Tây Yên Tử: “Đánh thức” tiềm năng để phát triển!

Thứ năm, 21/02/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau gần 3 năm xây dựng với rất nhiều khó khăn về khí hậu, về địa hình, khu di tích tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử đã chính thức khánh thành với điểm nhấn là Tuần lễ Khai Hội Xuân Tây Yên Tử chào năm mới Kỷ Hợi 2019.

Phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực vượt khó

So với sườn Đông Yên Tử (Quảng Ninh) thì sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang) còn như đang chìm sâu trong giấc ngủ vạn niên và cần phải “đánh thức” để phát triển. Đáng chú ý nhất trong không gian văn hóa Tây Yên Tử là việc Ban quản lý đã chính thức đưa hệ thống cáp treo kéo dài 2km từ khu vực chùa Hạ lên chùa Thượng vào hoạt động. Qua đó giúp cho nhân dân thuận tiện trong việc hành hương, chiêm bái lễ phật. Đây cũng là điểm mấu chốt kết nối giữa hai bên sườn Đông Yên Tử với chùa Đồng và Tây Yên Tử là chùa Thượng. Theo thống kê từ BTC lễ hội, tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 30.000 lượt khách đến với khu danh thắng này. Đây có thể coi như phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực quảng bá hình ảnh Tây Yên Tử đến với du khách thập phương của các cấp chính quyền, các đơn vị chức năng của huyện Sơn Động nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.

Khai Hội Xuân Yên Tử 2019

Khai Hội Xuân Yên Tử 2019

Còn nhớ việc xây dựng các di tích thuộc vùng Tây Yên Tử được thực hiện trong không gian khu vực Đồng Thông, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động và chia làm 4 cụm chùa độc lập gồm: chùa Trình, chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng (chùa Kim Quy). Các điểm chùa có cao độ từ 145m đến điểm cao nhất gần 1.000m, kết nối với chùa Đồng, tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh Yên Tử cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình dịch vụ, giao thông, cáp treo đồng bộ. Dự kiến, dự án được triển khai theo 3 giai đoạn: Từ năm 2014 đến năm 2018 triển khai xây dựng hai điểm chùa Hạ, chùa Thượng; xây dựng trạm cấp nước Đồng Thông và trạm biến áp cấp điện cho khu vực này; nâng cấp xây dựng tuyến giao thông từ đường tỉnh lộ 293 vào chùa Hạ và xây dựng kè lát đá tuyến đi bộ từ chùa Hạ tới chùa Thượng; nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến cáp treo để đưa vào hoạt động sau khi hai điểm chùa Hạ, chùa Thượng được cơ bản hoàn thành…

Từ năm 2018 đến năm 2020 triển khai xây dựng hai điểm chùa Trình và chùa Trung. Từ năm 2021 đến năm 2025 hoàn thiện toàn bộ các hạng mục đầu tư về công trình và hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời phục dựng các di tích, công trình tín ngưỡng tại khu vực này tạo thành quần thể hoàn chỉnh, thống nhất, góp phần tạo động lực phát triển chung vòng cung du lịch tâm linh Yên Tử.

Không gian khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử

Không gian khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử

Bộ ba sản phẩm chủ yếu để thu hút du lịch Tây Yên Tử

Nhằm tìm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Tây Yên Tử, các đơn vị chức năng cũng đã lên nhiều phương án để hướng sự quan tâm nhiều hơn của các du khách. Bên cạnh đó, họ cũng đánh giá về giá trị tiềm năng, lợi thế du lịch của tỉnh Bắc Giang; nêu các giải pháp hiệu quả trong liên kết, phát triển, thu hút khách du lịch đến với tỉnh; chính sách, chương trình hợp tác đồng bộ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ; kinh nghiệm xây dựng tour, tuyến du lịch; giải pháp trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, thu hút đầu tư vào du lịch trong tình hình hiện nay.

Báo Công luận
Du khách trẩy hội Tây Yên Tử bằng hệ thống cáp treo mới đi vào hoạt động

Du khách trẩy hội Tây Yên Tử bằng hệ thống cáp treo mới đi vào hoạt động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho biết, Bắc Giang mới bước vào phát triển du lịch nên còn nhiều hạn chế về sản phẩm du lịch đặc trưng, hạ tầng, quy mô, cơ sở lưu trú, kinh nghiệm quảng bá, quản lý các điểm du lịch. Định hướng phát triển du lịch của Bắc Giang tập trung vào ba sản phẩm chủ yếu; trong đó, du lịch tâm linh tập trung vào phục dựng lại con đường hoằng dương phật pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông; xây dựng hai khu du lịch sinh thái lớn ở Hố Cao và Khuôn Thần (Lục Ngạn); vận hành một hệ thống các sân golf và đầu tư vào phát triển du lịch miệt vườn. Du lịch cộng đồng và du lịch làng nghề, làng cổ cũng đang tập trung phát triển. Tỉnh cũng tập trung hoàn thiện, mở rộng hệ thống các tuyến đường giao thông.

Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có cộng với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng, khu du lịch sinh thái tâm linh Tây Yên Tử đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu du lịch gắn với văn hóa tâm linh của nhân dân và du khách, tạo động lực mới cho phát triển du lịch huyện Sơn Động cũng như của tỉnh Bắc Giang.

Tây Yên Tử trải dài từ huyện Sơn Động đến huyện Yên Dũng, là con đường tâm linh kết nối bản sắc ngàn năm văn hóa Phật giáo vùng Tây Yên Tử mà cha ông ta đã vượt qua bao gian khó, nhiều đời tiếp nối, tạo dựng, phát huy và phát triển cho đến ngày hôm nay. Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử bao gồm hệ thống các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh nằm ở sườn Tây và Bắc của dãy núi Yên Tử, thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Hoàng Dương

Tin khác

Đà Nẵng: 43 tác phẩm trưng bày tại triển lãm 'Nắng tháng Tư'

Đà Nẵng: 43 tác phẩm trưng bày tại triển lãm 'Nắng tháng Tư'

(CLO) 43 tác phẩm tại triển lãm "Nắng tháng Tư" mang đến những góc nhìn khác nhau, sự cảm nhận cùng thủ pháp, cách sử dụng màu sắc, tạo hình riêng biệt. 

Đời sống văn hóa
Cặp bánh chưng nặng hơn 70 kg dâng lên Quốc tổ Hùng Vương ở Hà Tĩnh

Cặp bánh chưng nặng hơn 70 kg dâng lên Quốc tổ Hùng Vương ở Hà Tĩnh

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương tại Khu di tích Đại Hùng, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), người dân phường Đậu Liêu đã gói cặp bánh chưng nặng hơn 70kg để làm lễ vật dâng Tổ và các vua Hùng.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Tổ chức bắn 150 giàn pháo hoa khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Ninh Bình: Tổ chức bắn 150 giàn pháo hoa khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản đồng ý việc tổ chức bắn pháo hoa nổ tầm thấp tại chương trình kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế, khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.

Đời sống văn hóa
Hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy - Biểu tượng của lòng hiếu nghĩa tại Giỗ Tổ Hùng Vương 2024

Hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy - Biểu tượng của lòng hiếu nghĩa tại Giỗ Tổ Hùng Vương 2024

(CLO) Sáng 16/4, tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ), hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy năm 2024 với sự tham gia của 13 đội đến từ 13 huyện, thành, thị trong tỉnh Phú Thọ. Đây là sự kiện ý nghĩa nằm trong chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương 2024.

Đời sống văn hóa
Huyện Gia Viễn (Ninh Bình): Tổ chức lễ dâng hương tại Đền Thánh Nguyễn

Huyện Gia Viễn (Ninh Bình): Tổ chức lễ dâng hương tại Đền Thánh Nguyễn

(CLO) Sáng 16/4/2024, tại khuôn viên khu di tích lịch sử - văn hóa đền Thánh Nguyễn, các lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Viễn tổ chức Lễ dâng hương.

Đời sống văn hóa