"Tôi đã lớn lên trong không khí nhân văn của nước Nga"

Chủ nhật, 05/11/2017 09:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà thơ Hồng Thanh Quang là một trong những trí thức được đào tạo tại Liên Xô từ những năm 80 của thế kỉ 20. Tiến tới kỉ niệm 100 năm Cách mạng tháng 10 Nga, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông về tuổi trẻ và tình yêu với nước Nga cũng như đánh giá về nước Nga trong hiện tại. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Báo Công luận
Thời thanh niên của nhà thơ Hồng Thanh Quang tại TP  Ulianovsk. Ảnh: facebook nhân vật

- Bao lâu rồi anh không quay lại nước Nga?

Nhà thơ Hồng Thanh Quang: Tôi sang Nga học năm 1980. Năm 1986 tôi về nước. Đến tận năm 2007 mới quay trở lại nước Nga lần đầu tiên. Nhưng từ đấy thì tôi quay lại thường xuyên hơn, từ khoảng 2013 đến giờ, hầu như năm nào tôi cũng sang ít nhất một lần, có năm sang hai lần vì quan hệ bạn bè và công việc. Lần gần đây nhất là tháng 9/2017.

- Hồi ở Nga anh có yêu cô gái nào ở đất nước này không?

Hồi ấy tôi là một cậu học sinh, sự yêu đương rất nồng nhiệt nhưng tâm thế học sinh lúc ấy rất khác bây giờ, rất rụt rè. Tôi không có gì là tình yêu như người ta vẫn hiểu, nó chỉ là cảm giác, kỉ niệm mang tính tình thần nhiều hơn. Hồi ấy cảm giác của tôi với phụ nữ mang tính chiêm ngương chứ không phải chiếm hữu. 

- Có lẽ thế hệ anh yêu nước Nga rất đặc biệt…?

Có thể nói thế này, không hẳn là tôi yêu nước Nga một cách đặc biệt mà là tôi yêu tuổi trẻ của tôi ở Nga một cách đặc biệt. Giống như những người thanh niên ở Châu Âu, ở Mỹ… họ cũng yêu tuổi trẻ của họ ở đấy. Tôi nghĩ đừng tìm ở nước Nga điều gì khác các quốc gia khác bởi vì nếu nếu gặp sự thay đổi thì chúng ta sẽ rất dễ thất vọng. Tôi được lớn lên trong bầu không khí nhân văn của nước Nga nhưng tôi vẫn nhìn nước Nga như một đất nước khác chứ đấy không phải là Tổ quốc của mình. Tôi chỉ có một tình yêu với quê hương tôi.

Báo Công luận
Hồng Thanh Quang trong một lần tới Nga gần đây. Ảnh: facebook nhân vật. 

- Thời điểm Liên bang Xô viết sụp đổ anh đang làm gì, lúc đó những trí thức như anh có hoang mang không?

Lúc ấy tôi là phóng viên chuyên viết bình luận quốc tế ở báo Quân đội nhân dân. Sự sụp đổ của Liên Xô là một sự bất ngờ rất lớn. Không phải ngay từ đầu chúng tôi đã lý giải được chuyện đó. Nhưng dần dà chúng ta đã lý giải được nên chúng ta vẫn giữ gìn và duy trì được con đường của chúng ta, đồng thời giữ gìn được quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Nga và với những người thừa kế của nước Nga. Riêng tôi, trong gần 30 năm làm báo hầu như giai đoạn nào tôi cũng viết rất nhiều các bài viết về nước Nga, dịch thơ Nga.

- Nếu được lựa chọn lại cho tuổi trẻ của mình, anh có chọn nước Nga không?

Ngày xưa tôi không được chọn. Việc tôi và nhiều thanh niên Việt Nam sang Liên Xô là do người khác chọn. Nói chuyện chọn lại thì rất khó vì cuộc đời không “giả sử...” được. Nếu bảo không muốn đi Nga thì không đúng, nhưng bảo bỏ lỡ cơ hội khác thì cũng không phải. Không ai lội qua một dòng sông hai lần, cũng như không nên cưới lại cô lại cô vợ cũ mà nếu mình đã bỏ (cười to). Nói thế mới là thật lòng. Tôi rất yêu nước Nga và bây giờ vẫn muốn một năm có một hai lần sang nước Nga. Sang đấy không phải để làm gì, có khi chỉ nằm đọc sách thôi. Nằm đọc sách ở Mát-xcơ-va cảm giác cũng rất khác.
- Anh đã gặp ai cùng lứa mà họ thấy hối tiếc về thời gian trước đây ở Nga không?

Thật ra không phải là hối tiếc mà là nuối tiếc. Ai cũng có cảm giác nuối tiếc một tuổi trẻ hồn nhiên nhưng không có nghĩa là họ muốn sống lại tuổi trẻ ấy. Tiếc là một chuyện nhưng muốn quay lại tuổi trẻ ấy lại là chuyện khác; một mặt là vì không thể, một mặt vì cuộc sống nó phải phát triển, người ta luôn tìm kiếm những chân trời mới và luôn sự so sánh và lựa chọn.

- Được biết anh cho con đi du học nhưng không phải là Nga, tại sao lại như vậy?

Bố mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt nhất cho con cái. Tôi cho con đi du học vì phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Con tôi học ở Úc, lựa chọn học ở đâu chủ yếu do vợ tôi bàn bạc với con là chính. Các cụ bảo “thế gian được vợ hỏng chồng”, tôi là nhà thơ nên nhiều cái cũng không chi tiết được với gia đình.

Còn nói tại sao không chọn nước Nga thì cũng phải hiểu nước Nga không phải chỉ là nguồn sáng và điều tốt đẹp duy nhất. Chúng ta yêu nước Nga, gìn giữ di sản ấy nhưng cũng phải mở rộng ra chứ đừng tuyệt đối hóa. Rời bỏ di sản ấy là bội bạc, vô ơn, nhưng sùng bái quá thì sẽ cản trở phát triển.

Báo Công luận
 Nhà thơ tại phòng làm việc của mình. 

Tôi vừa giao ban với anh em, cũng nói về chuyện kỉ niệm Cách mạng tháng 10. Tôi nói, viết về nước Nga thì phải viết với tâm thế của năm 2017. Chúng ta chắt lọc, gìn giữ những gì quý giá nhưng cần phải tìm cả cái mới, tìm ra bài học mới với những quy tắc mới để có ích trong hành trình tới tương lai, trong một thế giới không giống như trước nữa. Thách thức trong thế giới bây giờ rất khác, không giống như ngày xưa. Vị trí quốc tế của nước mình hiện nay cũng rát khác. Chọn lọc những gì từ quá khứ để phát triển và không từ chối những cơ hội mới, đấy là cách ứng xử đúng đắn.

- Công việc làm tổng biên tập báo Đại đoàn kết của anh hiện nay có vui không?

Mặc dù tôi từng trải qua nhiều cương vị nhưng đến đây phải đối diện với những vấn đề mình chưa từng gặp. Hiện tại, muốn làm một tờ báo tử tế, đến với công chúng rất gian nan. Đào Tấn từng nói là “Lao xao sóng vỗ ngọn tùng; gian nan là nợ anh hùng phải vay”. Nhưng phải nói thật là, với những khó khăn mình phải đối diện, mình luôn cảm thấy may mắn và thanh thản. Giống như trong tình yêu, với mọi người thất tình là thất tình, nhưng với nhà thơ khi không được yêu, không được yên ấm cũng là một sự có ích, đó  là cơ hội để nảy sinh ra những câu thơ. Có thể chính tôi cũng từng bỏ lỡ những điều tốt đẹp, nhưng sống đến giờ tôi tự thấy mình là người lương thiện. Nếu có ai phỉ báng tôi - một nhà thơ -  là phỉ báng những gì tốt đẹp trong họ. Mình mà ác với người khác thì nó vận vào mình ngay.

- Cảm ơn anh vì đã dành thời gian cho báo điện tử Congluan.vn!

Tử Hưng

(Thực hiện)

Tin khác

Chiêm ngưỡng hàng sao đen trăm tuổi ở phố Lò Đúc (Hà Nội)

Chiêm ngưỡng hàng sao đen trăm tuổi ở phố Lò Đúc (Hà Nội)

(CLO) Những cây sao đen trên phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được trồng từ thời Pháp có tuổi đời khoảng 120 năm mang nhiều giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen quý hiếm, gắn bó từ rất lâu với người dân Thủ đô.

Đời sống văn hóa
Hoa sơn tra đua nhau bung nở giữa núi rừng Tây Bắc

Hoa sơn tra đua nhau bung nở giữa núi rừng Tây Bắc

(CLO) Cánh rừng sơn tra ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La đang đua nhau bung nở rực sáng khắp các bản làng. Từ thung lũng đến triền núi đều được bao phủ một lớp màu trắng muốt như điểm tô thêm bức tranh đa sắc màu của miền núi rừng Tây Bắc.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc Chương trình biểu diễn dân gian Holi của người Ấn Độ tại Hà Nam

Đặc sắc Chương trình biểu diễn dân gian Holi của người Ấn Độ tại Hà Nam

(CLO) Tối 28/3, tại Khu du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng), UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ qua Chương trình biểu diễn dân gian Holi.

Đời sống văn hóa
Hàng nghìn người tham dự lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn

Hàng nghìn người tham dự lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn

(CLO) Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng diễn ra tại chùa Quán Thế Âm trong 4 ngày từ 26 đến 29/3.

Đời sống văn hóa
Tôn vinh những cống hiến của các nghệ nhân, nghệ sỹ TP Hồ Chí Minh

Tôn vinh những cống hiến của các nghệ nhân, nghệ sỹ TP Hồ Chí Minh

(CLO) Tối 28/3, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ tôn vinh Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2024”.

Đời sống văn hóa