Phát triển công nghệ rút ngắn thời gian điều chế vắcxin

Thứ hai, 21/01/2019 09:27 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà khoa học thuộc Đại học Queensland, Australia đã phát triển một phương pháp mà họ hy vọng có thể rút ngắn thời gian điều chế vắcxin trong trường hợp xảy ra dịch bệnh trên toàn cầu.

Australia phát triển một phương pháp rút ngắn thời gian điều chế vắcxin xuống còn 26 tuần. Ảnh: TL

Australia phát triển một phương pháp rút ngắn thời gian điều chế vắcxin xuống còn 26 tuần. Ảnh: TL

Theo thông báo do Đại học Queensland đưa ra, phương pháp này được phát triển trong khuôn khổ một dự án hợp tác toàn cầu, trong đó có sự tham gia của Liên minh các sáng kiến đối phó với dịch bệnh, nhằm rút ngắn thời gian điều chế vắcxin thường kéo dài hàng năm trời hoặc thậm chí 1 thập kỷ xuống còn khoảng 26 tuần.

Tiến sĩ Keith Chappell, một trong những người đứng đầu dự án cho biết mục tiêu của dự án là có thể sản xuất hơn 200.000 liều vắcxin mới, an toàn, hiệu quả và sẵn sàng triển khai tại chỗ trong khoảng 6 tháng.

Nhóm nghiên cứu của Tiến sỹ Chappell đã phát triển một công nghệ gọi là molecular clamp (kìm giữ phân tử), tạo sự ổn định các protein của virus vốn là mục tiêu tấn công đầu tiên của hệ miễn dịch.

Theo giáo sư Young, một trong những người đứng đầu dự án trên, cho rằng công nghệ này được phát triển làm cách tiếp cận nền tảng đối với việc điều chế các vắcxin phòng chống dịch bệnh ở người và động vật.

Các thí nghiệm đến nay đã cho kết quả khả quan trong việc phòng chống các virus như virus cúm, Ebola, Nipah và coronavirrus gây Hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS).

Với việc điều chế một cách nhanh chóng các vắcxin phòng bệnh sẽ hạn chế dịch bệnh lây lan và ngăn chặn thảm họa có thể xảy ra. Ảnh minh họa.

Với việc điều chế một cách nhanh chóng các vắcxin phòng bệnh sẽ hạn chế dịch bệnh lây lan và ngăn chặn thảm họa có thể xảy ra. Ảnh minh họa.

Tiến sỹ Daniel Watterson cũng đứng đầu dự án này nhận định: "Công nghệ kìm giữ phân tử có thể giải quyết một số bệnh nguy hiểm nhất hiện nay và làm thay đổi về cơ bản cách thức chúng ta đề phòng các bệnh phổ biến. Với việc điều chế một cách nhanh chóng các vắcxin phòng bệnh, chúng ta có thể nhanh chóng hạn chế dịch bệnh lây lan và ngăn chặn thảm họa có thể xảy ra".

Nỗ lực sản xuất nhanh vắcxin đã nhận được sự hỗ trợ của một liên minh các nhà khoa học toàn cầu trong đó các tổ chức khoa học quốc tế hàng đầu như Đại học Hongkong.

VNA

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe