Tăng mạnh nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa

Thứ tư, 13/03/2019 08:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa trong thời gian qua đã tăng đến gần 65% so với tháng 2/2018.

Thị trường sữa đang chịu áp lực cạnh tranh của sữa ngoại (Ảnh TL)

Thị trường sữa đang chịu áp lực cạnh tranh của sữa ngoại (Ảnh TL)

Số liệu thống kê cho thấy, riêng trong tháng 2/2019, Việt Nam đã nhập khẩu 90 triệu USD sữa và sản phẩm từ sữa, tăng mạnh 64,8% so với tháng 2/2018.

Cũng số liệu thống kê này trong tháng 1 cho thấy, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa chỉ đạt 65 triệu USD, giảm 18,1% so với tháng 12/2018 và giảm 20,5% so với tháng 1/2018. Tính chung hai tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa đạt 155 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xét về thị trường nhập khẩu, New Zealand vẫn là quốc gia cung cấp sữa nhiều nhất cho Việt Nam với kim ngạch 15,19 triệu USD trong tháng 1/2019. Tiếp theo đó là Singapore và Thái Lan, với kim ngạch lần lượt là 8,5 tiệu USD và 4,8 triệu USD, giảm 1,7% và 32% so với tháng 1/2018.

Hiện nay, thị trường nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam chủ yếu từ các nước Đông Nam Á, chiếm gần 26% tỷ trọng. Trong tháng đầu tiên của năm 2019, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường đều tăng trưởng số này chiếm 56,25%.

Từ năm 2010 đến nay, theo thống kê sơ bộ, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng gần 8 tỷ USD mặt hàng sữa và các sản phẩm sữa, trung bình mỗi năm nước ta bỏ ra 817 triệu USD để nhập khẩu sữa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Riêng đối với thị trường sữa bột tại Việt Nam hiện đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt với sự góp mặt của hơn 300 thương hiệu. Theo dự báo, khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thuế xuất nhập khẩu của các thị trường nhập khẩu sữa chính dần giảm về 0% thì sức ép của các hãng sữa ngoại lên các doanh nghiệp nội địa ngày càng lớn. Nếu không có những hành động cụ thể, hiệu quả thì rất có thể các doanh nghiệp sữa nội địa sẽ mất luôn cả thị phần vốn đã ít ỏi của mình.

Ngọc Hà

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm