Tiếp tục cải tiến, đổi mới công tác tổ chức, tạo thuận lợi tối đa cho báo chí tác nghiệp

Thứ bảy, 19/05/2018 13:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Tổng thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Bộ Lĩnh cho biết, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội tiếp tục sẽ có những cải tiến, đổi mới trong công tác tổ chức nhằm tạo thuận lợi tối đa cho phóng viên báo chí tác nghiệp.

Sáng nay (19/5), tại Hà Nội đã diễn ra họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV. Theo đó, Kỳ họp lần này sẽ khai mạc vào ngày 21/5 và dự kiến bế mạc vào 15/6.

Báo Công luận
 Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu tại buổi họp báo

Tại cuộc họp báo, ông Lê Bộ Lĩnh, Phó Tổng thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội tiếp tục sẽ có những cải tiến, đổi mới về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Cụ thể, thời gian để mỗi đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn là 1 phút và sau khi 3 đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi, người trả lời chất vấn phải trả lời ngay; thời gian dành cho mỗi lần trả lời là 3 phút.

Việc cải tiến, đổi mới này được thực hiện trên cơ sở kết quả thí điểm tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp lần thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm mục đích tăng cường tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động của Quốc hội. 

Theo dự kiến, tại Kỳ họp này sẽ có 15 phiên họp thuộc nội dung của Kỳ họp được tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước trực tiếp theo dõi, chiếm khoảng 40% thời lượng của kỳ họp và bằng khoảng 46% thời lượng Quốc hội làm việc tại Hội trường.

Ngoài những nội dung được tường thuật trực tiếp theo quy định của Nội quy kỳ họp, dự kiến phiên họp giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011- 2016 và phiên thảo luận về dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) cũng sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp.

Ông Lê Bộ Lĩnh cũng khẳng định, tại Kỳ họp này, sẽ tiếp tục việc cải tiến, đổi mới trong công tác tổ chức nhằm tạo thuận lợi tối đa cho phóng viên báo chí tác nghiệp.

 

Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội dự kiến sẽ khai mạc  vào sáng ngày 21/5 và bế mạc vào chiều ngày 15/6. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành 12 ngày để xem xét, thông qua 8 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 8 dự án luật khác.

Các dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: luật Tố cáo (sửa đổi); luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; luật Đo đạc và bản đồ; luật Cạnh tranh (sửa đổi); luật An ninh mạng; luật Quốc phòng (sửa đổi); luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thể dục, thể thao; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến luật Quy hoạch.

Các dự án luật được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, gồm: luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); luật Công an nhân dân (sửa đổi); luật Chăn nuôi; luật Trồng trọt; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Đặc xá; luật Cảnh sát biển; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục Quốc hội. Các nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.

Ngoài ra, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo về kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước; xem xét thông qua nghị quyết về giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hóa DN nhà nước giai đoạn 2011- 2016. Quốc hội cũng xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát và việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2019; xem xét, quyết định về công tác nhân sự…

Thế Vũ

Tin khác

Ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

Ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

(CLO) Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số sẽ ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

Tin tức
Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức
Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

(CLO) Tỉnh Gia Lai vừa xử lý 18 đảng viên liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty AIC cung cấp, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Phùng Ngọc Mỹ.

Tin tức
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Tin tức
Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành sớm rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách đặc thù để tham mưu, đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, nhằm phát triển toán học Việt Nam nói riêng, tạo ra đột phá đối với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.

Tin tức