Thủ tướng Chính phủ làm việc với Bộ TT&TT: Khát vọng dân tộc trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Thứ bảy, 08/09/2018 16:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 8/9, tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Bộ TT&TT về tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Cùng dự có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương.

Báo Công luận
 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc. Ảnh Congluan.vn
Tại buổi làm việc, Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã báo cáo với Thủ tướng về tình hình hoạt động và phát triển của Bộ trên nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung vào hai nhiệm vụ chính là công nghệ và tuyên truyền.

Về mảng công nghệ, Bộ TT&TT quản lý về công nghệ, công nghiệp thông tin và truyền thông, điện tử viễn thông đã đóng góp một phần rất lớn trong nền kinh tế đất nước (doanh thu toàn ngành năm 2017 là 100 tỷ USD).

Đồng thời, là Bộ quản lý Nhà nước về báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử; xuất bản, in và phát hành. Đây là công cụ quan trọng của Đảng, Nhà nước để tạo nên niềm tin, sự đồng thuận trong xã hội, khơi dậy khát vọng và tự hào dân tộc, nhằm cổ vũ và nâng cao sức mạnh tinh thần của đất nước.

Thời gian qua, ngành TT&TT ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội, có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Với lĩnh vực viễn thông, Bộ TT&TT đã làm tốt vai trò kiến tạo, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường viễn thông trên nguyên tắc đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa xã hội, nhà nước và doanh nghiệp.

Báo Công luận
 Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Congluan.vn

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, trong giai đoạn tới, CMCN 4.0 tạo ra nhu cầu kết nối, hạ tầng viễn thông của Việt Nam đã sẵn sàng cung cấp kết nối dung lượng, chất lượng cao đáp ứng cho ứng dụng loT trên nền tảng mạng 4G, 5G. Ngành công nghiệp điện tử, viễn thông nội địa đang được chú trọng thúc  đẩy.

Các doanh nghiệp lớn đã chuyển hướng sang tự chủ nghiên cứu, chế tạo và sản xuất như Viettel, VNPT... và sắp tới là Vingroup cùng nhiều tập đoàn, tổng công ty khác. Mục tiêu trong giai đoạn tới, Việt Nam sẽ trở thành một trong 10 nước có mạng viễn thông phát triển nhất thế giới.

Đối với các cơ quan báo chí, phát thanh và truyền hình, Bộ đã làm tốt vai trò là kênh thông tin, làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; góp phần định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội; kịp thời đấu tranh phản bác các thông tin xuyên tạc, sai sự thật.

Bộ cũng đã tập trung thông tin, tuyên truyền đầy đủ về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; chủ trương, chính sách của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo; các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Bộ cũng đã đẩy mạnh kiểm tra, rà soát, phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về báo chí, thông tin trên mạng Internet.

Phát biểu tại buổi làm việc, liên quan đến tôn chỉ mục đích báo điện tử, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử hay công ty công nghệ cung cấp thông tin với công ty truyền thông, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, cho rằng do chưa có những quy định rõ ràng cho nên trong thực tế gần như mất kiểm soát, lộn xộn.

Báo Công luận
 Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Congluan.vn

Ngoài ra, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cũng chỉ ra hiện tượng báo hóa các tạp chí điện tử nhưng hiện nay không có quy định. Một tồn tại khác trong lĩnh vực quản lý báo chí được Trưởng Ban Tuyên giáo chỉ ra là công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chưa tương xứng, xử lý chưa đủ sức răn đe… Chính vì vậy, Trưởng Ban Tuyên giáo đề nghị Bộ TT & TT khẩn trương thực hiện quy hoạch báo chí, tạo điều kiện các cơ quan báo chí chủ lực, báo chí có đông bạn đọc, các đài phát thanh truyền hình có đông khán thính giả, thực hiện trách nhiệm của mình nhằm đóng vai trò định hướng, dẫn dắt dư luận của xã hội.

Kết thúc buổi làm việc Thủ tướng đã có bài phát biểu, chỉ đạo và đánh giá cao báo cáo của Bộ TT&TT. Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ TT&TT là một Bộ quản lý đa lĩnh vực với trên 50.000 doanh nghiệp CNTT, 900 tờ báo, tạp chí cùng 2 vạn nhà báo. Điều này thể hiện Bộ TT&TT có vai trò rất lớn, nếu làm tốt sẽ có đóng góp vào khát vọng của dân tộc trong lĩnh vực công nghệ và báo chí.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ TT&TT phải làm tốt hơn nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí nhất là mạng xã hội. Trong đó, cần nghiên cứu xem có những chính sách nào cho báo chí phát triển tốt hơn phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, Bộ cũng nêu cao trách nhiệm quản lý nhà nước về nguồn nhân lực cho lĩnh vực báo chí tạo điều kiện cho báo chí phát triển. 

Thủ tướng cũng đánh giá, TT&TT là ngành có nhiều nhân tài, nhiều DN tập đoàn Công nghệ mới xuất hiện đặc biệt các DN tư nhân. Con người là quan trọng nhất, cuộc cách mạng nào cũng cần yếu tố con người.

Về lĩnh vực công nghệ, Thủ tướng đánh giá cao thời gian qua có sự tăng trưởng toàn ngành cao, tăng 18% - hơn GDP cả nước. Đặc biệt đối với cuộc CM Công nghiệp 4.0, Thủ tướng đánh giá cao Bộ TT&TT đã chủ trì cùng với các cơ quan thực hiện, đặc biệt trong lĩnh vực đảm bảo an toàn an ninh thông tin mạng.

Ghi nhận những thành tích mà Bộ TT&TT đã làm được, Thủ tướng cũng chỉ ra những tồn tại mà Bộ cần khắc phục trong thời gian tới như việc triển khai quy hoạch báo chí còn chậm, quản lý mạng xã hội chưa thực sự tốt, công tác tham mưu cơ chế chính sách còn chậm, thậm chí còn nể nang… hay như Việt Nam là nước có nguy cơ nhiễm mã độc lớn trên thế giới nhưng chúng ta còn lúng túng trong khắc phục xử lý; công tác cải cách hành chính còn chậm, số lượng các thủ tục áp dụng dịch vụ hành chính công mức độ 3, 4 còn thấp.

Đồng thời, Thủ tướng đề nghị Bộ TT&TT cần phát huy vai trò của Bộ chủ quản đi đầu thực hiện khát vọng dân tộc, đưa Việt Nam là quốc gia đi đầu về CM 4.0, ngoài ra, Bộ cũng cần khẩn trương thực hiện quy hoạch báo chí, cần phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện định hướng dư luận xã hội mạnh mẽ hơn, chống tham nhũng, giữ vững niềm tin xã hội; Đấu tranh phản bác đối với những luận điệu xấu, thông tin xuyên tạc; Chỉ đạo các cơ quan báo chí nâng cao vai trò đào tạo đội ngũ người làm báo có phẩm chất chính trị vững vàng, có trách nhiệm xã hội.

Đặc biệt trong lĩnh vực CNTT phấn đấu từ nước “gia công phần mềm thành nước sản xuất phần mềm. Đẩy mạnh phát triển ứng dụng Công nghệ cao, đưa nước ta thành cường quốc CNTT. Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn an ninh mạng”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng giao Bộ TT&TT phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị tốt thực hiện luật An ninh mạng sau khi có hiệu lực, chú trọng đào tạo lực lượng thực hiện cuộc CM 4.0, cần phối hợp với Bộ GD&ĐT.

Về đề xuất thành lập Cục Công nghiệp công nghệ thông tin truyền thông, Thủ tướng hoàn toàn đồng ý về mặt chủ trương nhằm chuẩn bị lực lượng đủ mạnh đáp ứng cuộc CM 4.0. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý, Bộ cần phối hợp với Bộ Nội vụ để thực hiện về cơ cấu sắp xếp lại bộ máy tổ chức tinh gọn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhất trí giao Bộ TT&TT chủ trì trong việc xây dựng mạng xã hội và Hệ sinh thái số Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Đắc Nguyên

 

Tin khác

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

(CLO) Để triển khai tốt các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, quyết liệt, chia sẻ với nhân dân thì mới làm được công tác giải phóng mặt bằng.

Tin tức
Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức
Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức