Khắc phục tác động của dịch bệnh Covid-19:

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam kiến nghị sửa Luật số 71/2014/QH13 để ổn định sản xuất kinh doanh

Thứ hai, 13/04/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước tình hình sụt giảm nghiêm trọng kết quả SX-KD do ảnh hưởng của dịch Covid- 19, mới đây Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã có văn bản số 538- HCVN-KHKD gửi Hiệp hội Phân bón Việt Nam về việc kiến nghị sửa Luật số 71/2014/QH13 để ổn định SX-KD.

Sụt giảm mạnh kết quả sản SX-KD do tác động của Covid-19

Công văn do Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Bùi Thế Chuyên ký ngày 9/4/2020 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết: Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đã khiến các đơn vị của Tập đoàn gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất, trong công tác tiêu thụ sản phẩm, tiến độ công tác sửa chữa máy móc thiết bị...

Mặc dù thời gian qua, Tập đoàn và các đơn vị của Tập đoàn đã quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp để hạn chế tối đa tác động của dịch bệnh Covid-19 đến sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Tập đoàn trong quý I năm 2020 giảm mạnh so với cùng kỳ và không đạt kế hoạch đề ra, đặc biệt đối với nhóm ngành phân bónthuốc bảo vệ thực vật: Giá trị sản xuất giảm 15,7%, doanh thu giảm 2,9%. Trong đó: các đơn vị thuộc Đề án 1468 của Chính phủ xử lý các tồn tại yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương (Đề án 1468) ước lỗ bằng 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2019; lợi nhuận các đơn vị không thuộc Đề án 1468 của Chính phủ giảm 40,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành phân bón sụt giảm mạnh do tác động của Covid-19.

Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành phân bón sụt giảm mạnh do tác động của Covid-19.

Nhiều bất cập đối với ngành sản xuất phân bón khi thực hiện Luật số 71/2014/QH13

Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế là bước tiến dài trong quá trình hoàn thiện pháp luật về thuế, quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, sau vài năm triển khai thực hiện Luật số 71/2014/QH13 áp dụng với ngành phân bón thì bộc lộ một số điều không hợp lý cần được Nhà nước xem xét sửa đổi.

Chủ trương của Đảng, Nhà nước giảm giá bán phân bón cho nông dân thông qua việc giảm thuế đối với phân bón là đúng. Tuy nhiên, Luật thuế 71/2014/QH13 lại đưa mặt hàng phân bón là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng đã nảy sinh bất cập:

Thứ nhất, do mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT nên không được khấu trừ thuế GTGT của nguyên vật liệu, dịch vụ dùng cho sản xuất phân bón, làm chi phí sản xuất phân bón trong nước tăng lên, doanh nghiệp phải tính phần thuế GTGT không được khấu trừ này vào chi phí giá thành sản phẩm để xây dựng giá bán nên không giảm được giá bán cho người nông dân.

Thứ hai, chi phí sản xuất phân bón trong nước tăng, gây bất lợi trong cạnh tranh thị trường với phân bón nhập khẩu, đặc biệt phân bón nhập từ Trung Quốc do phân bón nhập khẩu khi không phải chịu thuế GTGT, giá bán giảm 5%. Trong khi theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của các nước, thuế suất xuất khẩu phân bón là 0%, sản phẩm phân bón được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT cho nguyên vật liệu, dịch vụ sản xuất.

Do vậy phân bón nhập khẩu có lợi thế cạnh tranh về giá thành và giá bán, dẫn đến nhập khẩu phân bón tăng làm gia tăng nhập siêu và sản xuất phân bón trong nước phải thu hẹp quy mô sản xuất, sản lượng phân bón sản xuất trong nước sẽ không đủ để giúp Nhà nước điều tiết và quản lý giá khi giá phân bón thế giới biến động tăng, nông dân sẽ phải mua phân bón với giá đắt, thiệt hại thuộc về Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân.

Đề xuất đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất là 0% - 5%.

Đề xuất đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất là 0% - 5%.

Trước khi áp dụng Luật số 71/2014/QH13, phân bón là mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) với mức thuế suất là 5%. Trừ nguyên liệu như quặng apatit cho sản xuất phân bón chứa lân, phân bón đơn cho sản xuất phân NPK thì các nguyên vật liệu, năng lượng, chi phí khác như than, điện, cước vận chuyển, bao bì… có thuế suất thuế GTGT là 10%. Các doanh nghiệp sản xuất phân bón được khấu trừ phần thuế GTGT của nguyên vật liệu, chi phí đầu vào, nhiều doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT do các nguyên liệu, chi phí đầu vào có thuế suất 10% chiếm tỷ trọng lớn, thuế GTGT đầu vào cao hơn thuế GTGT đầu ra.

Khi áp dụng Luật số 71/2014/QH13, sản phẩm phân bón không được khấu trừ thuế GTGT của nguyên vật liệu, chi phí đầu vào. Sự bất lợi khi kinh doanh mặt hàng thuộc diện không chịu thuế GTGT so với các mặt hàng chịu thuế GTGT dẫn tới chi phí tăng, giá thành sản phẩm phân bón tăng làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước với phân bón nhập khẩu, đặc biệt là các phân bón được sản xuất từ nguyên vật liệu nguyên khai trong nước (apatit, than, secpentin…) như phân lân, phân đạm, phân DAP. Các đơn vị nhập khẩu phân bón thường được hưởng lợi từ chính sách khuyến khích xuất khẩu tại các nước xuất khẩu, thuế suất thuế GTGT hàng xuất khẩu là 0% và không chịu thuế GTGT đầu ra theo luật số 71/2014/QH13 nên có lợi thế rất lớn cạnh tranh với phân bón sản xuất trong nước.

Đơn cử như tháng 1/2015, ngay sau khi luật 71/2014/QH13 có hiệu lực thì sản lượng phân bón nhập khẩu tăng lên đột biến, ure nhập khẩu tăng 77%, DAP nhập khẩu tăng 8,5 lần so với tháng 1/2014. Sản xuất phân bón trong nước không thể cạnh tranh được về giá bán sản phẩm, sản lượng tiêu thụ giảm. Sản lượng phân bón tồn kho cuối năm 2015 tăng mạnh so với cùng kỳ, tồn kho phân đạm ure tăng 2,4 lần, tồn kho phân DAP tăng xấp xỉ 02 lần (trong đó tồn kho của hai doanh nghiệp sản xuất trong nước tăng 23 lần).

Lượng phân bón nhập khẩu tăng mạnh làm cho sản xuất phân bón trong nước gặp khó khăn, quy mô sản xuất bị thu hẹp, ảnh hưởng việc làm và thu nhập của người lao động, không thực hiện được chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển ngành sản xuất phân bón chủ động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và chủ trương đầu tư chế biến sâu các loại khoáng sản trong nước (apatit, than, secpentin…).

Đề xuất đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất là 0% - 5%

Công văn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cũng nêu rõ: “Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 14/2/2020, Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2020; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4 /3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 và để tạo điều kiện cho các đơn vị của Tập đoàn ổn định sản xuất, vượt qua khó khăn, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam kính đề nghị Hiệp hội Phân bón Việt Nam có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương báo cáo Quốc hội xem xét, tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất phân bón trong nước sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 theo hướng đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất là 0% - 5%”.

cong-van1
Công văn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam gửi Hiệp hội phân bón Việt Nam kiến nghị sửa Luật số 71/2014/QH13 .

Công văn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam gửi Hiệp hội phân bón Việt Nam kiến nghị sửa Luật số 71/2014/QH13 .

Theo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, việc giải quyết kiến nghị trên không đòi hỏi Nhà nước, doanh nghiệp phải bỏ tiền hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm dịch Covid-19 hoành hành, mà chỉ là điều chỉnh chính sách để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước bình đẳng với phân bón nhập khẩu.

Bởi thứ nhất khi đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất 0%, các sản phẩm phân bón được bán với giá trước thuế cộng với thuế GTGT bằng không (0), nghĩa là số tiền thuế GTGT đầu ra doanh nghiệp nộp cho Nhà nước bằng không (0) đồng và doanh nghiệp vẫn được hoàn thuế GTGT đầu vào, sẽ làm giảm giá thành sản xuất phân bón và có cơ hội giảm giá phân bón cho nông dân.

Lý do thứ 2 mà Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đưa ra là trong trường hợp đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất 5%, là tiền thuế GTGT đầu ra doanh nghiệp nộp cho Nhà nước và doanh nghiệp vẫn được hoàn thuế GTGT đầu vào (không làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp và không tăng giá bán phân bón cho nông dân).

Cả hai trường hợp trên thì phân bón sản xuất trong nước không phải tăng chi phí sản xuất bất hợp lý và bình đẳng trong môi trường kinh doanh với phân bón nhập khẩu. Doanh nghiệp trong nước có môi trường phát triển lành mạnh, bình đẳng; tăng đóng góp cho ngân sách nhà nước, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và đảm bảo lợi ích lâu dài của nông dân; góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ và phát triển bền vững.

T.D

Tags:

Tin khác

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp