Tấn công Syria, mục tiêu của Mỹ là gì?

Chủ nhật, 15/04/2018 17:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vụ tấn công Syria hôm 14/4 vừa qua đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi mục tiêu của Mỹ là gì khi mà chỉ hơn 1 năm trước ông Trump cũng đã ra lệnh phóng tên lửa nhằm vào lực lượng chính quyền Syria.

Hôm thứ Bảy vừa qua, ông Trump cũng làm điều tương tự, cùng với hai đồng minh của mình là Pháp và Anh để đáp trả cho việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hoá học lên người dân Syria, theo như kết luận từ phía phương Tây về cuộc tấn công tại thành phố Douma hôm 7/4.

Báo Công luận
Tên lửa Tomahawk của Mỹ được phóng hôm 14/4 vừa qua nhằm vào Syria. Ảnh: Reuters 

Cũng trong ngày hôm đó, ông Trump đã có tuyên bố: "Nhiệm vụ hoàn thành", một cụm từ gắn liền với Tổng thống George W. Bush, người đã sử dụng cụm từ tương tự với cuộc chiến Iraq năm 2003.

Nhiều người lên tiếng ủng hộ ông Trump vì cuộc tấn công mới nhất này, nhưng cũng chỉ trích phía Mỹ thiếu một chiến lược mang tính vĩ mô, đủ sức chấm dứt cuộc nội chiến đã kéo dài 7 năm này.

Nhiều người cũng đã đặt ra câu hỏi về mục đích chính xác của cuộc tấn công mới nhất này. Rõ ràng phương Tây không chấp thuận việc sử dụng vũ khí hoá học, nhưng lại "làm ngơ" trước những hành động dùng bom làm thiệt hại nhiều người hơn hẳn của chính quyền Syria.

"Để có thể thành công về lâu dài, chúng ta cần một chiến lược cụ thể tại Syria và khu vực", Nghị sĩ đảng Cộng hoà John McCain cho biết.

"Những cuộc tấn công độc lập khỏi chiến dịch có thể là cần thiết, nhưng chỉ với chúng thì Mỹ sẽ không thể đạt được mục tiêu tại Trung Đông", ông McCain, người từng kêu gọi mạnh tay với chính quyền của ông Assad, nhấn mạnh.

Ông Trump cũng đã nói rõ rằng ông muốn rút khoảng 2.000 lính Mỹ tại Syria về, và chính quyền của ông sẽ dừng hỗ trợ phiến quân, một bằng chứng rõ ràng cho việc ông dần muốn rút khỏi "chảo lửa" Syria.

Tuy nhiên chính ông lại đối lập với bản thân mình khi nói rằng ông và các nước phương Tây sẵn sàng "duy trì câu trả lời này" nếu ông Assad không ngừng sử dụng vũ khí hoá học. 

Một quan chức Mỹ nói rằng trong khi những lãnh đạo cấp cao như Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã thuyết phục ông Trump hạn chế một hành động mạnh tay như ông này từng muốn, nói rằng điều này sẽ làm căng thẳng quan hệ với Nga, thì chính quyền của ông lại không có vẻ gì như là đưa ra được một chính sách hoàn chỉnh cho cuộc chiến tại Syria.

Vị quan chức giấu tên này nói rằng ông Trump muốn tổn hại lực lượng của ông Assad nhiều hơn, nhưng lại chấp nhận tấn công vào các căn cứ sản xuất vũ khí hoá học vì ông đã được nhắc nhở về chính sách ban đầu của mình rằng không can thiệp thêm sâu vào vấn đề Syria.

"Đây là một sự đối lập khó lòng giải quyết của ông Trump", quan chức này nhận định.

Trong khi vụ tấn công hoá học đã khiến Syria thành tâm điểm chú ý của ông Trump, sẽ rất khó để thuyết phục ông tiếp tục con đường này với Syria, ngoài việc diệt trừ IS.

Nhiều quan chức Mỹ giấu tên nhận định việc loại bỏ ông Assad không phải là mục tiêu ưu tiên khi có Nga và Iran "chống lưng".

"Không có câu trả lời dành cho ông Assad tại thời điểm này", Firras Maksad, Giám đốc Tổ chức Arabia tại Washington cho hay. "Ông Assad đã thành công trong việc đảm bảo tương lai gần của mình".

Trong khi chưa có tín hiệu nào khẳng định việc chuyển giao quyền lực tại Syria, nhiều quan chức Mỹ nói rằng các hội nghị đàm phán tại Geneva đã thất bại và cần thời gian để chúng ta đánh giá lại tình hình.

Dennis Ross, cố vấn vấn đề Trung Đông của ông Obama trong nhiệm kỳ đầu tiên nói rằng các vụ phóng tên lửa sẽ hầu như không có ảnh hưởng gì tới tình hình chung tại Syria.

Ông nhận định rằng cách làm của ông Trump "không nhằm vào việc cân bằng quyền lực tại Syria, mà là nhằm vào IS và ngăn chặn ông Assad sử dụng vũ khí hoá học".

"Vụ tấn công này có thể thuyết phục ông Putin ngăn chặn ông Assad sử dụng vũ khí hoá học khi chắc chắn phía Mỹ sẽ rút lui khỏi chiến trường này. Các vụ phóng tên lửa không làm thay đổi được thực tế này", ông Ross nhận định.

Hoàng Việt (Theo Reuters)

Tin khác

Ấn Độ bắt đầu cuộc bầu cử lớn nhất thế giới, ông Modi được dự báo sẽ chiến thắng

Ấn Độ bắt đầu cuộc bầu cử lớn nhất thế giới, ông Modi được dự báo sẽ chiến thắng

(CLO) Hôm nay (19/4), người dân Ấn Độ bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lớn nhất thế giới để chọn ra nhà lãnh đạo của đất nước. Thủ tướng Narendra Modi được đánh giá sẽ tái đắc cử nhờ thành công và danh tiếng trong 2 nhiệm kỳ vừa qua.

Thế giới 24h
Dịch tả đang hoành hành ở miền nam châu Phi, khiến hơn 1000 người thiệt mạng

Dịch tả đang hoành hành ở miền nam châu Phi, khiến hơn 1000 người thiệt mạng

(CLO) Zambia, Zimbabwe và Malawi là tâm điểm của đợt bùng phát dịch tả nguy hiểm nhất ở miền nam châu Phi trong ít nhất một thập kỷ. Kho dự trữ vắc xin nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh đã cạn kiệt.

Thế giới 24h
Trung Đông 'nín thở' khi Israel và Iran đe đọa tấn công cơ sở hạt nhân của nhau

Trung Đông 'nín thở' khi Israel và Iran đe đọa tấn công cơ sở hạt nhân của nhau

(CLO) Trung Đông đang nín thở chờ đợi trong lo lắng khi Israel thề sẽ trả đũa Iran vì vụ không kích cuối tuần trước.

Thế giới 24h
Đã chọn đủ 12 thành viên bồi thẩm đoàn cho phiên tòa hình sự xét xử ông Trump

Đã chọn đủ 12 thành viên bồi thẩm đoàn cho phiên tòa hình sự xét xử ông Trump

(CLO) Phiên tòa hình sự lịch sử xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm (18/4) đã chọn đủ 12 thành viên bồi thẩm đoàn. Những người này sẽ đánh giá ông có tội hay vô tội trong vụ án "trả tiền bịt miệng" cho một ngôi sao khiêu dâm.

Thế giới 24h
Nhiều sự bất bình khi Mỹ ngăn Liên hợp quốc chính thức kết nạp Palestine

Nhiều sự bất bình khi Mỹ ngăn Liên hợp quốc chính thức kết nạp Palestine

(CLO) Mỹ hôm thứ Năm (18/4) đã ngăn Hội đồng Bảo an thông qua tư cách thành viên chính thức của Palestine tại Liên hợp quốc. Nhiều tiếng nói bất bình đã được đưa ra sau quyết định của Mỹ.

Thế giới 24h