TP.HCM: Bất công trong khám chữa bệnh bằng BHYT ngoại tỉnh

Thứ sáu, 03/04/2015 13:09 PM - 0 Trả lời

TP.HCM: Bất công trong khám chữa bệnh bằng BHYT ngoại tỉnh

(Congluan.vn) - Khi sử dụng thẻ BHYT ngoại tỉnh đến khám tại TP.HCM chỉ được hưởng 30% vì nhiều lý do.
 
 
 
Báo Công luận
BHYT năm 2013 chi vượt số thu
 
Năm 2013 số chi BHYT vượt số thu 
 
Theo TTXVN, tính đến 31/12/2013, số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là trên 62,3 triệu người, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này, số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc là hơn 10,6 triệu người, tăng 1,9% (trong đó có 8,5 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp); số chỉ tham gia bảo hiểm y tế là 51,5 triệu người, tăng 3,2%; số tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 170.600 người, tăng 22,2% so với năm 2012.

Năm 2013, số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ước đạt 159.171 tỷ đồng, đạt 108,2% so với kế hoạch được giao. Bao gồm thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 111.000 tỷ đồng, thu bảo hiểm xã hội tự nguyện 532,5 tỷ đồng, thu bảo hiểm y tế 47.500 tỷ đồng. Số chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ước đạt hơn 172.700 tỷ đồng, trong đó chi từ quỹ bảo hiểm y tế cho 125 triệu lượt người khám chữa bệnh với số tiền là 48.000 tỷ đồng.
 
Chi bảo hiểm y tế vượt thu có thực sự đã đáp ứng hết nhu cầu người dân?
 
Thực tế khám chữa bệnh trái tuyến, ngoại tỉnh

Khám, chữa bệnh (KCB) bằng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) luôn là vấn đề khiến người dân quan tâm. Việc người dân có thẻ BHYT ở tỉnh khác có được thanh toán ở TP. Hồ Chí Minh hay không khiến rất nhiều người dân “ngoại tỉnh” lo lắng.

Cô M. mắc căn bệnh ung thư vú khi tuổi đời còn rất trẻ - 26 tuổi. Sau 3 năm điều trị ở Hà Nội, cô chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống. Theo phác đồ điều trị của các bác sĩ tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội, hàng tháng M. phải tiêm zoladex và uống Tamoxifen trong quá trình điều trị.

Khi chuyển công tác vào TP.HCM thì việc đầu tiên người bệnh làm đó là tìm hiểu các thông tin về BHYT cho người ngoại tỉnh, có đăng ký tạm trú dài hạn tại TP.HCM. Khá yên tâm khi trong khoản 6 Điều 13 thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 quy định: “Người có thẻ BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh mà không phải trong tình trạng cấp cứu khi đi công tác, khi làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở y tế tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ và ngoài việc phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này còn phải xuất trình giấy công tác hoặc giấy tạm trú để được hưởng quyền lợi theo quy định”.

Tuy nhiên, thực tế lại là câu chuyện hoàn toàn khác so với những gì pháp luật đã quy định. Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của M. là phòng khám Mai hương ngoài Hà Nội. Sau khi xin giấy tạm trú của công an quận 3, M. đến đăng ký khám tại bệnh viện quận 3.
 
Báo Công luận
 Luật ghi rõ, thực tế khác biệt?
 
Khác với những điều đã tìm hiểu, khi M. nói xin bác sĩ cho chuyển viện đến bệnh viện ung bướu TP.HCM để tiếp tục điều trị thì bác sĩ nhất quyết không đồng ý. Lý do đơn giản là M. khám ở bệnh viện quận 3 hay khám trực tiếp ở bệnh viện ung bướu thì đều là trái tuyến và chỉ được hưởng 30% bảo hiểm; cho dù M. có sổ tạm trú thì bệnh viện quận 3 cũng không phải là nơi có thẩm quyền tương đương để cấp giấy chuyển viện cho M.
 
Trong khi đó, theo ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban Ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam đã trả lời một trường hợp tương tự như trường hợp của M, trên trang báo điện tử chinhphu.vn như sau: Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh là bệnh viện được Bộ Y tế cho phép nhận bệnh nhân từ các bệnh viện tuyến tỉnh. Do vậy, nếu bệnh nhân đã đăng ký tạm trú tại TP. Hồ Chí Minh thì có thể mang thẻ BHYT (ngoại tỉnh), kèm phiếu tạm trú đến khám tại cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tương đương với hạng cơ sở khám, chữa bệnh ghi trên thẻ BHYT. Khi xác định được bệnh cần chuyển thì bệnh viện này sẽ chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Ung bướu thành phố điều trị. Chi phí khám, chữa bệnh sẽ được BHXH TP. Hồ Chí Minh thanh toán hộ.

M. đã giải thích rằng thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC đã quy định rất rõ ràng. M có sổ tạm trú, có bảo hiểm như vậy là đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định thì M chỉ nhận được câu trả lời vô cảm “chúng tôi không giải quyết trường hợp này”. Phải chăng một thông tư đã được ban hành từ năm 2009 vẫn chưa được BHXH TP.HCM phổ biến tới các bệnh viện trên địa bàn thành phố? Hay đã phổ biến mà nhân viên y tế lỡ “quên”?
 
Thiết nghĩ đây là câu hỏi mà lãnh đạo BHXH TP.HCM phải có câu trả lời cụ thể. Bởi hàng ngày không chỉ có 1 bệnh nhân như M. mà còn có rất nhiều bệnh nhân từ các tỉnh thành khác nhau đã tạm trú dài hạn trên địa bàn TP.HCM nhưng vẫn không được thanh toán BHYT theo đúng quy định của pháp luật. Đây là một trong những yếu kém, hạn chế mà lãnh đạo BHXH TP.HCM cần khắc phục để người dân yên tâm khám bệnh với BHYT ngoại tỉnh.
 
  • Tuyết Nhung

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm