Sự tích một cây cầu

Thứ sáu, 10/07/2015 16:24 PM - 0 Trả lời

(congluan.vn) - Trên con đường 46 từ Nam Đàn đi Thanh Chương có một cây cầu đá nhỏ nhắn, rêu phong nhuốm màu cổ kính nằm bên vệ đường thuộc xã Xuân Tường huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Đấy chính là cây cầu đá mà người dân địa phương thường gọi là “cầu Cố Cụ” để tưởng nhớ ơn cụ Nguyễn Phùng Khuông cũng như dòng họ Nguyễn Phùng đối với dân làng nơi đây từ hơn 3 thế kỷ.

(congluan.vn) - Trên con đường 46 từ Nam Đàn đi Thanh Chương có một cây cầu đá nhỏ nhắn, rêu phong nhuốm màu cổ kính nằm bên vệ đường thuộc xã Xuân Tường huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Đấy chính là cây cầu đá mà người dân địa phương thường gọi là “cầu Cố Cụ” để tưởng nhớ ơn cụ Nguyễn Phùng Khuông cũng như dòng họ Nguyễn Phùng đối với dân làng nơi đây từ hơn 3 thế kỷ.

[caption id="attachment_25009" align="aligncenter" width="500"]Cầu Cố Cụ ngày nay Cầu Cố Cụ ngày nay[/caption]

Dòng họ rạng danh khoa bảng

Nguyễn Phùng là một dòng họ lớn nổi danh về khoa bảng tại mảnh đất Thanh Chương, tính đến nay đã được 400 năm. Theo cụ Nguyễn Phùng Sằn (93 tuổi) thì ban đầu, vị Thủy tổ của dòng họ là cụ Nguyễn Phùng Trung Tín vốn xuất phát từ Hải Dương, gặp thời loạn lạc di cư vào Nghệ An lánh nạn và định cư tại thôn Thượng Thọ xã Hoa Lâm, tổng Xuân Lâm, huyện Nam Đường, nay là xã Xuân Tường, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Cụ Trung Tín đem cả gia đình vào đây khai hoang canh tác. Trong một lần cụ Trung Tín đi làm đồng bỗng bị đau nặng và qua đời ngay tại chân Rú Đụn; khi gia đình chưa kịp an táng thì mối đã xông lên vùi lấp. Con cháu thấy đây là “thiên táng”, lại được táng ngay ở một trái núi thiêng nên cứ để như vậy. Trên đỉnh Rú Đụn thường có các đám mây mờ bao phủ xung quanh y như chiếc áo tơi, là một hình ảnh đã được người dân đúc kết bằng câu ca dao quen thuộc: “Khi nào Rú Đụn mang tơi, Rú Nậy (tức núi Đại Huệ) đội nón thì trời đổ mưa” để nói về sự huyền ảo của địa danh nổi tiếng của địa phương.

Con trai duy nhất của cụ Trung Tín là cụ Bính Nghĩa lập gia đình và sinh được 3 người con trai là: Sỹ Phương, Đăng Đạo, Phùng Thời, định cư ở Kẻ Rắc, trồng dâu nuôi tằm, sản xuất nông nghiệp. Kể từ đây, dòng họ đã có những đột biến về khoa cử với việc cụ Nguyễn Phùng Thời thi đậu Tiến sỹ khoa thi Hội năm 1715 và đến năm 1731 con trai cụ Phùng Thời là Nguyễn Bá Quýnh tiếp tục thi đậu Tiến sỹ và được khắc ghi tên tại bia Văn Miếu – Quốc Tử giám. Hai cụ đều được triều đình trọng dụng: cụ Phùng Thời từng giữ chức Quốc Tử Giám Tế tửu, cụ Bá Quýnh từng giữ chức Quốc Tử Giám Tư nghiệp và sau này trở thành những bậc danh Nho nổi tiếng có nhiều đóng góp cho nền văn hóa giáo dục của đất nước.

Cây cầu đá thế kỷ

Vùng đất Hoa Lâm cách đây mấy trăm năm là vùng đất thấp thuộc tả ngạn sông Lam. Vào mùa mưa, nước lũ dâng gây ngập úng khắp vùng, người dân sinh hoạt và sản xuất rất khó khăn. Nhân dân thường lấy tre nứa đóng cọc để làm cây cầu tạm cho những lúc ngập lụt. Nhưng cầu tre thường không chắc chắn, phải nhiều lần thay mới mới đảm bảo an toàn. Trong số những con cháu của cụ Bính Nghĩa, còn có cụ Nguyễn Phùng Khuông, con trai của cụ Nguyễn Đăng Đạo là người cần mẫn, chăm chỉ nên gia tư giàu có. Cụ thấy cảnh làng quê thường ngập lụt, việc đi lại và sản xuất của người dân quê nhiều khó khăn vất vả nên cụ đã bỏ tiền của và tổ chức nhân dân gánh đá xây cầu. Cụ còn cho người nhà nấu  nhiều nồi cơm, kho nhiều nồi cá to để úy lạo mọi người. Đến nay, người dân nơi đây vẫn còn truyền tụng nhau câu ca: “Cơm mười nống xối, cá mười nồi bung” (nống xối tức loại nống to để phơi lúa, nồi bung tức chỉ loại nồi đồng loại to) nói về sự việc ấy. Ban đầu cụ Phùng Khuông và người dân lấy đá ở những khu vực gần làng nhưng thấy chưa đạt số lượng, cụ liền tổ chức nhân dân đi lấy đá tại Rú Động Kiêng – ngọn núi cao, gần xã Hoa Lâm. Hồi đó mọi phương tiện đều không có, chỉ dùng sức người để làm việc nặng nhọc, cụ Phùng Khuông lại đứng ra chỉ huy và hướng dẫn người dân cách kéo đá. Cụ cho đục những cây “xà lăn” bằng gỗ cộng với dây chão và tre, cứ mỗi lần ghép đá đều có thể huy động đến hàng chục người tham gia. Chính vì vậy mà có thể kéo được những hòn đá to và nặng từ những nơi xa về. Và cũng với việc xây cầu đá đó mà có câu ca dao rằng: “Thượng Thọ kéo đá bắc cầu. Tràng Cát kéo đá về chầu Động Kiêng”. Theo cụ Nguyễn Phùng Sằn, câu ca này ý ca ngợi  cụ Phùng khuông và bà con địa phương đã chung tay bắc được cây cầu đá lịch sử.

Dòng họ Nguyễn Phùng thôn Thượng Thọ, xã Hoa Lâm với thành tích khoa bảng, có nhiều đóng góp cho quê hương đất nước nên từ bao đời nay người dân vẫn truyền tụng câu ca dao: “Thượng Thọ là đất đại khoa, văn hiến chi địa, quốc gia trâm bào”. Đến nay, tuy trải qua 4 thế kỷ với nhiều thăng trầm và thay đổi nhưng cây cầu đá năm nào vẫn còn y nguyên, vững chãi, nhuốm rêu phong của thời gian thế kỷ. Cây cầu là minh chứng cho tấm lòng thơm thảo của cụ Phùng Khuông đối với mảnh đất quê hương.

  • Phương Lan

Tin khác

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

(NB&CL) Tuy chưa hoàn thiện thủ tục về giao đất, cấp giấy phép xây dựng nhưng Công ty Cổ phần chế biến gỗ Nhật Huy vẫn ngang nhiên triển khai xây dựng Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhựa kỹ thuật Mega, tại xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Điều tra
Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

(NB&CL) Với mục tiêu giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, UBND xã Tiên Sơn (Việt Yên, Bắc Giang) đã cấp phát con giống cho hộ nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, trái với mục tiêu ban đầu, việc triển khai đã khiến nhiều hộ dân “dở khóc, dở cười” với những con giống được hỗ trợ.

Điều tra
Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

(CLO) Gần 20 tấn lạc giống có dấu hiệu giả giống lạc L14 đã cung ứng cho bà con nông dân xã Trường Sơn là loại lạc dùng để ăn, không phải lạc giống nên Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra Công an tỉnh để điều tra.

Điều tra
Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

(CLO) Thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, vụ việc Công ty TNHH MTV Đầu tư và thương mại Việt Hùng gian lận doanh thu để trúng thầu dự án tại xã Yên Lâm (huyện Yên Mô) đã được lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo và đang trong quá trình xác minh chưa có kết luận vụ việc.

Điều tra
Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

(CLO) Câu chuyện Ban QLDA Xây dựng Giao thông tỉnh Bắc Ninh ký hợp đồng thời vụ với 1 số cá nhân, mang văn bản đến các đơn vị để xác minh thông tin đầu thầu khiến doanh nghiệp chưa hết bức xúc.

Điều tra