"Tôi đồng ý quy định PV dự tòa phải có thẻ nhà báo & giấy giới thiệu"

Thứ sáu, 03/04/2015 08:19 AM - 0 Trả lời

"Tôi đồng ý quy định PV dự tòa phải có thẻ nhà báo & giấy giới thiệu"

“Nếu nói rằng vì có hai giấy tờ đó mà cản trở báo chí thì tôi nghĩ rằng không thỏa đáng lắm”, ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam nói.
 
 
 
Báo Công luận 
Ông Hà Minh Huệ
 
Liên quan đến Thông tư 01/2014 của Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) về nội quy phiên tòa có hiệu lực từ 16/6, quy định phóng viên dự tòa phải có cả thẻ nhà báo và giấy giới thiệu, trao đổi với PV Infonet bên lề Quốc hội, ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, đại biểu Quốc hội Bình Thuận đồng ý quy định này.
 
Ông Hà Minh Huệ cho biết: "Hoạt động của báo chí hay hoạt động của một cơ quan nào đó cũng có quy định riêng. Luật pháp của chúng ta quy định báo chí có quyền tác nghiệp ở mọi nơi, mọi chỗ, đây là quyền cơ bản mà không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nào đó cũng phải có những quy định riêng, nhất là tòa án là một nơi tôn nghiêm, nghiêm minh, liên quan đến số phận một con người, đến vụ việc vi phạm pháp luật. Lúc đó chưa biết đúng sai, việc xử án tại tòa lại kéo dài ngày, nếu báo chí chúng ta đến đưa tin thì cũng phải giữ kỷ luật của phiên tòa theo quy định".
 
Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng việc TANDTC quy định phóng viên muốn tác nghiệp tại tòa phải có cả thẻ nhà báo và giấy giới thiệu như vậy là làm khó báo chí, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
 
Về Thông tư 01 của TANDTC quy định nhà báo đến tác nghiệp phải có thẻ nhà báo và giấy giới thiệu của cơ quan báo chí, cho tới nay, vẫn có một số cơ quan báo chí cho rằng tòa án làm khó. Về vấn đề này, tôi cho rằng đây là tác nghiệp kỷ luật thông tin, tôi đồng ý quy định này. Bây giờ nếu anh có thẻ nhà báo thì chứng tỏ anh có quyền tác nghiệp, thẻ nhà báo là do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Qua đó chứng tỏ, thứ nhất anh ít nhất có 3 năm kinh nghiệm để mà làm báo. Cái thứ hai là giấy giới thiệu của cơ quan báo chí thì người ta cũng chứng tỏ được nguyên tắc và trật tự, ai đến đưa tin thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan đó, để chứng tỏ anh là người được cử đến để phục vụ công tác thông tin báo chí về phiên tòa cụ thể nào đó.
 
Tòa án không phải là cái chợ ai vào cũng được, ai ra cũng được hay đến để nghe cho vui chứ không phải làm tin. Báo chí chúng ta có chức năng là thông tin thì chúng ta hãy làm đúng chức năng đó. Nếu nói rằng vì có hai giấy tờ đó mà cản trở báo chí thì tôi nghĩ rằng không thỏa đáng lắm. Chúng ta nên suy nghĩ kỹ lại, ví như các kỳ họp của Quốc hội, có phải ai vào cũng được đâu, mà muốn vào được thì phải có thẻ sự kiện và muốn có thẻ sự kiện anh phải có những điều kiện nhất định, phải có giấy giới thiệu của cơ quan đó và cơ quan có thẩm quyền xét duyệt xem anh có đủ điều kiện để tác nghiệp hay không. Đấy là điều kiện hết sức bình thường.
 
Còn đối với Tòa án không phải là lúc nào cũng xử công khai, có những phiên tòa xử kín. Tôi nói một ví dụ rất đơn giản, một khi nhà anh có đám, ai cũng vào nhà anh để ngó xem như vậy có được không, lẽ dĩ nhiên là chủ nhà không thích đâu.
 
Thưa ông, mới đây Phó Chánh án TANDTC Trần Văn Độ cũng đã trả lời báo chí, quy định phóng viên dự tòa phải có cả thẻ nhà báo và giấy giới thiệu chỉ áp dụng trong những phiên tòa nhạy cảm, đặc biệt, nhưng dư luận băn khoăn, rất khó định lượng được đâu là đặc biệt và như thế nào là nhạy cảm?
 
Thực ra báo chí chúng ta cũng có lúc sai, phiên tòa chưa xử thì chúng ta đã có những bài báo kết án, tuyên án rồi, vậy thì vai trò của báo chí ở đâu, có thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ không. Tôi nghĩ rằng khi chưa làm rõ, anh có quyền thông tin nhưng thông tin phải là chuẩn xác. Nếu anh làm không chuẩn xác sẽ làm ảnh hưởng chung đến xã hội.
 
Tôi nói ví dụ như vụ xét xử “bầu” Kiên vừa qua, báo chí lại thiên về ý kiến của luật sư bảo vệ bị cáo, mà luật sư bảo vệ cho bị cáo có nhiệm vụ phải phản biện và phải nói thế này thế kia để có lợi cho thân chủ của họ, khiến dư luận hiểu sai bản chất. Vậy mà báo chí chúng ta lại đưa tin như thế liệu có khách quan?Vậy chức năng báo chí của chúng ta đã làm đúng chưa? Phải làm khách quan để người khác đánh giá và phải làm theo đúng pháp luật.
 
Khi báo chí chưa hiểu hết pháp luật mà đã có những bài viết như tự tuyên án trước thì đó là báo chí đã làm không đúng chức năng của phóng viên, chúng ta phải nắm rõ điều đó. Phóng viên báo chí khi đưa tin phải chọn lựa và phải đúng với giới hạn của nó. Chứ không phải là thích làm gì thì làm.
 
Ở các nước ngoài cũng vậy thôi, anh hãy thử tìm hiểu xem. Không phải là chỗ nào phóng viên cũng có thể đến được. Ví dụ như cuộc chiến tranh ở Irac, Mỹ phát động cuộc chiến trang ở Irac, gọi là tự do thì báo chí phải được đưa tự do nhưng Mỹ quy định tất cả phóng viên phải đến sở chỉ huy để cung cấp thông tin và đấy là nguồn thông tin chính thống nhất, lúc đó báo chí muốn viết thế nào thì viết nhưng phải dựa vào nội dung đã được cung cấp. Có nghĩa là mỗi nơi có một quy định. Vì mục tiêu an ninh quốc gia cho nên Mỹ không cho các phóng viên đến thoải mái đưa thông tin về một vấn đề nào đấy. Vấn đề Tòa án đưa ra quy định như thế, đây là một vấn đề liên quan đến số phận con người, như tôi đã nói, liên quan đến an ninh của một đất nước.
 
Vậy quy định này đưa ra để tiện cho việc kiểm soát thông tin thưa ông?
 
Tôi nghĩ rằng với cái thẻ nhà báo và giấy giới thiệu của cơ quan báo chí nếu ai đáp ứng được 2 yêu cầu đó đều được tham dự đưa tin về phiên tòa và phải đưa tin chuẩn xác, có chất lượng. Nếu không quy định như vậy thì ai cũng có thể đến ngó tý cho vui và xem xong thì nói lung tung.
 
Hiện nay, tôi cũng lưu ý, có những người chỉ làm ở trang thông tin điện tử, những người không dính dáng gì đến báo chí cũng đến quay phim chụp ảnh, đưa tin lung tung lên facebook. Vậy thì thông tin ở đây là như thế nào? Ở đây chúng tôi đồng ý với quy định mà TANDTC đã đưa vào Thông tư. Đây là quan điểm chung của các cơ quan chỉ đạo báo chí, Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam.
 
Thưa ông, có ý kiến cho rằng Thông tư 01 quy như vậy là “vênh” với khoản 1, điều 8 Nghị định 51/2002 quy định rất rõ nhà báo đến các cơ quan, tổ chức chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo, các cơ quan phải cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí nhưng Thông tư 01 này lại quy định nhà báo dự tòa phải có cả thẻ nhà báo và giấy giới thiệu?
 
Quy định là quy định, mỗi cơ quan cũng phải có quy định riêng, nhưng điều quan trọng ở đây là vẫn đảm bảo quy chế hoạt động thông tin. Có người nói với tôi rằng "em không có thẻ nhà báo thì sao?". Tôi nói rằng không có thẻ nhà báo thì chứng tỏ anh chưa đủ tiêu chuẩn để cấp thẻ nhà báo thì anh phải phấn đấu để đủ tiêu chuẩn, qua đó nâng cao vai trò của báo chí chứ không phải vấn đề gì khác.
 
Xin cảm ơn ông!
 
Theo Infonet 

Tin khác

Hội Nhà báo TP Hà Nội bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp, dựng sản phẩm báo chí Longform

Hội Nhà báo TP Hà Nội bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp, dựng sản phẩm báo chí Longform

(CLO) Ngày 27/3, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ năng, phương pháp, tư duy dựng sản phẩm Longform bằng Canva và Sway cho các học viên là biên tập, phóng viên của các cơ quan báo chí trên địa bàn.

Công tác hội
Hơn 200 vận động viên tham gia Hội khoẻ Báo Đảng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

Hơn 200 vận động viên tham gia Hội khoẻ Báo Đảng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

(CLO) Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ; 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La, ngày 23/3, Báo Sơn La tổ chức giải thể thao Phan Xi Păng Báo Đảng các tỉnh khu vực Trung du - Miền núi phía Tây Bắc lần thứ XVI, năm 2024.

Công tác hội
Báo chí Cách mạng Việt Nam - thay đổi mạnh mẽ để giữ vững vị thế, hội nhập thế giới

Báo chí Cách mạng Việt Nam - thay đổi mạnh mẽ để giữ vững vị thế, hội nhập thế giới

(NB&CL) Lần đầu tiên, Diễn đàn Báo chí Toàn quốc được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh để thảo luận, mổ xẻ và đưa ra giải pháp về các vấn đề bức thiết nhất của báo chí Việt Nam.

Công tác hội
Hội Báo toàn quốc 2024: Quy mô, sôi động, giàu cảm xúc, nhiều ý nghĩa thiết thực

Hội Báo toàn quốc 2024: Quy mô, sôi động, giàu cảm xúc, nhiều ý nghĩa thiết thực

(NB&CL) Hội Báo Toàn quốc 2024 - một trong những sự kiện quy mô của giới báo chí trong năm 2024 - đã thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những người làm báo và công chúng báo chí cả nước, là điểm nhấn về tính chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại của Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Công tác hội
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

(CLO) Theo nhà báo Dương Danh Hữu: “Chính quyền địa phương cần có cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí và phóng viên thường trú. Thông tin cần được cung cấp nhanh chóng, đầy đủ, thường xuyên, đặc biệt là thông tin liên quan đến các vấn đề nóng được dư luận đặc biệt quan tâm”.

Công tác hội