Thương hiệu Việt Nam được định giá 235 tỷ USD

Thứ tư, 17/04/2019 17:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2018 được Brand Finance công bố, Việt Nam được định giá 235 tỷ USD và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh. Đây là thông tin được đưa ra tại “Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam” do Bộ Công Thương tổ chức sáng 17/4 tại Hà Nội.

Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2019. Ảnh: Ngọc Hương

Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2019. Ảnh: Ngọc Hương

Thương hiệu Việt Nam năm 2018 tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng, hiện xếp thứ 43 nhờ đóng góp của chương trình thương hiệu quốc gia (Vietnam Value) và nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ.

Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam thu hút sự tham gia của đông đảo đại biểu từ các cơ quan quản lý, các chuyên gia, các tổ chức và doanh nghiệp liên quan đến phát triển thương hiệu cùng đưa ra giải pháp, kế hoạch hành động cụ thể để xây dựng và phát triển Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Xây dựng và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia

Bộ Công Thương đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong giai đoạn mới nhằm tạo ra sự gắn kết thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp với các hoạt động thu hút đầu tư, quảng bá văn hóa, du lịch.

Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam trở thành hình ảnh tích cực, hấp dẫn và thu hút đối với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên thị trường trong nước và quốc tế là một đòi hỏi tất yếu trong tình hình hiện nay.

Chương trình sẽ triển khai công nhận các nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý và đẩy mạnh hoạt động quảng bá, truyền thông cho các thương hiệu.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam cho rằng, hiện chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu đang diễn ra rất mạnh mẽ và sâu rộng, không chỉ dừng lại ở cấp độ doanh nghiệp mà đã phát triển lên mức độ địa phương, ngành hàng và thậm chí ở cấp quốc gia.

Trên thế giới, đã có hơn 80 quốc gia đang triển khai Chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia để phát triển thương hiệu sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Vì vậy, việc Việt Nam triển khai xây dựng chiến lược thương hiệu quốc gia phù hợp với xu hướng phát triển mới là hết sức cần thiết.

Theo Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú, nội dung của chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong giai đoạn mới sẽ có sự gắn kết thương hiệu sản phẩm của doanh nghệp với các hoạt động thu hút đầu tư, quảng bá văn hóa, du lịch.

Thông qua việc chia sẻ, trao đổi thảo luận từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thương hiệu và xuất nhập khẩu, diễn đàn sẽ góp phần xây dựng Chiến lược Thương hiệu quốc gia Việt Nam phù hợp với giai đoạn mới, giúp phát triển và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp, địa phương, sản phẩm và quốc gia. Từ đó, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và nâng tầm thương hiệu Quốc gia Việt Nam ngày càng vững mạnh trên trường quốc tế.

Thương hiệu Việt chưa được phát huy

Theo ông Nguyễn Văn Thạo, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận Trung ương, Việt Nam vẫn chưa có những thương hiệu uy tín nên giá trị thu được rất thấp. Nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam vẫn chưa đóng góp nhiều cho kim ngạch xuất khẩu. 

Ông cũng cho rằng tình trạng này đã kéo dài nhiều năm và đến nay Việt Nam vẫn chỉ được xem là nước xuất khẩu nguyên liệu thô, gia công, lắp ráp cung cấp các yếu tố đầu vào cho các tập đoàn lớn để họ tạo nên những thương hiệu lớn.

Còn theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng cho rằng, việc thiếu quyết liệt trong việc xây dựng và quản trị thương hiệu đang là một yếu kém tồn tại của nhiều doanh nghiệp.

Một bộ phận doanh nghiệp vẫn chưa thực sự coi thương hiệu là công cụ để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Vấn đề nguồn lực cho đầu tư phát triển thương hiệu của sản phẩm doanh nghiệp vẫn còn có những hạn chế nhất định.

Ông Nghĩa cũng cho biết thêm về công tác quảng bá xúc tiến hình ảnh còn chưa làm được toàn diện đồng bộ và có hệ thống, hơn nữa một bộ phận sản phẩm của chúng ta chưa có thương hiệu mạnh mẽ trên thị trường trong nước và quốc tế.

Cần đẩu mạnh xúc tiến, quảng bá thương hiệu Việt

Trên thế giới, các thương hiệu lớn đều gắn với các doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế lớn, các nền kinh tế lớn, nơi họ có những chiến lược quảng bá thương hiệu rất tốt. Chính vì thế cần phải đẩy mạnh xúc tiến và quảng bá những thương hiệu của Việt Nam.

Theo ông Antonino Tedesco, Trưởng ban Kinh tế và Thương mại, Đại sứ quán Italy tại Hà Nội cho rằng, nhiều sản phẩm của Việt Nam dù rất tốt và uy tín, song khâu xúc tiến quảng bá thương hiệu ra nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Ông Antonino Tedesco cũng đề xuất phát triển thương hiệu Việt Nam, ngoài việc tận dụng mạng lưới các Tham tán, Phòng Thương mại tại nước ngoài, thì Việt Nam cần huy động nguồn lực từ cộng đồng người Việt trên thế giới, thông qua họ để quảng bá văn hóa, sản phẩm của Việt Nam đến tay khách hàng.

Ông Antonino Tedesco cũng lưu ý phía Việt Nam cần chú ý hơn đến mục tiêu, phạm vi và chiến lược để thực hiện có hiệu quả và hơn nữa là phải chú trọng đến việc bảo vệ thương hiệu của hàng hóa trong quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia.

Việc xây dựng Thương hiệu quốc gia lớn mạnh sẽ có ý nghĩa to lớn giúp doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ vươn ra thế giới, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Minh Nam

Tin khác

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp