Taxi giá 'chát', cơm 'chục triệu' khiến khách Tây chạy 'mất dép'

Thứ sáu, 03/04/2015 10:26 AM - 0 Trả lời

Taxi giá 'chát', cơm 'chục triệu' khiến khách Tây chạy 'mất dép'

Taxi giá "chát", cơm "chục triệu" ... là những ví dụ tiêu biểu cho nạn "chặt chém" du khách nước ngoài tại Việt Nam.
 
 
Taxi "dù": 1 triệu đồng cho 3 km
 
Đối với hầu hết du khách nước ngoài khi đến Việt Nam, taxi luôn là phương tiện được sử dụng nhiều nhất. Do không biết rõ đường xá cũng như giá cước tại nước bản địa nên những người ngoại quốc này luôn nằm trong "tầm ngắm" của các tài xế lưu manh.
 
Báo Công luận 
Taxi "chặt chém" khách sẽ bị xử phạt nặng
 
Mới đây nhất là vụ việc taxi "dù" đội lốt chính hãng đã tính phí lên tới 50 USD (tương đương với 1 triệu đồng) chỉ cho 3 km di chuyển. Theo đó, vào ngày 15/2, hai khách du lịch người Anh là Nicola Iraland và Brianna Solomon bắt một xe taxi biển số 29Z-6587 giả hãng Hà Anh đi từ đền Ngọc Sơn ra Bảo tàng Hồ Chí Minh.
 
Mặc dù chỉ đi được đoạn đường rất ngắn khoảng hơn 3km nhưng theo hai vị khách này, đồng hồ tính tiền nhảy nhanh và họ khẳng định đồng hồ sai. Hai du khách này cũng cho biết sau một vài lời tranh cãi, người lái xe đã ra ghế sau, lấy 50 USD từ tay khách đồng thời mở cửa xe đuổi khách xuống. 
 
Bức xúc trước việc bị "chém" đẹp, hai khách du lịch đã chụp lại biển số xe và trình báo với Bộ phận hỗ trợ khách du lịch thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội. Ngay sau đó, ngày 19/2, Bộ phận trên đã phối hợp với lực lượng Thanh tra Giao thông thành phố xử lý vụ việc, đồng thời buộc lái xe phải xin lỗi và hoàn trả lại tiền cho khách.
 
Khách cũng cho biết, sau một vài lời tranh cãi, người lái xe đã ra ghế sau, lấy 50 USD từ tay khách đồng thời mở cửa xe bảo khách xuống. Hai khách du lịch đã chụp lại biển số xe, tới trình báo Bộ phận hỗ trợ khách du lịch.
 
Được biết sau vụ việc này, Thanh tra Giao thông đã lập đường dây nóng ứng trực 24/24 giờ xử lý các vi phạm liên quan.
 
Trộm trắng trợn 170 triệu đồng
 
Bên cạnh nạn chặt chém, mất đồ cũng là tình trạng nhiều du khách phải đối mặt khi đến Việt Nam. Lý do thì vô vàn như để quên đồ trên xe nhưng tài xế không trả lại, thậm chí có không thiếu trường hợp bị trộm vô cùng trắng trợn.
 
Gần đây nhất là trường hợp của bà Tuyết (54 tuổi, Việt kiều Canada) lưu trú tại Phú Nhuận - Tp.HCM, vào ngày 1/3 bà đã bị tài xế taxi cướp đoạt số tài sạn có trị giá lên tới khoảng 170 triệu đồng. 
 
Báo Công luận 
Tình trạng khách mất đồ trên taxi hiện đang rất phổ biến
 
Hôm đó, bà Tuyết đã sử dụng taxi của hãng Vinasun để ra sân bay. Trong lúc bà Tuyết đang từ biệt người thân, lái xe của hãng này đã lén lút lấy một túi xách của khách rồi lên xe tẩu thoát. Theo bị hại trình báo với công an, trong túi bị mất cắp có 300 đôla Canada, 200 USD, 2 triệu đồng, một điện thoại di động, một lắc tay bằng vàng trắng, ba dây chuyền có đính kim cương, một túi xách hiệu và một túi xách hiệu Guess. 
 
Ngay sau đó Công an quận Phú Nhuận đã vào cuộc và truy bắt được gã tài xế này, đồng thời hoàn trả lại tài sản cho nạn nhân.
 
Ẩm thực: Mài dao "chém" khách
 
Tình trạng chặt chém khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài đã là vấn nạn từ lâu tại nhiều thành phố du lịch nổi tiếng như Vũng Tàu, Hạ Long (Quảng Ninh), Cửa Lò (Nghệ An), Sầm Sơn (Thanh Hoá) ... Nhiều nhà hàng, quán ăn tại đây thường dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để “chém đẹp” khách.
 
Tiêu biểu là vụ việc diễn ra hồi 5/2013 vừa qua tại Vũng Tàu, khi quán ăn Hương Việt ở số 94, đường Hoàng Hoa Thám, phường 2 đã bị xử phạt 12,5 triệu đồng vì hành vi “chặt chém” khách.
 
Báo Công luận 
 
Cụ thể, vào quãng thời gian trên, một nhóm du khách gồm 7 người, trong đó có 4 người Nhật, 3 người Việt Nam đến quán Hương Việt ăn hải sản. Khẩu phần ăn của 7 người gồm 6,1kg tôm kẹt (tôm hùm loại nhỏ); 3,5kg cua; 1,7kg mực, hàu... Khi thanh toán, nhóm khách tá hỏa khi phải trả số tiền 16,6 triệu đồng.
 
Sau khi tiếp nhận phản ánh của nhóm du khách, đoàn kiểm tra liên ngành du lịch và dịch vụ Vũng Tàu đã tiến hành xác minh, bên cạnh việc xử phạt quán ăn Hương Việt và tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ quán còn phải bồi hoàn lại cho nhóm du khách 4,8 triệu đồng. 
 
Các thủ đoạn "chặt chém" khách nước ngoài hiện khá phổ biến ở các quán ăn Việt. Khi khách gọi món, họ thường không mang thực đơn ra; hoặc thực đơn ghi mập mờ để gian lận số lượng và chất lượng. Khi tính tiền, nếu khách thắc mắc thì nhân viên mang ra một thực đơn khác với giá cao gấp nhiều lần ban đầu.
 
Khi khách phản ứng, nhân viên quán tỏ thái độ hung hãn, đe dọa khiến nhiều du khách sợ mà ngậm bồ hòn làm ngọt. 
 
Đồng thời các Sở Sở Văn hoá - Thể thao - Du Lịch cùng cho rằng, thành phố nên có chế tài xử phạt theo hướng tăng nặng hơn cũng như các biện pháp quyết liệt hơn đối với các đối tượng “chặt chém” du khách. Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) vừa tiếp nhận năm trường hợp người dân tộc Dao ở tỉnh Thái Nguyên bị ngộ độc nấm tán trắng trong tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng, tụt huyết áp, men gan tăng. 
 
Ðến chiều 10-3, tình trạng sức khỏe người bệnh bước đầu hồi phục. PGS, TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc cho biết, các nạn nhân này bị ngộ độc nấm chậm (15 giờ sau khi ăn nấm). Theo sự phân chia để điều trị cấp cứu ngộ độc thực phẩm, thì ngộ độc nấm chậm khó điều trị. Trong khi đó, nấm tán trắng là nấm có độc tính cao, nếu không được điều trị nhanh, kịp thời sẽ dẫn đến viêm gan, viêm thận cấp và làm suy đa phủ tạng. Vì vậy, các thầy thuốc của Trung tâm Chống độc vẫn đang theo dõi sát diễn tiến sức khỏe của các nạn nhân.
 
Theo nhận định của các chuyên gia, ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca, nhưng tỷ lệ tử vong lại cao. Nguyên nhân là do nhiều người dân không biết cách nhận biết các loại nấm độc mọc ở quanh vườn nhà, ở rừng nên hái về ăn. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị các địa phương phối hợp tuyên truyền về nấm bằng tiếng Dao, Thái, Mông nhằm phổ biến rộng rãi các thông tin phân biệt nấm độc tới người dân để phòng ngừa ngộ độc.
 
 Theo VTC news 

Tin khác

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín... dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín... dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Sáng 19/4 (tức ngày 11 tháng 3 năm Giáp Thìn), tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, đại diện già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín, đồng bào các dân tộc trên khắp mọi miền Tổ quốc dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Đời sống văn hóa
12.000 đầu sách trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024

12.000 đầu sách trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024

(CLO) Hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách với nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, UBND tỉnh Nghệ An và UBND thị xã Cửa Lò tổ chức công bố di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa