Tẩy chay thuốc bảo vệ thực vật độc hại, nâng cao chất lượng nông sản Việt Nam

Thứ tư, 16/05/2018 07:27 AM - 0 Trả lời

(CLO) Công tác quản lý thuốc BVTV đang được siết chặt, tăng cường quản lý ở tất cả các khâu từ đăng ký, khảo nghiệm, cấp phép nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, sử dụng nhằm hướng tới một nền nông nghiệp sạch, đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình hội nhập.

Việt Nam đang sử dụng khoảng 100 nghìn tấn mỗi năm, chủ yếu nhập khẩu thuốc hóa học và con số này phải tiếp tục giảm. Bởi, lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến giá thành sản xuất cao, chất lượng không tốt, gây độc hại cho chính nông dân và người tiêu dùng, hệ sinh thái suy kiệt. Việt Nam đang chuyển từ trạng thái hàng hóa quy mô quốc gia sang sản xuất hàng hóa mức độ cao, đáp ứng nhu cầu thị trường 100 triệu dân trong nước và cũng như người tiêu dùng thế giới, với yêu cầu, đỏi hỏi về chất lượng, an toàn cao. Trong khi đó, yêu cầu phát triển phải bám 3 trụ cột là kinh tế, môi trường và an sinh xã hội. 

Việt Nam đã hình thành được hệ canh tác đáp ứng nhu cầu nguồn lương thực đảm bảo trong nước và xuất khẩu; trong đó, có vai trò quan trọng của bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, ngành còn những tồn tại, bất cập lớn đó là sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây độc hại cho chính người sản xuất, cộng đồng, giảm sự cạnh tranh sản phẩm, giảm sinh thái môi trường, gây thoái hóa đất đai… Trước những thách thức lớn về biến đổi khí hậu sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro dịch bệnh, hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng trong thời kỳ 4.0, các quốc gia có nền nông nghiệp hiện đại đòi hỏi ngành bảo vệ thực vật phải tiếp tục tái cơ cấu phù hợp với tình hình mới. 

Do đó, trước hết phải giảm về cơ học, đặc biệt phải có lộ trình ngay với nhóm thuốc trừ cỏ, nhóm có độc tố cao được sản xuất đã lâu mà hiện không phù hợp nhiều với sinh thái; nhóm thuốc quá nhiều trên một đối tượng cây trồng, điển hình thuốc bảo vệ thực vật cho lúa chiếm 30% loại thuốc. Hiện tại, vấn đề quản lý, sử dụng thuốc BVTV vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Việc nông dân lạm dụng thuốc BVTV hóa học và phân bón vô cơ vẫn đang rất đáng báo động. Điều này dẫn đến các nguy cơ về mất an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất và đặc biệt là tình trạng kháng thuốc của sinh vật gây hại. Cũng như phân bón, hiện số lượng thuốc BVTV trong danh mục còn mất cân đối. Trong 4.000 thuốc BVTV, chỉ 19% là thuốc sinh học, còn lại là thuốc hoá học. 

Báo Công luận
Bộ NN&PTTN vừa loại bỏ 1.024 loại thuốc BVTV độc hại, làm ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái khỏi danh mục. Ảnh minh hoạ - nguồn internet

Đáng lưu ý, có tới 3.800/4.000 loại thuốc cho cây lúa, chỉ khoảng 200 loại thuốc cho các loại cây trồng khác. Qua rà soát, Bộ NN&PTTN cho biết đã vừa loại bỏ 1.024 loại thuốc BVTV độc hại, làm ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái khỏi danh mục. Cục BVTV đã vận động các doanh nghiệp tự rút khỏi danh mục 206 tên thương phẩm thuốc BVTV. Ngoài ra, Cục cũng khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký vào danh mục các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc thế hệ mới an toàn hiệu quả và các thuốc bảo quản rau quả, ủ chín trái cây an toàn. Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV hóa học cũng bắt đầu chuyển hướng phát triển sản phẩm sinh học đáp ứng nhu cầu ngày một tăng nhanh của thị trường. Ngày 15/5, tại hội nghị định hướng công tác bảo vệ thực vật (BVTV) trong tình hình mới, Bộ NN&PTNT đã hoàn thiện các báo cáo đánh giá và quyết định loại bỏ ra khỏi danh mục 7 hoạt chất (818 tên thương phẩm) có độc tính cao, tồn dư trên nông sản gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường sinh thái. 

Đây cũng là những loại thuốc không đáp ứng quy định về quản lý thuốc BVTV hiện hành (gồm Carbendazim, Benomyl, Thiophanate - methyl, hoạt chất 2,4D, Paraquat, Trichlorfon và Carbofuran). Việc cấp phép khảo nghiệm được dựa trên cơ sở khoa học theo nguyên tắc loại bỏ dần những thuốc BVTV có độc tính cao, ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời khuyến khích những loại thuốc hiệu quả, an toàn trong sử dụng đặc biệt là các loại thuốc sinh học. Trong thời gian qua, đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất thân thiện với môi trường được triển khai, nhân rộng đến nông dân, cụ thể như: Chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm và mô hình “công nghệ sinh thái”; Chương trình thâm canh lúa cải tiến (SRI); Chương trình gieo sạ né rầy… 

Việc liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ là xu hướng tất yếu trong sản xuất hàng hóa, thị trường hóa sản xuất nông nghiệp để đảm bảo có thể quản lý tốt việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nhằm đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm cho sản phẩm. Liên kết sản xuất còn là yếu tố quan trọng để tổ chức thu gom bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, không để gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, các chuỗi liên kết cũng là tiền đề quan trọng để áp dụng các công nghệ 4.0 vào thực tế sản xuất. Ngành bảo vệ thực vật phải phối hợp cùng các đơn vị kiểm soát, ngăn chặn tình trạng thuốc nhập lậu. Đây là thuốc sẽ không kiểm soát được số lượng, chất lượng và không kiểm soát được quá trình sử dụng. Đồng thời chấn chỉnh mạng lưới cung ứng thuốc bảo vệ thực vật, nhất là khâu dịch vụ trung gian. 

Bên cạnh đó, hướng các nhà sản xuất, phân phối, người sử dụng vào sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường như thuốc bảo vệ thực vật sinh học để thay thế dần các nhóm thuốc hóa học. Tăng cường tuyên truyền đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất thân thiện môi trường vào sản xuất. Đối với người sản xuất phải tham gia sản xuất chuỗi, hình thành vùng sản xuất với các đối tượng cây trồng sẽ có kỹ sư hướng dẫn phương thức trồng trọt. Khi đó sẽ chỉ phun khi đúng bệnh, đúng thời điểm, liều lượng. Sắp tới Bộ NN&PTNT sẽ tục rà soát, quản lý chặt chẽ vật tư nông nghiệp ở tất cả các khâu từ khảo nghiệm, đăng ký đến sử dụng. 

Đến năm 2021, sẽ tăng lượng phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp để sử dụng trong nước ít nhất là 3 triệu tấn/năm và xuất khẩu đạt 0,5 triệu tấn/năm; tăng tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ so với tổng số sản phẩm phân bón từ 5% hiện nay lên 10%. Đối với thuốc BVTV, sẽ rút ngắn 30% số lượng tên thương phẩm trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam; tăng 30% lượng thuốc BVTV sinh học được đăng ký và sử dụng. Tiếp tục khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất, kinh doanh và ứng dụng biện pháp sinh học, phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học để phòng, chống SVGH./.

Huyền Thu

 

Tin khác

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe
TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

(CLO) Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn của các trường học, không còn kiểm tra báo trước.

Sức khỏe