Thâu tóm và sáp nhập (M&A) tiếp tục là "hot trend" 2018?

Thứ sáu, 16/03/2018 15:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thâu tóm và sáp nhập (M&A) đang được xem là phương thức hiệu quả nhất giúp các doanh nghiệp phát triển. Năm 2017, thị trường đã chứng kiến nhiều thương vụ M&A và xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục trong năm 2018.

Nhiều thương vụ M&A đình đám

Trong năm 2018 này, các lĩnh vực tiêu dùng - bán lẻ, bất động sản và công nghiệp sẽ tiếp tục được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Bởi, với giới này, Việt Nam luôn là thị trường rất hấp dẫn khi có nền chính trị ổn định, tiềm năng dân số trẻ, khung pháp lý khá toàn diện...

Trong năm 2017, thị trường Việt Nam chứng kiến hàng loạt thương vụ sáp nhập đình đám đáng kể. Công ty CP Thế giới Di động mới đây công bố hoàn tất thương vụ mua lại Điện máy Trần Anh và trở thành đơn vị sở hữu hơn 90% tại doanh nghiệp này. Trong 9 tháng năm 2017, Trần Anh có doanh thu hơn 2.400 tỷ đồng và đặt mục tiêu hơn 4.000 tỷ năm 2018. Việc về cùng một nhà với Thế giới Di động sẽ ngay lập tức gia tăng hơn nữa quy mô của nhà bán lẻ này đồng thời lợi thế về quy mô sẽ giúp tăng cường khả năng mua hàng của cả Điện máy Xanh lẫn Trần Anh với các nhà cung cấp.

Thị trường M&A Việt Nam cũng vừa chứng kiến một thương vụ thâu tóm chóng vánh giữa công ty con của tập đoàn Vingroup đối với doanh nghiệp từng được coi là “ông lớn” thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, từ tay một ông lớn thủy sản khác. Công ty Cổ phần Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng (OTC: VTF) đã thông qua việc chuyển nhượng thêm 37,6 triệu cổ phần cho Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Phát triển Nông nghiệp VinEco tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 vừa diễn ra vào ngày 9/3/2018.

Báo Công luận
 

Trước đó có thông tin một tập đoàn tư nhân lớn trong nước đã mua lại thành công 25 triệu cổ phần VTF vào ngày 1/3/2018, tương đương với 24% vốn điều lệ. Đến nay, tập đoàn đó đã được xác định chính là VinEco. Với việc nhận thêm tối đa hơn 37,6 triệu cổ phần VTF (tương đương với 36%), VinEco sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại VTF lên 60% và trở thành cổ đông lớn nhất của VTF. Đáng chú ý, giao dịch chuyển nhượng thêm cổ phần tại VTF không cần phải chào bán công khai.

Giảm về lượng nhưng tăng về chất có thể xem là đặc điểm nổi bật nhất của thị trường M&A năm 2017. Kết quả ấn tượng đó là nhờ các thương vụ chuyển nhượng có giá trị lớn xảy ra nhiều hơn, nhất là tại những doanh nghiệp có thương hiệu lớn. Xét về số lượng, lĩnh vực công nghiệp chính là nơi chứng kiến số lượng mua bán doanh nghiệp diễn ra nhiều nhất với 126 thương vụ. Kế tiếp là ngành nguyên vật liệu, ngành tiêu dùng thiết yếu và năng lượng. Đáng chú ý, bất động sản chứng kiến khoảng 35 thương vụ mua bán với giá trị lên đến 614 triệu USD, tương đương với thị trường tài chính và chỉ đứng sau lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu.

Doanh nghiệp nước ngoài đang dẫn dắt cuộc chơi M&A

Tuy nhiên, một điều có thể nhận thấy rằng hầu hết các thương vụ M&A này đều có các yếu tố nước ngoài. Cụ thể là Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Theo Cục Xúc tiến Thương mại, năm 2016, các thương vụ M&A liên tục tăng và đạt kỷ lục 5,8 tỷ USD, tăng gần 12% so với năm 2015. Vào năm 2017 ước tính có thể đạt 8 tỷ USD sau thương vụ "khủng" bán cổ phần SABECO. Vì có lợi thế về vốn và đã đi trước Việt Nam từ rất lâu nên các doanh nghiệp nước ngoài đang dẫn dắt cuộc chơi M&A. 

Tính đến tháng 10/2017, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành, trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất, lên đến 59,3% tổng vốn đầu tư. Các nhà đầu tư châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan đang đầu tư rất nhiều lĩnh vực như hàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính, phân phối, bán lẻ, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất... các thương vụ mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực công nghiệp có yếu tố nước ngoài chiếm đến 77% các thương vụ M&A lớn trong năm qua.

Cuối tháng 12/2017, sự kiện nhà đầu tư Thái Lan sở hữu gần 54% cổ phần của Tổng công ty CP bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là thương vụ lớn nhất trên thị trường chứng khoán. Lãnh đạo Tập đoàn Thaibev đã bỏ ra gần 5 tỷ USD để trở thành chủ sở hữu lớn nhất tại Sabeco vì thấy Việt Nam là thị trường tiềm năng cho ngành bia khi số lượng tiêu dùng mặt hàng này của người Việt đứng thứ 3 châu Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản.

Một nhà đầu tư khác đến từ Hàn Quốc là CJ cũng khiến thị trường chú ý khi nâng tỷ lệ sở hữu tại Cầu Tre từ 47,33% lên 71,6%. Sau sở hữu, CJ đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Cầu Tre và đổi tên công ty này thành Công ty CP Thực phẩm CJ Cầu Tre. Cùng với đó, CJ cũng đã điều chỉnh bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh như chế biến rau quả, sản xuất các loại bánh từ bột và thức ăn chế biến sẵn.

Trên thị trường bất động sản, làn sóng M&A dự kiến sẽ tiếp tục bùng nổ nhờ chính sách mở cửa, tạo điều kiện thuận tiện hơn cho các nhà đầu tư ngoại gia nhập, đi cùng với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. “Trong tương lai, M&A vẫn là xu hướng chính trên thị trường bất động sản Việt Nam. Để phát triển các dự án thực sự cao cấp, các chủ đầu tư Việt Nam cần nắm bắt được dòng vốn đầu tư nước ngoài”, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao của CBRE Việt Nam nhận định.

Năm 2018 này, cơ hội và dư địa để M&A tăng trưởng mạnh ở lĩnh vực doanh nghiệp sản xuất là rất lớn. M&A của năm 2018 có thể thiên về bất động sản, thậm chí chiếm tới 80-90% tổng lượng giao dịch.

Tất nhiên, vẫn còn quá sớm để suy đoán về kết quả đạt được của năm nay nhưng tin rằng, sự gia tăng quan tâm của các nhà đầu tư từ bên ngoài sẽ là bệ đỡ để các giao dịch mua bán doanh nghiệp diễn ra sôi động trong năm nay, nhất là về quy mô đầu tư./.

Phi Nam


Tin khác

Một số dự án chung cư tại Hà Nội được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế

Một số dự án chung cư tại Hà Nội được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế

(CLO) Theo Savills, một số dự án đã được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế, nên người mua cần xem xét kỹ, cân nhắc giá trị sử dụng và mức độ hợp lý của dự án.

Bất động sản
Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

(CLO) Những căn biệt thự hạng sang tại phân khu đóng The Miyabi là tài sản đặc biệt hiếm có trong lòng thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, nơi mang tới trải nghiệm sống “xa xỉ thầm lặng” độc bản khiến giới doanh nhân thành đạt sẵn sàng mở hầu bao.

Bất động sản
Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

(CLO) Mới đây, Tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở liên quan và TP Đà Lạt yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt toàn bộ việc kinh doanh, khai thác tại dự án Dinh I, yêu cầu đơn vị đang khai thác bàn giao tài sản trước ngày 30/4.

Bất động sản
Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

(NB&CL) Dù Luật Đất đai mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, nhưng Chính phủ đã có đề xuất trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 5 tháng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bất động sản
Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì 'lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó'

Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì "lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó"

(CLO) Ngay cả sau khi Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng kinh tế hàng quý tốt hơn mong đợi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn quyết định giữ nguyên ước tính tăng trưởng GDP cả năm đối với nước này.

Bất động sản