Thông điệp minh bạch của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh

Thứ sáu, 03/04/2015 06:51 AM - 0 Trả lời

Thông điệp minh bạch của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh

(NB&CL) - Lần đầu tiên được nghe một bộ trưởng chứ không phải người dân, doanh nghiệp hay báo chí nói về những điểm khuất trong xem xét, quyết định và triển khai các dự án đầu tư, khi QH bàn Dự luật đầu tư công. Vị Bộ trưởng đặc biệt đó là Bùi Quang Vinh- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Báo Công luận 

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh 

Ông Bùi Quang Vinh tiếp nhận vị trí Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào tháng 8/2011, giữa bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn thử thách nhất. Trong khi tự tin với hành trang đã có với tỉnh Lào Cai, ông biết những thử thách lớn đang chờ đợi phía trước. Với tính chất một “siêu bộ” lo cả phần “kế hoạch” và “đầu tư”, lại thêm mảng thống kê và một số nhiệm vụ khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là nơi có quá nhiều công việc cần giải quyết, đặc biệt là những công việc mang tính chất liên ngành.

Trước Quốc hội, tháng 10/2011, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã có bài phát biểu về các vấn đề liên quan đến Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Từ đó cho đến nay, câu chuyện ổn định kinh tế, tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu đầu tư công… dường như chiếm trọn thời gian làm việc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng là của ông Bùi Quang Vinh. Đầu tư công đạt tới “đỉnh cao” trong giai đoạn 2006-2010, khiến cho tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP tăng lên mức trung bình 39%. Cho dù đã giảm xuống 33% trong năm 2011 và 30,5% trong năm 2012, nó vẫn được xem là một chỉ số “mất an toàn”. Trong bối cảnh đó, những khó khăn vất vả trong việc xây dựng và ban hành Luật Đầu tư công có thể coi là một điển hình về áp lực mà Bộ trưởng Bùi Quang Vinh phải đối mặt. Như chính ông đã thừa nhận ở kỳ họp Quốc hội mới đây, rằng: “Quan điểm các bộ rất khác nhau, bộ nào cũng sợ Luật Đầu tư công ra thì nó ảnh hưởng đến quyền của bộ mình, cho nên cứ muốn thế này thế kia, cho nên trong Chính phủ bàn là cũng không thống nhất, cứ lúc thì đồng ý đưa ra, lúc thì không đồng ý”.

Chỉ thị 1792 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 10/2011. Ý tưởng và giải pháp của chỉ thị này là dựa trên đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như là một lời tuyên chiến với tình trạng đầu tư công dàn trải, lãng phí và nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Sau hai năm, báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thừa nhận, dù chỉ mới ở mức chỉ thị nhưng văn bản này đã “ngăn chặn được rất nhiều đầu tư dàn trải và đã kiểm soát được tình hình nợ xây dựng cơ bản”, và về mặt điều hành, có thể coi đó là một thành công vì “nói thật với các đồng chí là trong 3 năm qua nó đổi thay nhiều lắm”. Nhưng theo ông, sẽ tốt hơn nếu Luật Đầu tư công ra đời như một công cụ “đánh trực diện” vào tình trạng này.

Tại phiên họp tổ chiều 18/11, ông Vinh giải thích kỹ với các đại biểu cùng tổ đến từ các tỉnh Lai Châu, Bắc Kạn, Phú Yên, Hậu Giang vì sao phải có luật Đầu tư công, với những đòi hỏi cấp bách về tính minh bạch của nền kinh tế. Nhấn mạnh không thể tiếp tục dễ dãi, “cứ nghĩ ra là làm” khi xem xét, quyết định, phê duyệt các dự án, công trình trong điều kiện đất nước không có nhiều tiền, ông Bùi Quang Vinh kể: “Có đồng chí vụ trưởng lâu năm nói với tôi: Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng đang lấy đá ghè chân mình. Minh bạch thế này thì còn ai phải đến Bộ KH-ĐT nữa. Tôi bảo: Không. Đất nước này cần sự minh bạch, đất nước này cần không có sự tham nhũng”.

Từ trước đến nay, chỗ này, chỗ kia cũng được nghe điểm này, điểm nọ theo kiểu ấy, nhưng vấn đề là ở chỗ người nói là dân, là doanh nghiệp, là báo chí. Nay được nghe một người trong cuộc, trong hành chính, mà lại là người đứng đầu một bộ đầy quyền lực thì quả là một sự khác biệt, độ tin cậy phải là mấy a hoa cộng, theo sự xếp hạng của thế giới.

Thông điệp của Bộ trưởng Vinh là khá rõ: Phải chấm dứt ngay cách làm như từ trước đến nay trong đầu tư, phải công khai, minh bạch, không còn chạy chọt, không còn tham nhũng, nếu không như vậy thì đất nước sẽ xuống bờ vực thẳm.

Hành chính nhà nước, quản lý nhà nước là liên quan tới nhiều thứ, trong đó có hai thứ quan trọng nhất là tiền và người. Tiền cho nghiên cứu khoa học, cho xây dựng đường xá, cho phòng chống dịch bệnh, cho chi thường xuyên, chi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người nhà nước… Người là biên chế, bộ này được bao nhiêu, tỉnh kia được bao nhiêu, được cấp chỉ tiêu thi nâng ngạch, cấp tiền cho đào tạo, bồi dưỡng con người trong bộ máy ra sao…

Tất cả những cái này liệu có những điểm khuất, không công khai như Bộ trưởng Vinh đã nói và nếu công khai hết, không còn điểm khuất, mọi thứ đều đặt lên bàn cho cả xã hội thấy thì liệu từ anh công chức bình thường đến lãnh đạo các vụ, cục, cho đến thứ trưởng, bộ trưởng các bộ của ta có trở thành "tự vác đá ghè chân mình” hay không?

Vậy chẳng hóa ra hành chính của chúng ta lâu nay hành xử chủ yếu là lấy đá ghè chân người?

Thể chế, chính sách, dự án, quy hoạch… do các bộ đưa ra mà cứ theo kiểu vác đá ghè chân người thì chết dân, chết doanh nghiệp. Sự thay đổi chắc phải từ đây. Ước gì ngày càng có nhiều bộ trưởng lấy đá ghè chân mình.

L.ANH

Tin khác

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Vương Đình Huệ dự chỉ đạo buổi Lễ.

Tin tức
Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Tin tức
Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

(CLO) Mới đây, Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

Tin tức
Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo về phương án đầu tư, nâng cấp tuyến cao tốc phân kỳ; trong đó, có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ....

Tin tức
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

(CLO) Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước những va chạm mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines ở Bãi Cỏ Mây.

Tin tức