Thông điệp cho niềm tin của Thủ tướng chính phủ

Thứ sáu, 03/04/2015 09:02 AM - 0 Trả lời

Thông điệp cho niềm tin của Thủ tướng chính phủ

(NB&CL) - Với tiêu đề: “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững”. Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã là một sự kiện quan trọng, đáp ứng đúng đòi hỏi của tình hình, mở hướng cho sự phát triển ngày càng mạnh hơn, thịnh vượng hơn trong thời gian tiếp theo; thể hiện tinh thân và trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ. Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đón nhận với những xúc cảm và niềm tin mới, bởi những vấn đề được nêu trong đó đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân dân, đòi hỏi của tình hình.

Báo Công luận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ngay từ phần đầu tiên, sau khi điểm lại những khó khăn và những thành tựu năm cũ, Thông điệp đã khẳng định một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm tới là tập trung nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân. Thông điệp viết: “Nhìn lại gần 30 năm qua, những bước phát triển vượt bậc của đất nước ta đều gắn liền với những đổi mới có tính quyết định về thể chế, bản chất là mở rộng dân chủ, thực hiện cơ chế thị trường trong hoạt động kinh tế mà bước đột phá lớn và toàn diện là từ Đại hội VI của Đảng”. Đây là một nhận định rất xác đáng bởi thực tế cho thấy, tinh thần cốt lõi của đổi mới chính là dân chủ. Nói cách khác, nếu không mở rộng dân chủ, chúng ta không thể có những thành tựu về mọi mặt như từ Đổi mới đến nay.

Minh chứng dân chủ chính là bản chất của xã hội Việt Nam, là ý nguyện lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời khẳng định là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của nhân loại, Thông điệp viết: “Dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã chỉ rõ nước ta là một nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về Nhân dân. Đảng ta đã khẳng định Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người”. Không dừng ở đó, Thông điệp của Thủ tướng còn đặt ra những yêu cầu cụ thể cho tiến trình dân chủ, đặc biệt là phải mở rộng dân chủ trực tiếp và thực chất: “Không một quốc gia nào có thể thực hiện quyền dân chủ trực tiếp ở tất cả các cấp cũng như trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng dân chủ trực tiếp càng sâu rộng và thực chất thì dân chủ đại diện càng hiệu quả. Vì vậy, phải đặt mối quan hệ giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trong tổng thể các giải pháp bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân. Phải mở rộng dân chủ trực tiếp và hoàn thiện cơ chế bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp”.

Trong Thông điệp, Thủ tướng còn yêu cầu để người dân được làm chủ thực sự, được tham gia xây dựng chính sách, lựa chọn người đại diện và quyền sở hữu tài sản: “Để phát huy tốt nhất quyền làm chủ của Nhân dân, Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển… Nhà nước phải bảo đảm và phát huy được quyền làm chủ thực sự của người dân, nhất là quyền tham gia xây dựng chính sách, quyền lựa chọn người đại diện cho mình và quyền sở hữu tài sản. Quyền làm chủ phải đi đôi với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân mà trước hết là phải tuân thủ pháp luật”. Đặc biệt, Thông điệp còn đặt nhiệm vụ có tính cốt lõi, đó là “Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.

Trước khi đọc thông điệp của Thủ tướng, người đọc có cảm xúc là không biết thông điệp có thấy hết được những vấn đề cụ thể của người dân, thấy hết cái khó của người dân không? Tuy nhiên, khi đọc xong thì được giải tỏa hết. Thứ nhất, rõ ràng và thẳng thắn; thứ hai, chính xác và thuyết phục; thứ ba, nhìn lại toàn bộ thì thấy niềm tin xuất hiện và sự phấn khởi.

Sự phấn khởi, niềm tin thể hiện ở việc thông điệp giúp người đọc thấy được nền kinh tế đã tăng trưởng ổn định trở lại. Tiếp đó, giúp nhìn thấy cửa ra, thấy được động lực mới xuất hiện với những định hướng của Chính phủ trong năm 2014 và những năm tiếp theo. Song song đó, Chính phủ cũng đã chỉ ra những hạn chế cần phải khắc phục và phương châm thực hiện.

Năm 2014, nền kinh tế có thể chưa có ngay được sự đột biến về tăng trưởng, những vấn đề tồn tại có thể chưa giải quyết được hết ngay, nhưng với những giải pháp có nhiều nét đột phá, tính đồng bộ cao, khoa học và gắn được với điều kiện của Việt Nam. Trong đó, người dân được phát huy quyền làm chủ, doanh nghiệp “ngả” vào thị trường và Nhà nước là người tạo sân chơi bình đẳng.

Thông điệp 2014 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là cam kết của Chính phủ với quốc dân đồng bào mà còn khẳng định với cộng đồng thế giới về một quyết tâm xây dựng và hoàn thiện thể chế dân chủ. Lạ rồi sẽ trở thành quen, mong năm nào Thủ tướng cũng có những thông điệp mới mẻ và cam kết thực hiện đến toàn dân như thế!

Khánh An

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn