Tập văn xuôi "Đàn bà liêu xiêu": Cuộc chơi của những người đàn bà thời Facebook

Thứ sáu, 03/04/2015 10:02 AM - 0 Trả lời

Tập văn xuôi "Đàn bà liêu xiêu": Cuộc chơi của những người đàn bà thời Facebook

(Congluan.vn) - 3 tác giả: Hồng Beo, Dona Đỗ Ngọc và Hậu Khảo Cổ trong "Đàn bà liêu xiêu" ghi lại những suy nghĩ, hoài niệm, trăn trở... "rất đàn bà" của họ về cuộc sống, tình yêu, quan hệ vợ chồng, xã hội... Trong các trang viết ngắn, sắc gọn, thân phận, đời sống của mỗi nhân vật hiện lên rõ nét, những người thân trong gia đình: bố, mẹ, cậu,em, người tình.... Qua họ đã hiện thành một xã hội đầy đủ và thu nhỏ.
 
Báo Công luận 
3 tác giả, mỗi người một góc riêng biệt. Những chuyến đi, những cung đường cũng là chủ đề chính trong phần viết của tác giả Hậu Khảo Cổ. Đi nhiều, trải nghiệm nhiều nên những gì chị thể hiện cũng đều thực tế. Dona Đỗ Ngọc quan sát mọi việc, mọi người từ góc độ "người chụp" (chị là một photographer) nên hình ảnh con người, sự vật, sự việc đều được cắt cúp căn chỉnh và đưa ra thông điệp rõ nét. “Tôi thích ba tác giả này lúc đứng chung trong một tập sách, bởi họ không không cố ý phải làm văn, phải so so, phải cân nhắc, phải lựa chọn từng chữ mà họ chỉ viết theo mạch cảm xúc đang có. Nghĩ đến đâu, viết đến đó. Cảm xúc thế nào, viết ra thế ấy. Nghĩ cho cùng, đây cũng là một dạng viết của các tín đồ “chơi” facebook toàn cầu. Nhờ thế, các bài viết dù ngắn, dài vẫn có những chi tiết thật và đời. Không bịa thêm, không hư cấu mà tự nó đã hấp dẫn, có sức sống riêng. Ngay cả câu cú, ngôn từ, sử dụng chữ cũng khác với cách viết trên văn bản truyền thống. Sức mấy văn bản truyền thống chấp nhận kiểu bông lơn mà họ đã thể hiện trong thế giới ảo: “kệ mịa”, “xang chọng”, “like còm”, “hồi xoan”, “đẹp chai”, “nhíp da”, “nhà zăn nước goài”, “ziết zăn”, “đi học đàng goàng”, “zồng khoai”, “dek thèm” v.v…
 
Điều này không phải làm rối rắm tiếng Việt, bởi trong ngữ cảnh hài hước một cách thầm trầm, bông đùa một cách thân mật thì Beo Hồng, Dona Đỗ Ngọc, Hậu Khảo Cổ đã cố tình sử dụng như một thủ pháp gây cười. Mà người ta chấp nhận được, không phải phàn nàn gì. Vui thôi mà. Đời sống thế giói mạng, dù muốn dù không, tự nó đã có những quy ước riêng trong phong cách thể hiện. Đố có văn bản hành chính nào có thể quy định, bắt buộc nổi rằng phải viết thế này, phải viết thế kia. Thì, cứ để xem “chữ nghĩa” ấy có tồn tại lâu dài hay không là chuyện khác”. Nhà thơ Lê Minh Quốc.
  • Hằng Nga 

Tin khác

Chiêm ngưỡng hàng sao đen trăm tuổi ở phố Lò Đúc (Hà Nội)

Chiêm ngưỡng hàng sao đen trăm tuổi ở phố Lò Đúc (Hà Nội)

(CLO) Những cây sao đen trên phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được trồng từ thời Pháp có tuổi đời khoảng 120 năm mang nhiều giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen quý hiếm, gắn bó từ rất lâu với người dân Thủ đô.

Đời sống văn hóa
Hoa sơn tra đua nhau bung nở giữa núi rừng Tây Bắc

Hoa sơn tra đua nhau bung nở giữa núi rừng Tây Bắc

(CLO) Cánh rừng sơn tra ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La đang đua nhau bung nở rực sáng khắp các bản làng. Từ thung lũng đến triền núi đều được bao phủ một lớp màu trắng muốt như điểm tô thêm bức tranh đa sắc màu của miền núi rừng Tây Bắc.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc Chương trình biểu diễn dân gian Holi của người Ấn Độ tại Hà Nam

Đặc sắc Chương trình biểu diễn dân gian Holi của người Ấn Độ tại Hà Nam

(CLO) Tối 28/3, tại Khu du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng), UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ qua Chương trình biểu diễn dân gian Holi.

Đời sống văn hóa
Hàng nghìn người tham dự lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn

Hàng nghìn người tham dự lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn

(CLO) Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng diễn ra tại chùa Quán Thế Âm trong 4 ngày từ 26 đến 29/3.

Đời sống văn hóa
Tôn vinh những cống hiến của các nghệ nhân, nghệ sỹ TP Hồ Chí Minh

Tôn vinh những cống hiến của các nghệ nhân, nghệ sỹ TP Hồ Chí Minh

(CLO) Tối 28/3, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ tôn vinh Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2024”.

Đời sống văn hóa