Giáo hội Phật giáo ra văn bản cấm các tăng ni trục lợi, mê tín dị đoan

Thứ năm, 21/02/2019 10:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau nhiều phản ánh về tiêu cực trong hoạt động cầu an tại các chùa chiền, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chính thức có văn bản yêu cầu các tăng ni phải gương mẫu trong hoạt động cầu an.

Lễ cầu an, dâng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh, Hà Nội. Ảnh: vietnamnet

Lễ cầu an, dâng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh, Hà Nội. Ảnh: vietnamnet

Cụ thể, trong văn bản số 033/CV-HĐTS, ngày 20/2/2019, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc “tổ chức nghi lễ nguyện cầu bình an cho Phật tử và nhân dân tại các chùa nhân dịp đầu xuân năm mới” có ghi rõ:

“Trong thời gian mấy năm trở lại đây đã tồn tại một thực tế là có sự sai lệch trong cách tổ chức nghi lễ cầu an ở một số chùa như các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh. Nghi lễ dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo, mà là tư tưởng triết học của lão giáo đã hòa nhập với Phật giáo trong truyền thống Tam giáo đồng nguyên. Phật giáo tôn trọng và đã dùng pháp phương tiện để tập hợp mọi người mà giảng về giáo lý nhân quả, hoằng dương Chính pháp.

Do đó, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN yêu cầu Tăng Ni, nhất là chư vị lãnh đạo Giáo hội cần gương mẫu trong việc tổ chức nghi thức cầu an đầu Xuân tại các chùa bằng các pháp hội Dược Sư cầu quốc thái dân an.

Việc tổ chức phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không để xuất hiện yếu tố dịch vụ, trục lợi mà phải đúng Chính pháp để mọi người hiểu luật nhân quả của Phật giáo, làm việc tốt, sống đời sống chính mạng, chính nghiệp mới tránh được bất an trong đời sống của mình.

Vì sự nghiệp hoằng dương chính pháp, không để xã hội hiểu sai về Phật giáo, giữ gìn hình ảnh trí tuệ của Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố hướng dẫn, chỉ đạo các chùa trong cả nước thực hiện đúng tinh thần của nội dung văn bản chỉ đạo này”.

Văn bản do Chủ tịch Hội đồng trị sự - Hòa thượng Thích Thiện Nhơn ký ban hành.

Cùng ngày, chiều 20/2, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL đã ký văn bản số 591/BVHTTDL-VHCS gửi Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ), T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc tăng cường thực hiện văn minh lễ hội và các cơ sở thờ tự Phật giáo.

Văn bản nêu rõ: Qua kiểm tra thực tế của Bộ BVHTT&DL cho biết, về cơ bản các hoạt động lễ hội đã có nhiều chuyển biến tích cực, hầu hết các lễ hội được diễn ra an toàn, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân và du khách trên cả nước.

Trong khi đó, việc đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo cơ bản đã thực hiện theo đúng tinh thần tại Công văn số 31/CV-HĐTS ngày 12/2/2018 của T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc tăng cường nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.

Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội tại một số cơ sở thờ tự Phật giáo, di tích vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là hiện tượng tổ chức dâng sao giải hạn có thu tiền, lợi dụng nhu cầu chính đáng của người dân để trục lợi.

Trước những thực trạng còn tồn đọng trong thời gian qua và để khắc phục những hạn chế này, Bộ VHTT&DL đã đề nghị Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ) và T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các cơ sở tôn giáo thực hiện nghiêm Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; Công văn số 31/CV-HĐTS về việc tăng cường nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc tại các cơ sở thờ tự Phật giáo; tăng cường công tác tuyên truyền về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống; hướng dẫn các cơ sở thờ tự Phật giáo không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tử Hưng

Tin khác

Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

(CLO) Trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, tối 22/4, Phó Cục trưởng Cục Di sản Bộ VHTT&DL Nông Quốc Thành đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Đời sống văn hóa
Nghĩa trang dành cho thú cưng 'độc nhất vô nhị' tại Hà Nội

Nghĩa trang dành cho thú cưng "độc nhất vô nhị" tại Hà Nội

(CLO) Nằm sâu trong ngõ 167 phố Trương Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội) là một nghĩa trang thú cưng mang tên chùa “Tề Đồng Vật Ngã” do ông Nguyễn Bảo Sinh (87 tuổi) làm chủ - người dành tâm huyết hơn nửa cuộc đời cho nghĩa trang thú cưng đầu tiên tại Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Trưng bày di sản văn hóa Huế tại Điện Biên

Trưng bày di sản văn hóa Huế tại Điện Biên

(CLO) Triển lãm “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” trưng bày hơn 30 hình ảnh tiêu biểu về danh lam thắng cảnh, lễ hội, du lịch, ẩm thực đặc sắc của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được UNESCO công nhận và vinh danh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao tại Lễ hội đền Thái Vi

Ninh Bình: Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao tại Lễ hội đền Thái Vi

(CLO) Lễ hội Đền Thái Vi là lễ hội lớn của dân làng Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình để tưởng nhớ các vị vua đời Trần. Đây còn là một trong những lễ hội đặc sắc và thu hút nhiều du khách thập phương đến tham gia.

Đời sống văn hóa
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ, thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa