Trình phương án Quy định về sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước

Thứ bảy, 23/10/2021 11:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng nay, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Khắc phục những bất cập của Luật Điện ảnh hiện hành

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, một số quy định của Luật Điện ảnh không còn phù hợp hoặc đã bị bãi bỏ hoặc được quy định tại luật chuyên ngành khác.

Cụ thể, Quy định “Doanh nghiệp phát hành phim, doanh nghiệp khác có đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phim phải có rạp chiếu phim để tham gia phổ biến phim” dẫn đến một số công ty phát hành phim sở hữu hệ thống nhiều cụm rạp đã chi phối thị trường chiếu phim, hạn chế việc nhập khẩu phim của các công ty phát hành phim không có rạp chiếu phim.

Quy định “Đối với doanh nghiệp sản xuất phim, ngoài việc phải có các điều kiện thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp còn phải có “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp.

trinh phuong an quy dinh ve san xuat phim bang nguon ngan sach nha nuoc hinh 1

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

Quy định về ưu đãi tín dụng, thuế đối với hoạt động điện ảnh không phù hợp do không thuộc lĩnh vực được ưu tiên; việc dành quỹ đất để xây dựng rạp chiếu phim đã bị bãi bỏ.

Một số hành vi vi phạm về sản xuất, phát hành, phổ biến phim, lưu trữ phim, nhân bản không còn phù hợp với tình hình thực tiễn và đã được điều chỉnh cụ thể bằng các văn bản quy phạm pháp luật khác như: Quy định về “Bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm” đã được điều chỉnh tại Bộ luật Dân sự  năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009; quy định về“Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động điện ảnh” đã được điều chỉnh tại Luật Khiếu nại  năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2018; quy định “doanh nghiệp sản xuất phim” và “doanh nghiệp dịch vụ sản xuất phim” không tương thích với các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Luật Đầu tư năm 2020...

Vấn đề thứ 2, một số quy định của Luật Điện ảnh không thể hiện được đặc thù của điện ảnh nên không khả thi như:

Luật Điện ảnh chưa quy định về mô hình và lĩnh vực hoạt động cùng nguồn thuổn định lâu dài để Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh tồn tại, phát triển và hoạt động hiệu quả.

Quy định cấp phép tổ chức chiếu giới thiệu phim Việt Nam tại nước ngoài; quy định đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam tại nước ngoài.

Chính sách đặc thù đối với các đội chiếu phim lưu động; tài trợ phổ biến phim phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa chưa được quan tâm, thực hiện tại nhiều địa phương do phụ thuộc vào ngân sách nhà nước[5] và sự thay đổi cơ cấu tổ chức của các đơn vị phát hành phim, chiếu bóng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ngoài ra, một số vấn đề mới phát sinh cần bổ sung vào Luật Điện ảnh như Công nghiệp điện ảnh, thị trường điện ảnh, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong các khâu sản xuất, phát hành, phổ biến và lưu trữ phim; Quản lý nội dung phim phát hành, phổ biến trên không gian mạng và tại địa điểm công cộng; Quy định về phân loại và hiển thị mức phân loại, cảnh báo nội dung phim; Cơ chế thu hút, khuyến khích sản xuất, ưu đãi đoàn làm phim nước ngoài quay phim tại Việt Nam; Quy định cụ thể về phân cấp quản lý hoạt động điện ảnh; Hoạt động xúc tiến, quảng bá phim thông qua việc tổ chức các liên hoan phim, chương trình phim, tuần phim, giải thưởng điện ảnh Việt Nam và quốc tế trong và ngoài nước và chính sách tăng cường xã hội hóa hoạt động điện ảnh.

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sửa đổi Luật điện ảnh sẽ bảo đảm phù hợp với các luật hiện hành của Việt Nam và cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; Đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số trong hoạt động điện ảnh.

Phổ biến phim trên không gian mạng

Trình bày trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cũng cho biết: Trong quá trình xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi) còn một số vấn đề có ý kiến khác nhau xin ý kiến Quốc hội.

Thứ nhất, về Quy định về sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước. Dự thảo Luật đưa ra 02 phương án:

Phương án 1: Sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện theo một trong hai hình thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng.

Phim là tác phẩm nghệ thuật sáng tạo, sản xuất phim mang đặc thù riêng, không thể chia cắt đứt đoạn, không thể đấu thầu kịch bản. Trình tự, thủ tục theo cơ chế đấu thầu qua nhiều khâu, tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, chất lượng phim. Bên cạnh đó, quan hệ giữa tác giả kịch bản, đạo diễn và nhà sản xuất khó có được thoả thuận để thực hiện hình thức đấu thầu nhằm lựa chọn nhà sản xuất khác, không sở hữu kịch bản để thực hiện bộ phim.Đối với các nhà thầu thực hiện dự án sản xuất phim, đồng thời là đơn vị sở hữu bản quyền đối với kịch bản được lựa chọn đưa vào sản xuất, các quy trình thẩm định và phê duyệt ngân sách theo hình thức đấu thầu kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án, hạn chế chủ động, sáng tạo, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, phương án 1 hiện còn những vấn đề chưa phù hợp với các quy định của Nhà nước về việc sử dụng vốn ngân sách và các quy định về đấu thầu, đặt hàng dịch vụ công.

trinh phuong an quy dinh ve san xuat phim bang nguon ngan sach nha nuoc hinh 2

Toàn cảnh phiên họp

Phương án 2: Giữ nguyên quy định của Luật hiện hành (bao gồm giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu sản xuất phim.

Giữ nguyên quy định của Luật hiện hành (bao gồm giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu sản xuất phim). Đấu thầu sản xuất phim thực hiện theo Luật Đấu thầu (Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25 và 26 đã quy định chi tiết các hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt và đàm phán giá) và Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết quy trình lựa chọn nhà  thầu trong trường hợp đặc biệt đối với dự án sản xuất phim. Tuy nhiên, từ khi Luật Điện ảnh ra đời, chưa thể thực hiện việc đấu thầu sản xuất phim do gặp nhiều khó khăn (như đã trình bày tại phương án 1).

Vấn đề thứ 2, Chính phủ xin ý kiến Quốc hội là về Phổ biến phim trên không gian mạng.

Dự thảo Luật quy định tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng phải tự phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim theo quy định tại Điều 33 Luật Điện ảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại phim.

Theo đó nhà phát hành, phổ biến phim thực hiện theo các quy định về nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh (Điều 10) và phân loại phim (Điều 33) để tự phân loại và hiển thị kết quả phân loại, cảnh báo cần thiết về nội dung phim cho người xem. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra, xử lý việc tự phân loại phim phổ biến trên không gian mạng theo quy định của pháp luật. Đây được xem là cách tiếp cận mới và linh hoạt trong bối cảnh phát triển không ngừng của dịch vụ phát hành, phổ biến phim trực tuyến, giúp giảm thiểu gánh nặng về chi phí và nhân sự cho các nhà quản lý điện ảnh, tăng cường hội nhập quốc tế, tăng cường thương mại điện tử xuyên biên giới.

Tuy nhiên, để thực hiện phương án cần xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Điện ảnh (sửa đổi), các quy định về tiêu chí, nội dung phân loại cần hết sức cụ thể. Bên cạnh đó cần xây dựng bộ máy kiểm tra, kiểm soát, hệ thống phản hồi cùng lực lượng thanh tra hoạt động thường xuyên, liên tục để giám sát và xử lý kịp thời những vi phạm.

Có ý kiến đề nghị, dự thảo Luật quy định: “Chỉ được phổ biến phim khi có Giấy phép phân loại phim do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp hoặc Quyết định phân loại của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình thì được phép phổ biến trên không gian mạng”.

Theo đó, cần xem xét kỹ lưỡng đặc biệt về mặt kỹ thuật, về nhân lực và khả năng thực hiện kiểm soát, thẩm định nội dung phim trong bối cảnh phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử xuyên biên giới. Với khối lượng đăng tải và truy cập phim hiện nay chưa có giải pháp hiệu quả nhằm kiểm soát khối lượng thông tin này. Nghiên cứu, đầu tư, xây dựng trung tâm kiểm soát với nhân lực trình độ cao, áp dụng công nghệ hiện đại để có thể kiểm tra, giám sát các nền tảng trực tuyến cung cấp nội dung phim. Bên cạnh đó, phải xây dựng hệ thống chế tài mạnh mẽ và hiệu quả để xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng.

Trâm Anh

Bình Luận

Tin khác

Năm 2025, Hà Nội phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1-2 khu chung cư cũ

Năm 2025, Hà Nội phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1-2 khu chung cư cũ

(CLO) Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, mục tiêu là cuối năm 2024, phải chọn được nhà đầu tư, để năm 2025, Hà Nội phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1-2 khu chung cư cũ.

Tin tức
Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(CLO) UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1968/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp CEO Tim Cook, đề nghị xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp CEO Tim Cook, đề nghị xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

(CLO) Ngày 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD). Đây là lần đầu tiên ông Tim Cook tới Việt Nam.

Tin tức
Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1

Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1

(CLO) Ngày 16/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn ký ban hành Quyết định số 2012/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Tin tức
90% nguyên liệu để sản xuất thuốc phải nhập khẩu, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu nghiên cứu việc giảm thuế

90% nguyên liệu để sản xuất thuốc phải nhập khẩu, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu nghiên cứu việc giảm thuế

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đa số thuốc thông thường Việt Nam sản xuất được, bởi ngành công nghiệp dược của Việt Nam phát triển khá, nhưng 90% nguyên liệu để sản xuất thì phải nhập khẩu. Do đó, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu nghiên cứu có chính sách bổ sung giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc, chính sách này nhằm giảm giá thành thuốc. 

Tin tức