Tổng công ty điện lực miền Bắc: Khằng định vị trí nòng cốt trong ngành điện lực Việt Nam

Thứ sáu, 03/04/2015 13:24 PM - 0 Trả lời

Tổng công ty điện lực miền Bắc: Khằng định vị trí nòng cốt trong ngành điện lực Việt Nam

(NB&CL) - Ngày 06/10/2014 tới đây, Tổng công ty Điện lực miền Bắc long trọng kỷ niệm 45 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. 45 năm qua, kể từ khi ra đời (ngày 06/10/1969), Tổng công ty Điện lực miền Bắc- tiền thân là Công ty Điện lực- đã không ngừng nỗ lực, phát triển khẳng định vai trò, vị trí nòng cốt của mình trong sự nghiệp phát triển ngành điện lực Việt Nam.
 
Báo Công luận 
 
“Giữ vững dòng điện trong mọi tình huống”
Ra đời ngay trong tháng năm ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước nên có thể nói chặng đường phát triển đầu tiên của Công ty Điện lực- tiền thân của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc- là những ngày tháng “vừa sản xuất, vừa chiến đấu”. Trong bối cảnh nguồn điện và lưới điện cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị điện thuộc thế hệ cũ, lạc hậu, trình độ tự động hóa thấp, chủ yếu vận hành thủ công, hơn nữa lại bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề, Công ty đã chỉ đạo khẩn trương khôi phục sản xuất, củng cố các mặt quản lý, sắp xếp lại tổ chức, chuẩn bị các điều kiện vật chất - kỹ thuật để vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, vừa xây dựng và mở rộng các công trình điện mới có công suất và sản lượng lớn hơn, hiện đại hơn, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và chuẩn bị đón nhận những thời cơ, thách thức mới. Với tinh thần“vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu”, Công ty đã tập trung mọi năng lực, công sức, trí tuệ của cán bộ công nhân viên để thực hiện củng cố và tổ chức lại sản xuất, chấn chỉnh các khâu: kinh doanh, phân phối điện; làm tốt việc điều hoà phụ tải, tốc chiến tốc thắng khôi phục các cơ sở điện lực bị tàn phá do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Với lòng quả cảm vì“Tổ quốc cần điện như cơ thể cần máu”nhiều tấm gương đã anh dũng hy sinh vì mục tiêu“Giữ vững dòng điện trong mọi tình huống”,sau hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã có 123 cán bộ, công nhân viên của Công ty đã anh dũng hy sinh“vì dòng điện thân yêu của Tổ quốc”.
 
Đất nước thống nhất, ngành điện Việt Nam thống nhất gồm 3 Công ty Điện lực quản lý tương ứng ứng với ba miền Bắc - Trung - Nam, theo đó các công ty có tên gọi tương ứng là Công ty Điện lực miền Bắc, Công ty Điện lực miền Nam và Công ty Điện lực miền Trung trực thuộc Bộ Điện và Than. Năm 1981, Công ty Điện lực miền Bắc được đổi tên thành Công ty Điện lực 1. Cũng trong giai đoạn này, Công ty Điện lực 1 bắt đầu tiếp nhận các lưới điện và các tổ chức quản lý lưới điện đấu nối với lưới điện quốc gia như Thái Bình, Hải Dương, Hà Tuyên…và các lưới điện phụ tải đang do các địa phương quản lý tại hầu hết các tỉnh. Tiếp theo đó từ năm 1988-1990 tiếp nhận các tổ chức và lưới điện của các địa phương nằm ngoài hệ thống như Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu và tiếp nhận hầu hết các tổ chức quản lý điện của các huyện trên miền Bắc.
 
Báo Công luận 
 
Nỗ lực phát triển trong thời kỳ đổi mới 
Trong bối cảnh Đảng khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, Nhà nước tiến hành mở cửa và hội nhập trên hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội, cùng với đó là sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ đã tạo ra rất nhiều cơ hội để phát triển đồng thời cũng là những thách thức to lớn đối với Công ty Điện lực 1. Năng lực của Công ty vốn đã không đáp ứng yêu cầu sử dụng điện của khu vực phía Bắc trước đây, nay càng trở nên bất cập so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, bộc lộ các mặt hạn chế cả về năng lực phục vụ lẫn khai thác kinh doanh. Nhận thức rõ về vị trí, chức năng quan trọng của mình, tập thể lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên của Công ty đã đoàn kết, năng động, vận dụng sáng tạo, nắm bắt được thời cơ mà công cuộc đổi mới mang lại, trên tinh thần: Điện lực phải đi trước một bước.
 
Thành tựu nổi bật của thời kỳ này được mở đầu bằng việc đưa 4 tổ máy (440 MW) của nhiệt điện Phả Lại vào vận hành an toàn, bảo đảm ổn định cho hệ thống, tránh được tình trạng “ăn đong” về công suất, nâng sản lượng điện lên hàng tỷ kWh. Sau nhiều năm thi công và khẩn trương xây dựng, đến cuối tháng 12-1988, tổ máy 1 của Thuỷ điện Hoà Bình được đưa vào vận hành an toàn, liền sau đó hàng năm đưa thêm từ 1 đến 2 tổ máy khác vào hoạt động, tăng thêm 20% sản lượng điện, tạo sự chuyển biến về chất của hệ thống điện miền Bắc. Năm 1990, Công ty đã đưa điện về phục vụ miền Trung, đẩy lùi giải quyết một phần lớn tình trạng thiếu điện của khu vực này. Thực hiện Nghị quyết số 22 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá VI) về chủ trương điện phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá miền núi, Công ty đã xây dựng và đưa vào vận hành đường dây 110 kV Thái Nguyên - Cao Bằng, trạm 110 kV Tuyên Quang (năm 1990), các đường dây Mộc Châu - Mai Châu, Cẩm Phả - Tiên Yên và trạm 110 kV Tiên Yên…, nhờ đó đã đưa điện lưới 110 kV quốc gia đến các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.
 
Năm 1995, cùng với sự ra đời của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam), Công ty Điện lực 1 được chuyển từ Bộ Năng lượng về trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Công ty chuyển sang một giai đoạn mới, thực hiện cơ chế: Kinh doanh điện năng và phát triển lưới điện trên miền Bắc. Với địa bàn quản lý rộng lớn trên miền Bắc, chủ yếu là vùng đồng bằng, nông thôn và miền núi, vùng sâu, vùng xa,… Có thể nói từ giai đoạn này trở đi Công ty Điện lực 1 hoàn thành vai trò sứ mệnh lịch sử của mình đó là về cơ bản đã xây dựng và hoàn thiện khép kín hệ thống điện miền Bắc Việt Nam, bàn giao sứ mệnh phát tải về Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Công ty chỉ còn thực hiện nhiệm vụ chính là phân phối điện năng.
 
Vì sự phát triển của cộng đồng 
Năm 2010 đã đánh dấu một mốc son mới trong lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Điện lực 1, nay là Tổng công ty Điện lực miền Bắc khi Tổng công ty được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công ty Điện lực 1 và tiếp nhận trở lại các Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng, Hải Dương và Ninh Bình. Tổng công ty được tổ chức theo hình thức Công ty TNHH MTV và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Việc chuyển đổi mô hình tổ chức từ mô hình Công ty Điện lực 1 thành Tổng công ty Điện lực miền Bắc là một ghi nhận và đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong sự phát triển của Tổng công ty cả về lượng và về chất. Ngay sau khi đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức mới, Tổng công ty đã nhanh chóng bắt tay vào công tác sắp xếp mô hình cơ cấu tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý từ Tổng công ty đến các Đơn vị thành viên, đổi mới cơ chế quản lý đạt nhiều bước tiến quan trọng trên tinh thần tinh giản, gọn nhẹ, chuyên nghiệp, lấy hiệu quả công việc làm thước đo, lấy khách hàng làm đối tượng phục vụ theo tiêu chí “Tổng công ty Điện lực miền Bắc vì sự phát triển của cộng đồng”.
 
Từ đó đến nay, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, với tinh thần khắc phục mọi khó khăn, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, luôn bám sát thực tiễn Tổng công ty đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, các chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Đến hết năm 2013, trên địa bàn 27 tỉnh, thành phố miền Bắc do Tổng công ty Điện lực miền Bắc quản lý và cung ứng điện có 100% số huyện, 99% số xã, 97% số hộ dân có điện lưới quốc gia. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Tổng công ty vẫn giữ được ổn định từ 11-12%; ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động, thu nhập bình quân đầu người hằng năm tăng 7-8%. Năm 2013, sản lượng điện thương phẩm của toàn Tổng công ty đạt 33,570 tỷ kWh; doanh thu đạt trên 46.700 tỷ đồng; số lượng khách hàng đạt trên 7.200.000 khách hàng, chiếm 1/3 số lượng khách hàng của toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Năm 2013, là năm mang một dấu ấn có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với Tổng công ty, đó là việc Tổng công ty hoàn thành dự án đầu tư xây dựng đường dây cáp ngầm xuyên biển đưa điện ra huyện đảo Cô Tô, huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Đây cũng là huyện cuối cùng của miền Bắc Việt Nam được cung cấp điện lưới quốc gia. 
 
Qua 45 năm không ngừng trưởng thành và phát triển, qua nhiều lần đổi tên, thay đổi cơ quan chủ quản, thay đổi về mô hình tổ chức, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã có những bước đi vững chắc, vượt qua những khó khăn thách thức, từng bước phát triển và không ngừng lớn mạnh, luôn khẳng định được vai trò, vị trí nòng cốt của mình trong sự nghiệp phát triển ngành Điện lực Việt Nam
  • Thư Trang

Tin khác

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

(CLO) Ngày 17/4/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G (dự kiến vào tháng 9/2024) nhường tần số cho các công nghệ mới, Viettel triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

(CLO) Niềm tin kinh doanh tại các công ty sản xuất và dịch vụ lớn của Nhật Bản giảm trong tháng 4 so với tháng trước, do áp lực chi phí sinh hoạt và điều kiện kinh tế không ổn định ở thị trường chủ đạo Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp