(NB&CL) Tôn trọng và Hiểu biết. Đối thoại và Hợp tác. Tất cả quyền con người cho tất cả mọi người” - đó là phương châm được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh trong bài phát biểu tại phiên khai mạc Phiên họp cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) Liên hợp quốc (LHQ).
“Tôn trọng và Hiểu biết. Đối thoại và Hợp tác. Tất cả quyền con người cho tất cả mọi người” - đó là phương châm được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh trong bài phát biểu tại phiên khai mạc Phiên họp cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) Liên hợp quốc (LHQ) sáng 27/2 - vừa qua tại Geneva, Thụy Sĩ. Phiên họp thường kỳ này chính thức mở đầu sự tham gia của Việt Nam với tư cách là thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, sau khi Việt Nam trúng cử trong cuộc bầu cử tại Đại hội đồng LHQ tháng 10/2022.
Phiên họp quan trọng nhất của HĐNQ trong năm 2023 và sự khởi đầu vai trò thành viên của Việt Nam
Theo Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, khóa họp 52 của HĐNQ sẽ diễn ra trong gần 6 tuần từ ngày 27/2 - 4/4, chủ yếu theo hình thức trực tiếp. Khóa họp 52 là khóa họp thường kỳ đầu năm và quan trọng nhất của HĐNQ trong năm 2023 do có Phiên họp cấp cao mở đầu năm công tác của HĐNQ. Phiên họp cấp cao của HĐNQ năm nay diễn ra từ ngày 27/2-2/3, là hoạt động đa phương cấp cao đầu tiên trong khuôn khổ LHQ trong năm 2023, dự kiến có khoảng hơn 120 lãnh đạo cấp cao các nước và tổ chức quốc tế.
Ngoài Phiên họp cấp cao, chương trình đồ sộ của khóa họp 52 còn có 9 Phiên thảo luận chuyên đề. Bên cạnh đó, khóa họp 52 cũng thảo luận khoảng 80 báo cáo chuyên đề và thảo luận, đối thoại với khoảng 45 Thủ tục đặc biệt và các cơ chế nhân quyền của HĐNQ, thông qua quyết định của HĐNQ bổ nhiệm 10 nhân sự cho các Thủ tục đặc biệt (gồm Cơ chế chuyên gia hoặc Báo cáo viên đặc biệt, với tư cách độc lập, về một số chủ đề hoặc nước cụ thể); và thông qua khoảng 36 nghị quyết của HĐNQ về nhiều chủ đề. Khóa họp 52 cũng sẽ có các phiên thảo luận, đối thoại về tình hình nhân quyền tại các nước, hoàn thành thủ tục thông qua Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của một số nước…
Đối với Việt Nam, việc Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự khóa họp lần này chính thức mở đầu sự tham gia của Việt Nam với tư cách là thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, sau khi Việt Nam trúng cử trong cuộc bầu cử tại Đại hội đồng LHQ tháng 10/2022.
Việc Phó Thủ tướng Chính phủ tham dự Phiên họp Cấp cao khóa 52 HĐNQ thể hiện rõ cam kết và nỗ lực, vai trò của Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của HĐNQ nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung, chủ động tham gia, đóng góp tích cực, thực chất vào các hoạt động của HĐNQ và cộng đồng quốc tế; góp phần nâng cao uy tín, vị thế, hình ảnh một nước Việt Nam năng động, đổi mới, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, luôn coi người dân là mục tiêu, chủ thể và động lực của tiến trình phát triển; tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với hệ thống các cơ quan LHQ, các tổ chức quốc tế và các nước, đồng thời tranh thủ thêm sự hỗ trợ quốc tế đối với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Sẵn sàng làm cầu nối để giảm khác biệt, gia tăng hợp tác
Nhấn mạnh ấy của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trong bài phát biểu tại Phiên họp cũng là thông điệp mà Việt Nam gửi tới thế giới. Thực tế, không phải tới bây giờ mà từ nhiều năm qua, Việt Nam luôn tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền LHQ từ khi cơ quan này được thành lập, trong đó Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.
“Hành trang của Việt Nam đến với Hội đồng Nhân quyền là lịch sử hào hùng của dân tộc, những thành tựu đáng tự hào trong đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, là chủ trương luôn đặt con người ở vị trí trung tâm trong quá trình phát triển, cùng với quyết tâm gánh vác các trọng trách quốc tế trên cơ sở đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế” - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh.
Với tâm thế ấy, trên trọng trách mới, Việt Nam ý thức sâu sắc về trách nhiệm nặng nề trước sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế, cam kết sẽ đóng góp với tinh thần trách nhiệm cao nhất cho công việc của Hội đồng Nhân quyền, vì một tương lai tốt đẹp hơn của nhân loại.
“Là thành viên của nhiều cơ chế đa phương quan trọng, Việt Nam cam kết mạnh mẽ với chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, sẵn sàng làm cầu nối để giảm khác biệt, gia tăng hợp tác tại Hội đồng Nhân quyền với phương châm “Tôn trọng và Hiểu biết. Đối thoại và Hợp tác. Tất cả quyền con người cho tất cả mọi người” - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang khẳng định.
Với tư cách thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam sẽ cùng 46 nước thành viên khác của HĐNQ quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐNQ, bao gồm các vấn đề lớn của khóa họp như bỏ phiếu các dự thảo nghị quyết trong đó có khuyến nghị đối với các quốc gia, cũng như việc lập hoặc bổ nhiệm cơ chế nhân quyền của HĐNQ.
Đồng thời, Việt Nam tích cực tiếp xúc, trao đổi, tham vấn với đại diện các nước, tham gia xây dựng nội dung các văn kiện, dự thảo nghị quyết, đồng bảo trợ một số sáng kiến để HĐNQ thông qua tại cuối khóa họp vào đầu tháng 4, trên tinh thần thúc đẩy đối thoại và hợp tác, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thể hiện quan điểm, chính sách nhất quán, thành tựu của Việt Nam và quan điểm, thành tựu chung của ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, góp phần cùng các nước bảo đảm hoạt động của HĐNQ phù hợp với Hiến chương LHQ, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Tiếp tục các hoạt động nhân dịp tham dự Phiên họp Cấp cao lần thứ 52 Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Thụy Sĩ, trong chiều 27 và 28/2, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã có cuộc gặp lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế. Tại các cuộc gặp, các đối tác quốc tế cam kết ủng hộ Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Đơn cử, trong cuộc gặp của Phó Thủ tướng và Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Csaba Korosi, ông Korosi đánh giá cao việc Việt Nam là một trong những nước đi đầu thúc đẩy vấn đề biến đổi khí hậu và quyền con người tại Hội đồng Nhân quyền và mong Việt Nam ủng hộ sáng kiến về Hệ thống thông tin toàn cầu về nước dự kiến đưa ra tại Hội nghị nước tháng 3/2023 và tham gia vào chuỗi Báo cáo Khoa học về lương thực bền vững ở New York thời gian tới.
Hay tại cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Okonjo-Iweala, bà Okonjo-Iweala mong Việt Nam là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp định nghề cá và sẽ phối hợp chặt chẽ tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 13, trong đó cần có đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: ADB dự báo tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam đạt 6,6%; Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát động toàn thành phố xử lý rác thải, nước thải; TPHCM chi 15,7 tỉ đồng miễn phí vé Metro số 1 trong 30 ngày…
(CLO) Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo được đặt trong khuôn viên Bảo tàng Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), gồm các không gian triển lãm ngoài trời và trong nhà, mang đến cơ hội trưng bày, giới thiệu các sáng kiến và sản phẩm thiết kế sáng tạo, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động liên quan.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có ý kiến chỉ đạo tập trung đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các Trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua địa bàn tỉnh.
(CLO) Cảnh sát Hàn Quốc đã thực hiện cuộc đột kích Văn phòng Tổng thống Yoon Suk Yeol vào ngày 11/12. Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng nước này đã có hành động tự tử, nhưng bất thành.
(CLO) Khoảng 3-5 tấn cá chim nuôi trong hồ của một hộ dân ở Hà Tĩnh bất ngờ chết hàng loạt, ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng. Hiện chủ hồ đi thuyền và sử dụng các vật dụng vớt, thu gom số lượng cá chim chết trắng nổi trên hồ để đưa đi xử lý, phòng tránh ô nhiễm môi trường
(CLO) Ngày 10/12, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết các cuộc đàm phán liên quan đến xung đột Nga - Ukraine có thể sẽ bắt đầu ngay vào "vào mùa đông này", khi Ba Lan chuẩn bị đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1 tới.
(CLO) Ngày 11/12, lãnh đạo UBND phường Mỹ Xá (thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy lớn ở khu vực Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại, dịch vụ, vận chuyển phát nhanh Thái Tuấn (tại đường N4, Khu công nghiệp Hòa Xá).
(CLO) Kinh tế Trung Quốc đang chật vật với lạm phát tiêu dùng chỉ 0,2% và giảm phát sản xuất kéo dài 26 tháng, đối mặt bất ổn nội địa lẫn thương mại Mỹ-Trung.
(CLO) Cựu Tổng thống Nga và hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, ông Dmitry Medvedev, đã đến Bắc Kinh để tiến hành các cuộc hội đàm kéo dài hai ngày với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
(CLO) Theo quy hoạch, thành phố Hà Nội có 1.690 bãi đỗ xe, nhưng hiện mới đầu tư xây dựng được 72 bãi đỗ xe hoạt động. Theo quy hoạch, diện tích giao thông tĩnh phải đáp ứng được 30% nhưng thực tế thành phố mới đáp ứng được 0,5%.
(CLO) Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội trong quý I và II-2025, các quận: Ba Đình, Đống Đa phấn đấu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Trên cơ sở đó, Ban Quản lý chỉ đạo các nhà thầu khi nào có mặt bằng sẽ triển khai thực hiện dự án ngay.
(CLO) Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của châu Á sẽ vẫn ổn định trong năm nay và năm sau, thế nhưng các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử sẽ tác động dài hạn tới các nền kinh tế trong khu vực.
(CLO) Theo quy hoạch, thành phố Hà Nội có 1.690 bãi đỗ xe, nhưng hiện mới đầu tư xây dựng được 72 bãi đỗ xe hoạt động. Theo quy hoạch, diện tích giao thông tĩnh phải đáp ứng được 30% nhưng thực tế thành phố mới đáp ứng được 0,5%.
(CLO) Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội trong quý I và II-2025, các quận: Ba Đình, Đống Đa phấn đấu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Trên cơ sở đó, Ban Quản lý chỉ đạo các nhà thầu khi nào có mặt bằng sẽ triển khai thực hiện dự án ngay.
(CLO) Sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, ngày 11/12, Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX đã bế mạc, hoàn thành nội dung chương trình đề ra.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Nhân quyền lớn nhất của Việt Nam là làm sao để hơn 100 triệu người dân được sống trong tự do, ấm no và hạnh phúc, an ninh, an toàn, an dân".
(CLO) Ngày 11/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
(CLO) Ngày 10/12/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1539/QĐ-TTg phê duyệt Đề án mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phục hồi các hệ sinh thái biển đến năm 2030, để đảm bảo diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 6% diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam.
(CLO) Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 151/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trong đó, quy định rõ điều kiện xe cơ giới nước ngoài và người nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về việc dành quỹ đất làm nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp và 20% quỹ đất ở đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo pháp luật về nhà ở.
(CLO) Tỉnh ủy Thái Bình vừa tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.