứ người.

Báo Công luận
Sông Hàn chia cắt Seoul thành đôi bờ thơ mộng, cuốn hút, 
Đêm toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần thứ 2. Thủ đô Hà Nội rực lửa chiến đấu và chiến thắng. Trong đội ngũ cầm súng chiến đấu trên phố Bạch Mai ngày đó có một người Hàn Quốc, đó là ông Du Nam Sung, kỹ sư mỏ đi làm thuê cho Nhật Bản đã nhanh chóng đứng về chiến hào của Hà Nội. Sau 60 ngày đêm tham gia bảo vệ Hà Nội, Du Nam Sung tình nguyện lên chiến khu Việt Bắc, làm việc tại Bộ Tài chính, được Bộ trưởng Lê văn Hiến nhận làm con nuôi.

Sau đổi mới, Hàn Quốc là quốc gia đứng hàng thứ nhất trong các nước đầu tư  vào Việt Nam. Tính đến năm 2016 là 50 tỷ USD; riêng 9 tháng đầu năm 2017 đạt 6,3 tỷ USD, chiếm hơn 24%.

Đó là chuyện làm ăn, cơm áo. Chuyện văn hóa phải kể đến GS An Chung Hoan là người hòa đồng văn hóa Việt Nam bởi tình yêu nước Việt của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ông cũng như người Hàn Quốc rất kính trọng. Chỉ thời gian ngắn, GS An đã dịch hơn 10 cuốn sách gồm thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết của Việt Nam sang tiếng Hàn. Đó là Nhật ký trong tù của Bác Hồ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Những năm tháng không thể nào quên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nhật ký Đặng Thùy Trâm…   

Như thế đó. Lịch sử hai dân tộc Việt và Hàn vốn có từ xa xưa, được vun đắp bởi tình người, nghĩa cả. Thời hội nhập và toàn cầu hóa tình nghĩa đôi bên càng thêm nồng ấm, phát triển.❏

Xuân Lương

Tin khác

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Chuẩn bị cho năm du lịch 2024, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, chuẩn bị cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt nhất cho du khách khi tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Đời sống văn hóa
Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Gienève (21/7/1954-21/7/2024), sáng nay 25/4, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt".

Đời sống văn hóa
Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa