Thay đổi tư duy để cất cánh?

Thứ năm, 05/04/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và công nghệ được kỳ vọng sẽ tạo ra một nền tảng hỗ trợ cho nền kinh tế số phát triển nhanh và đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng để nền kinh tế số phát triển một cách bền vững thì cần phải có các giải pháp hỗ trợ đồng bộ và sự nỗ lực từ nhiều phía.

Sự bùng nổ của nền kinh tế số ở Việt Nam

Trong 10 năm qua, kinh tế số Việt Nam đã phát triển không ngừng về cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh. Năm 2007, số người sử dụng Internet ở Việt Nam là 17,7 triệu người. Đến năm 2017, số người sử dụng Internet ở Việt Nam đã tăng lên mức 64 triệu, xấp xỉ 67% dân số. Dựa trên số liệu của Tập đoàn Miniwatts Marketing, Việt Nam hiện xếp thứ 13 trong top 20 quốc gia có số dân sử dụng mạng Internet đông nhất thế giới.

Trong hệ sinh thái số, có ba thị trường nổi bật là viễn thông, CNTT và thương mại điện tử. Các doanh nghiệp viễn thông, Internet ở Việt Nam đã phát triển liên tục và đạt mức doanh thu 6,1 tỷ USD. Hai ngành nghề này góp phần tạo ra hơn 851.000 việc làm cho xã hội. Thương mại điện tử, một trong những cấu phần trọng yếu nhất của kinh tế số ở Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và quy mô thị trường. Quy mô ngành thương mại điện tử ở Việt Nam hiện ở mức 5,2 tỷ USD.

Năm 2017, 21 doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử nhận đầu tư nước ngoài với tổng số vốn lên đến 83 triệu USD, cao nhất trong tất cả các ngành nghề nhận được huy động vốn đầu tư. Xu hướng sáp nhập và mua lại (M&A) giữa các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam cũng đã tăng trưởng đều cả ở giá trị và số lượng thương vụ. Cùng với điều này, các rủi ro an ninh mạng cũng tăng nhanh không kém.

Trước tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế số và bối cảnh mở rộng nhanh chóng của không gian mạng, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. So với thế giới, rủi ro xâm phạm quyền riêng tư, rò rỉ và bị khai thác dữ liệu cá nhân ở Việt Nam càng nghiêm trọng.

Điều này là bởi nhận thức về quyền riêng tư của người dân, doanh nghiệp và chính quyền còn hạn chế, kỹ năng sử dụng Internet an toàn vẫn còn ở mức thấp, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của công nghệ. Hệ thống pháp luật, các thiết chế thực thi, giải quyết tranh chấp và hiệu lực của cơ quan thực thi đều còn yếu và hoạt động thiếu hiệu quả.

Việt Nam cũng chỉ mới quan tâm đến 2 công cụ chính là pháp lý (law and regulation) và bảo vệ hạ tầng thông tin nhằm ứng phó với tấn công mạng (operational activity). Tuy nhiên, năng lực điều phối và hợp tác giữa các cơ quan lại đang là vấn đề nghi vấn. Bên cạnh đó, sự tham gia của Việt Nam vào các nỗ lực quốc tế, các sáng kiến và cơ chế hợp tác toàn cầu còn hạn chế.

Báo Công luận
 Ảnh minh họa

Cần một tư duy quản lý thông thoáng

Các chuyên gia cho rằng mặc dù nền kinh tế số của Việt Nam đang bắt nhịp với xu hướng chung của thế giới nhưng đến nay nước ta vẫn chưa có cơ chế, chính sách hoàn thiện để điều chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Các doanh nghiệp Internet đã chỉ ra nhiều điểm bất cập trong chính sách quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực này tại Việt Nam và chính sách hiện nay đang quản họ quá chặt; trong khi đó, những doanh nghiệp nước ngoài như Google, Facebook… có thể kinh doanh xuyên biên giới vào Việt Nam. Điều này đã tạo ra một cuộc cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam. 

Theo ông Nguyễn Thế Tân, Tổng Giám đốc VCCorp, nội dung số đang là lãnh địa quan trọng cuối cùng Việt Nam giữ được trên internet. Bởi lẽ, các lãnh địa khác như tìm kiếm, e-mail, mạng xã hội... còn rất ít thị phần, hầu hết do nước ngoài nắm giữ. Duy nhất chỉ có Zalo của VNG với lượng người dùng lớn.

Trong khi đó, doanh nghiệp nội dung số Việt Nam vẫn đang chiếm 40-50% thị phần trong nước, với doanh thu đến nay đạt khoảng 1 tỷ USD, tương đương 5-8 tỷ USD xuất khẩu dệt may vì giá trị thặng dư thu được từ nội dung số lớn hơn nhiều. Nếu nội dung số tiếp tục phát triển, doanh thu có thể tăng lên tới 5-10 tỷ USD, tương đương những ngành kinh tế quan trọng nhất của đất nước. 

Hiện ngành nội dung số có khoảng 10.000 nhân viên làm việc chính thức và 10.000 cộng tác viên, nhưng xu hướng sẽ tăng mạnh lên 500.000 đến 1 triệu nhân sự. “Đây là mảng kinh doanh cực kỳ quan trọng, chúng ta có chủ quyền, có lợi thế địa phương, các doanh nghiệp xuyên biên giới không thể lấn át được” - ông Tân nhận định.

Tuy nhiên, theo ông Tân, doanh nghiệp nội dung số Việt Nam đang bị cạnh tranh không lành mạnh, không bình đẳng trước các doanh nghiệp xuyên biên giới, vì họ đang không bị ràng buộc những chế tài ngăn chặn nội dung độc hại tại Việt Nam. “Doanh nghiệp ngoại được thoáng tay còn mình bị trói tay. Đây là thiệt thòi và khó khăn của doanh nghiệp trong nước” - ông Tân cho biết. 

Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch VNG cho rằng các doanh nghiệp công nghệ, nội dung số Việt Nam phải chấp nhận một thực tế, là trên môi trường internet sẽ không có ranh giới và trong tương lai cũng vậy. Sẽ chỉ còn khái niệm sân chơi internet chung, nên doanh nghiệp phải hành xử khôn khéo trong thị trường đó để tồn tại và phát triển.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở thời điểm hiện tại là phải tìm giải pháp để các doanh nghiệp hiểu rằng nếu không có sự đối thoại, làm việc, hợp tác giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý, doanh nghiệp nội sẽ thua trên sân nhà trước các ông lớn từ bên ngoài.

Trong khi đó, đại diện VIA kiến nghị Chính phủ cần sớm ban hành, triển khai các quy định hỗ trợ, giảm bớt sự chồng chéo, tháo gỡ các ràng buộc cho doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái internet trong nước phát triển (về thuế, điều kiện kinh doanh, thủ tục cấp phép hiện hành…), tạo điều kiện cho doanh nghiệp nội cạnh tranh bình đẳng, công bằng hơn với doanh nghiệp nước ngoài, hạn chế tình trạng bảo hộ ngược, miễn là các giải pháp đó phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế.

Thực tế hiện nay đang có tình trạng bảo hộ ngược cho các doanh nghiệp nước ngoài trên lĩnh vực nội dung số và kinh tế internet. Thí dụ, các nhà mạng Việt Nam có những gói cước rất rẻ tạo điều kiện cho Facebook, Youtube, hay doanh nghiệp nước ngoài đặt máy chủ miễn phí.

Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước phải thuê mất tiền, chịu quản lý chặt chẽ hơn. Chính vì vậy, Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) đang tìm cách để có những chính sách phù hợp, cởi mở hơn. Theo đó, chúng ta không cấm doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, nhưng phải đưa ra các chính sách để tạo bình đẳng giữa doanh nghiệp nước ngoài và trong nước.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng trong lĩnh vực Internet, chính sách lạc hậu, chậm thay đổi sẽ cản trở sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam.

“Chính sách cần mang tính hài hòa để hỗ trợ cho sự phát triển. Chúng ta có thể tham khảo chính sách quản lý Internet của các quốc gia đi trước”, ông Tuấn gợi ý.

Ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), cho rằng tư duy cấm đoán đã lạc hậu trong thời đại ngày nay. Việt Nam đã dũng cảm để đưa Internet vào cách đây 20 năm thì không có lý do gì 20 năm sau vẫn giữ sự sợ hãi để rồi tìm cách quản lý chặt nó mà làm lỡ cơ hội từ Internet kết nối vạn vật đang diễn ra rất nhanh trên toàn thế giới.

Khánh An

 

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn