"Tất tần tật" về nhóm hài kịch cổ trang gây sốt "Chuồn Chuồn giấy"

Thứ sáu, 03/04/2015 10:40 AM - 0 Trả lời

"Tất tần tật" về nhóm hài kịch cổ trang gây sốt "Chuồn Chuồn giấy"

(Congluan.vn) - Chuồn Chuồn giấy sẽ tiết lộ những thông tin mới nhất
 
Sau màn biểu diễn gây sốt tại vòng loại chương trình 'Tìm kiếm tài năng Việt Nam', cuộc sống của nhóm Chuồn Chuồn giấy có gì thay đổi ?
 
- Nhóm nhận được sự quan tâm, ủng hộ, tình cảm của quý vị khán giả khắp cả nước và cả những cô chú, anh chị, các bạn người Việt Nam ở nước Ngoài như Mỹ, Canada, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan…..Trang facebook nhóm được nhiều người theo dõi hơn! Chưa bao giờ nhóm cảm thấy mình được như nhiều người yêu thương, quý mến như thế này! Nhóm thật sự hạnh phúc vô cùng!
 
Báo Công luận 
 
Ngoài ra, nhóm được nhiều người biết đến, nhận được nhiều lời mới biểu diễn nhưng phải sắp xếp thời gian đi học,đi làm và tập luyện cho tiết mục tiếp theo ở vòng sau “Tìm kiếm tài năng Việt Nam” nên cũng chưa có nhiều cơ hội gặp gỡ quý vị khán giả ở các tỉnh thành khác.
 
-Trước đó, các bạn đã gặp khó khăn gì trong việc lựa chọn loại hình nghệ thuật này để biểu diễn?
 
- Vì Chuồn chuồn giấy là nhóm kịch cổ trang người xưa có câu “Phi xiêm y bất thành tuồng cổ” nên khó khăn lớn nhất của nhóm là kinh phí đầu tư cho trang phục, đạo cụ nên việc trong các vở kịch của mình.
 
Ở những suất diễn đầu tiên khi mới thành lập thì nhóm tận dụng những bộ đồ cũ mà các bạn đã đầu tư cho các cuộc thi cosplay ở những năm trước, còn trang sức, tóc tai, trâm cài lược giắt thì phải đi mượn ở một người chị làm nghề hóa trang, tạo mẫu tóc. Sau đó thì nhóm lấy tiền catse và thậm chí là bỏ tiền túi để mua sắm đồ đạc cho riêng mình.
 
Ngoài ra trong những vở kịch đòi hỏi có nhiều trang phục, đạo cụ ( vì nhân vật thay đổi ngoại hình theo dòng thời gian) thì các bạn chịu trách nhiệm may đồ diễn cho nhóm phải tranh thủ sau thời gian đi làm ở công ty về nha may tiếp trang phục cho nhóm. Vở kịch café mới nhất của nhóm - “ Lạc giữa thâm cung”, số tiền chi trả cho những bộ trang phục với kiểu dáng cầu kỳ, trang trí tinh xảo đã lên đến 40 triệu! Con số ấy khi nói ra ai cũng…hết hồn vì không ngờ một vở kịch café mà nhóm lại chịu chi như thế!
 
Nhưng quả thật, khi làm nghệ thuật Chuồn Chuồn giấy luôn lấy phương châm là: chữ “ Mỹ” ( đẹp) đi đầu nên luôn mong muốn bên cạnh nội dung hấp dẫn thì các nhân vật trong kịch ai cũng luôn thật tươm tất, chỉn chu, mang đến cái nhìn đẹp nhất cho quý vị khán giả! Chính vì vậy mà việc vận chuyển cái túi trang phục, đạo cụ…khổng lồ trong mùa mưa gió là rất khó khăn, khổ sở!
 
Báo Công luận 
 
Bên cạnh đó, các thành viên Chuồn Chuồn giấy đều có việc học, việc làm riêng nên thời gian để tập trung tất cả mọi người cùng tập một vở kịch dài có thời lượng 2 – 3 tiếng phải tốn khá nhiều thời gian. Nhiều khi quá mệt mỏi vì công việc ở công ty rồi phải tốn sức để tập kịch, mọi người cùng đổ bệnh nhưng rồi cũng phải cố gắng vượt qua để có thể trình làng cho quý vị khán giả thân yêu những vở kịch thật hấp dẫn!
 
- Làm thế nào để các bạn gặp được nhau và lập nên Chuồn chuồn giấy?
 
-Tất cả đều do một chữ “Duyên”. Khi bạn Thái Duy thành lập nhóm cosplay Returning Pearl, có nhiều bạn bè trong trường cấp 3, bạn trên facebook cũng muốn tham gia nên xin gia nhập vào nhóm. Ngoài ra một số anh chị em khác là do thành viên trong Chuồn Chuồn giấy giới thiệu vào để cùng thỏa mãn niềm đam mê hóa thân thành nhân vật cổ đại giống như các bộ phim mà mình đã từng xem lúc nhỏ. Vì thế mà từ một nhóm cosplay chỉ có vỏn vẹn 4-5 người mà giờ đây Chuồn Chuồn giấy đã trở thành một nhóm kịch cổ trang với 15 thành viên ( khoảng 8 người tham gia biểu diễn, còn lại đảm nhận công việc hậu trường).
 
Báo Công luận 
Một tạo hình đẹp của Thái Duy, thành viên nhóm Chuồn Chuồn giấy.
 
-Việc dựng bài vở và phân vai được đảm trách thế nào?
 
- Bạn Thái Duy là người viết kịch bản và dàn dựng những vở kịch cho nhóm. Ngoài ra còn có sự góp sức của bạn Hoài Tân- người chỉ đạo diễn xuất cho các thành viên mới cũng như chỉnh sửa cho các thành viên cũ. Bạn Bá Thanh cũng là người đưa ra nhiều ý tưởng hay, lạ để nhóm phát triển thành đường dây kịch bản.
 
Chuồn Chuồn giấy cũng có một hệ thống phân vai cho mình, giống như sân khấu cải lương.
 
Bá Thanh, Đông Hải là hai gương mặt kép đẹp của nhóm, chuyên đóng những vai nam chính diện Bạn Thái Duy chuyên trị các vai đào thương (vai nữ hiền lành), bạn Đoan Trang, Gia Ngân đóng đào tính cách. Đào lẳng, độc do bạn Thanh Sơn đảm nhận. Các vai diễn hài hước, độc đáo, đem lại tiếng cười niềm vui cho khán giả được thể hiện bởi Hoài Tân, Trung Lâm, Sơn Tùng….
 
Báo Công luận 
 
- Chuồn Chuồn giấy có nghĩ rằng thể loại kịch cổ trang sẽ bị khu biệt đối tượng khán giả không?
 
- Chuồn Chuồn giấy tự tin rằng có rất nhiều khán giả yêu thích thể loại kịch cổ trang. Trong suốt hơn 2 năm hoạt động nghệ thuật, khán giả của CCG không chỉ là các bạn trẻ mà còn là các cô chú lớn tuổi, các bé thiếu nhi….Bởi vì không chỉ có nhóm mà còn có rất nhiều cô chú anh chị, các bạn, các em yêu thích những giá trị văn hóa cổ truyền.
 
- Ngoài hài kịch cổ trang, nhóm các bạn có thể biểu diễn được loại hình nghệ thuật nào nữa?
 
Nhóm Chuồn Chuồn giấy ngoài diễn kịch ( không chỉ riêng hài kịch mà còn cả bi kịch nữa ) cổ trang, còn có thể diễn kịch thiếu nhi, hát, múa, làm PG …Ngoài ra nhóm cũng có dịch vụ cho thuê trang phục, làm tóc, trang điểm cổ trang hoặc cô dâu, viết kịch bản,biên đạo múa, dàn dựng tiết mục văn nghệ theo yêu cầu của khách hàng.
 
Báo Công luận 
 
- Các bạn có dự định gì cho kế hoạch tương lai của nhóm?
 
Nhóm sẽ cố gắng hết để hoàn thành tốt phần dự thi của nhóm ở những vòng tiếp theo của “Tìm kiếm tài năng Việt Nam”.
 
- Cảm ơn Chuồn Chuồn giấy đã trả lời phỏng vấn độc quyền với MyIdol, mến chúc các bạn ngày càng thành công và được khán giả yêu mến! 
 
Châu Anh
Ảnh: Andy Cao, Khiêm Nguyễn, Trương Thành Long, Cotin

Tin khác

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề 'Giữ nghề xưa trên phố'

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố"

(CLO) Chiều 19/4 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra chương trình khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách 'Thưởng thức triết học'

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách "Thưởng thức triết học"

(CLO) Nhân dịp bộ sách Thưởng thức triết học ra mắt độc giả Việt Nam, ngày 20/4 tới đây tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng và Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt bộ sách với chủ đề "Mỗi đứa trẻ là một triết gia".

Đời sống văn hóa
Sơn La: Hơn 10.000 đầu sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2024

Sơn La: Hơn 10.000 đầu sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2024

(CLO) Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La tổ chức Triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024.

Đời sống văn hóa
Nhiều điểm mới của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Nhiều điểm mới của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

(CLO) Ngày 19/4, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam thông tin tới báo chí về những điểm mới tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Độc đáo lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai

Bắc Giang: Độc đáo lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai

(CLO) Mới đây, Ban quản lý ba thôn (Mai Trung, Mai Thượng và Thắng Lợi, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) tổ chức lễ hội bơi chải truyền thống làng Tiếu Mai. Hoạt động sẽ diễn ra trong ba ngày (18-20/4/2024).

Đời sống văn hóa