Khát vọng mang tên Việt Nam

Thứ tư, 06/02/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bài phát biểu của Thủ tướng tại Phiên thảo luận cấp cao khóa 73 Đại hội đồng LHQ không chỉ cho thấy một Việt Nam tự tin sẽ đảm đương và hoàn thành tốt trọng trách này mà còn tràn đầy khát vọng sẽ tiếp tục đóng góp lớn hơn vào hòa bình, phát triển và thịnh vượng trên thế giới...

Liên tiếp góp mặt tại nhiều diễn đàn quan trọng, tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế lớn, được đề cử vào vị trí ủy viên không thường trực HĐBA của LHQ nhiệm kỳ 2020-2021… năm 2018 là năm đất nước hình chữ S tiếp tục khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Từ dấu ấn Việt Nam trên trường quốc tế

Năm 2018 là tròn 41 năm Việt Nam trở thành thành viên Liên Hợp Quốc (LHQ) và cũng là năm đánh dấu những bước tiến nổi bật của đối ngoại đa phương Việt Nam đồng thời chứng kiến uy tín, vị thế Việt Nam ngày càng  được nâng cao trên trường quốc tế. 41 năm trước, với rất nhiều kiên trì và nỗ lực, Việt Nam mới được chấp thuận gia nhập vào đại gia đình LHQ. Nhưng 41 năm sau, Việt Nam đã là thành viên duy nhất của nhóm châu Á - Thái Bình Dương được đề cử vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) của LHQ dành cho Nhóm nhiệm kỳ 2020-2021. Chỉ điều này cũng đủ cho thấy vai trò, sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam đã gia tăng đến mức nào.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao khóa 73 Đại hội đồng LHQ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao khóa 73 Đại hội đồng LHQ.

Sự tín nhiệm ấy có cơ sở của nó. Từ chỗ phải vượt qua tình thế bị bao vây cấm vận, từng bước gia nhập các tổ chức quốc tế, tới nay, Việt Nam đã và đang dần chuyển từ việc chủ động tham gia các hoạt động đối ngoại đa phương trên thế giới, sang giai đoạn tham gia tích cực vào quá trình xây dựng, định hình, dẫn dắt các thể chế đa phương ở khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Những đóng góp tích cực và đề xuất của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại các diễn đàn đa phương trong năm 2018 vừa qua đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu đề xuất về việc ngăn ngừa xả rác thải nhựa, hướng tới mục tiêu các đại dương xanh, sạch và không còn rác thải nhựa tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng diễn ra tháng 6/2018 ở Quebec (Canada); hay như đề xuất về giải pháp cho vấn đề di cư quốc tế của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 138 (IPU-138) ở Geneve, Thụy Sĩ; đề xuất “trách nhiệm kép”, trong đó mỗi quốc gia có thêm trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu, mỗi cá nhân có thêm vai trò công nhân toàn cầu tại Phiên thảo luận Cấp cao Khóa 73 Đại hội đồng LHQ ở New York tháng 9/2018…

Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực đóng góp và tạo dấu ấn trong các công việc chung khi là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ, Hội đồng Chấp hành Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hội đồng Chấp hành Liên minh Nghị viện thế giới, Hội đồng Kinh tế - Xã hội LHQ…

Một dấu ấn đối ngoại nổi bật nữa của năm 2018 là việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018). Theo đánh giá từ BTC cũng như đại diện WEF, trong 27 năm tổ chức diễn đàn WEF khu vực ASEAN và Đông Á, đây là diễn đàn thành công nhất. Việt Nam, với tư cách nước chủ nhà, đã ghi dấu ấn đặc biệt với vai trò kết nối và năng lực tổ chức. Chủ đề của Diễn đàn mà Việt Nam đưa ra đã đề cập trúng những vấn đề mà tất cả các quốc gia đang quan tâm, đó là làm thế nào để tận dụng cơ hội trước những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Những ý tưởng mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại Diễn đàn về việc lấy ASEAN làm trung tâm, xây dựng các quy tắc của ASEAN trong hợp tác chia sẻ dữ liệu, thành lập khuôn khổ kết nối các vườn ươm sáng tạo quốc gia với mạng lưới vườn ươm của toàn khu vực... đều nhận được sự đồng tình, sự đón nhận nồng nhiệt của bạn bè quốc tế.

Các nữ quân nhân Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc.

Các nữ quân nhân Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc.

Đến khát vọng về một mùa xuân của “hòa bình tự do và thịnh vượng”

Từ thành công của WEF - Đông Á năm 2010, Năm APEC 2017 đến WEF - ASEAN 2018, Việt Nam đã để lại một dấu ấn Việt Nam mới rõ nét trong lòng bạn bè quốc tế. Đó là sự năng động, cởi mở, hiếu khách, năng lực kết nối, điều phối và tổ chức những sự kiện tầm cỡ quốc tế. Và trên hết, thành công của WEF ASEAN 2018 một lần nữa khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong khối ASEAN, là thành viên tích cực trong việc gắn kết ASEAN với các đối tác bên ngoài, xây dựng một Cộng đồng ASEAN thịnh vượng.

Nhưng, những con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam giàu khát vọng vẫn mong mỏi tạo thêm những dấu ấn đậm nét hơn nữa của đối thoại Việt Nam, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Trên hết là khát vọng muốn góp thêm sức mình vào việc đắp xây một thế giới hòa bình, công bằng và phát triển bền vững hơn nữa. Việc Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam đảm đương và hoàn thành tốt vai trò ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 cũng không ngoài mong muốn ấy. “Hòa bình, tự do và thịnh vượng luôn là mong mỏi, khát vọng của mọi dân tộc. Trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiến bộ của nhân loại không chỉ được đo bằng những thành tựu của công nghệ mà trước hết phải là hòa bình, thịnh vượng và phải biết chắt chiu, nắm lấy từng cơ hội dù nhỏ nhoi cho hòa bình. Từ quá khứ đấu tranh gian khổ, lâu dài giành độc lập, tự do, Việt Nam thấu hiểu sâu sắc giá trị của hòa bình, quyền bình đẳng, “quyền dân tộc tự quyết”, “quyền mưu cầu hạnh phúc” và các giá trị dân chủ của Hiến chương LHQ. Tiếng nói của một nước nhỏ hay khát vọng của những người yếu thế cần phải được tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ. Đó là nền tảng cho phát triển bền vững, bao trùm và không để ai bị bỏ lại phía sau, là cơ sở của ổn định xã hội cũng như bảo đảm quyền và phát huy sức sáng tạo của mỗi người” - Bài phát biểu thấm đẫm tinh thần Việt Nam, khát vọng Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Phiên thảo luận cấp cao khóa 73 Đại hội đồng LHQ đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành của LHQ cũng như cộng đồng quốc tế.   

Việt Nam đã sẵn sàng cho trọng trách và tự tin sẽ hoàn thành tốt trọng trách ấy. Minh chứng rõ nhất là việc Việt Nam từng hoàn thành tốt trọng trách Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2008 – 2009 đồng thời đã tham gia chủ động, xây dựng và có trách nhiệm, đưa ra nhiều sáng kiến đóng góp vào hoạt động của HĐBA. “Tôi mong rằng, các cường quốc, các nước phát triển hãy bằng hành động thiết thực, hãy là những tấm gương đi đầu trong gìn giữ hòa bình và phát triển. Đại hội đồng LHQ hãy là trung tâm để các quốc gia, dân tộc hợp tác vì hoà bình, công bằng và phát triển bền vững” - lời chia sẻ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước Đại hội đồng hẳn cũng là niềm khát khao, vì kỳ vọng chung của tất cả các quốc gia yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

“Mọi người thường nói rằng, sau mỗi đỉnh cao sẽ rất khó khăn để đạt được những đỉnh cao tiếp theo. Nhưng với đà trưởng thành lớn mạnh của ngoại giao Việt Nam hiện nay, Việt Nam sẽ tạo được những điểm nhấn mới. Tôi mong muốn trong thời gian tới, chúng ta sẽ tạo được những mốc son mới trong bức tranh đối ngoại Việt Nam, trước hết đó là: Thành công trong cuộc bầu cử do Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức vào tháng 6/2019 và đảm nhiệm tốt cương vị thành viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021; Đảm nhiệm xuất sắc cương vị Chủ tịch ASEAN 2020”.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga

Hồng Hà

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn