Tranh cãi xung quanh phiên tòa 5 công an dùng nhục hình

Thứ sáu, 03/04/2015 21:36 PM - 0 Trả lời

Tranh cãi xung quanh phiên tòa 5 công an dùng nhục hình

(Congluan.vn) - Viện KSND TP Tuy Hòa đã truy tố công an đánh chết người Nguyễn Thân Thảo Thành về tội dùng nhục hình theo khoản 3 điều 298 của Bộ luật Hình sự, có khung hình phạt từ 5 năm đến 12 năm tù. Tuy nhiên, dư luận vẫn đang tranh cãi xung quanh vụ án này. Một số tình tiết của vụ án và bản án được phân tích và mổ xẻ.
 
Xem lại:
 
Báo Công luận
 
Các bị cáo ra hầu tòa ngày 28/3
 
Lệnh bắt do ông Lê Đức Hoàn chỉ đạo “miệng” có đúng với quy định của pháp luật hay không?

Theo cáo trạng, đầu tháng 3/2012, Công an TP.Tuy Hòa lập chuyên án điều tra về các vụ trộm cắp trên địa bàn do ông Lê Đức Hoàn làm trưởng ban. Chiều ngày 12/5/2012, ông Hoàn chỉ đạo thuộc cấp phối hợp với Công an huyện Tây Hòa đề nghị anh Ngô Thanh Kiều đến trụ sở làm việc vào lúc 7h30 ngày 15-3-2012, tuy nhiên, đến 3h sáng ngày 15/3/2012, công an bất ngờ ập vào nhà, bắt giữ anh Kiều, còng tay dẫn đi nhưng không có lệnh bắt.

Thứ nhất, trường hợp của anh Kiều không thuộc một trong các trường hợp phải bắt khẩn cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Bộ luật Tố tụng Hình sự:
“Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:
a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ”.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 80 Bộ luật Tố tụng Hình sự:
“Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này”
Như vậy, xét về lý hay xét về tình việc bắt giữ anh Kiều vào lúc 3h sáng là sai quy định của pháp luật.

Thứ hai
, Việc ông Lê Đức Hoàn Phó công an TP.Tuy Hòa chỉ đạo “miệng” mà không có lệnh bắt là sai quy định của pháp luật.

Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự:
“Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Bộ luật Tố tụng Hình sự:
“Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.
Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.
Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu của người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này”

Theo quy định tại khoản 3 Điều 86 Bộ luật Tố tụng Hình sự:
“Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản”.

Việc ông Lê Đức Hoàn làm sai quy định của pháp luật tại sao lại không bị chịu bất kỳ trách nhiệm nào?
 
Báo Công luận
 
Hỗn loạn sau khi tòa tuyên án
 
TAND TP. Tuy Hòa xét xử 5 cựu công an tội dùng nhục hình có đúng với bản chất của tội phạm?
 
Xem lại:

Ngày 3/4/2013, căn cứ vào cáo trạng của VKSND, TAND TP. Tuy Hòa đã tuyên năm bị cáo phạm tội Dùng nhục hình. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 298 BLHS: “Người nào dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Quay lại với nội dung vụ án của anh Ngô Thanh Kiều, nhận thấy: Hoạt động của 5 cựu sĩ quan công an trong vụ án này mới chỉ là hoạt động thực hiện nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự:

“Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng”, nhằm kiểm tra, xác minh nguồn tin để đưa ra quyết định có khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.

Theo Từ điển luật học thì “Điều tra là công tác trong tố tụng hình sự được tiến hành nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ”.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra”.

Như vậy, về mặt lý luận, thời hạn điều tra là khoảng thời gian tối đa do pháp luật quy định, mà trong khoảng thời gian đó cơ quan điều tra được thực hiện các hoạt động điều tra nhằm xác định tội phạm, người phạm tội và các tình tiết khác của vụ án và thời gian đó được tính từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
Từ những quy định trên có thể nhận thấy hoạt động điều tra là những hoạt động được tiến hành nhằm xác định sự thật trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Vì vậy mà nó phải là những hoạt động được tiến hành sau khi đã có quyết định khởi tố vụ án. Bởi vì một vụ án hình sự chỉ hình thành sau khi có quyết định khởi tố.

Còn hoạt động giải quyết tố giác, tin báo tội phạm không phải là hoạt động điều tra, mà nó có tính chất như là một hoạt động tiền tố tụng làm tiền đề cho việc khởi tố hay không khởi tố vụ án. Từ đó dẫn đến kết quả là các hoạt động điều tra có được tiến hành hay không.

Vì vậy, có thể kết luận hoạt động của 5 cựu công an nói trên không phải là hoạt động điều tra nên không cấu thành tội "Dùng nhục hình" như phán quyết của Tòa án, mà hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội “ Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật “ và tội “giết người”. Bởi vì, (i) các bị cáo bắt giữ anh Kiều trái pháp luật; (ii) anh Kiều bị đánh chết ngay tại trụ sở công an. Theo báo cáo giám định pháp y, kết quả cho thấy phần lớn các cơ quan nội tạng của anh Kiều đều bị tổn thương như não, tim , phổi, gan, thận, dạ dày, lá lách, ruột non, ruột già, tinh hoàn …Nạn nhân bị sung huyết và phù não cấp, sung huyết các tạng cấp tính, song nguyên nhân chính dẫn đến cái chết xác định là do chấn thương sọ não.

Viện kiểm sát đã “quên” xác định trách nhiệm của ông Lê Đức Hoàn trong vụ án?

Do ông Lê Đức Hoàn vắng mặt nên Thẩm phán đã cho công bố lời khai của ông Hoàn trước Tòa. Theo đó, ông Hoàn đã được lấy lời khai hai lần, lần một do điều tra viên của Viện KSND tỉnh Phú Yên thực hiện ngày 22-6-2012; lần hai do điều tra viên và kiểm sát viên Viện KSND tối cao thực hiện ngày 18-12-2012.

“*Trong ngày 13-5-2012, anh có kiểm tra việc xét hỏi Kiều hay không?
Trong sáng 13-5-2012, tôi vào phòng anh Phạm Ngọc Ánh hai lần để kiểm tra việc xét hỏi của anh em. Tôi có nhắc nhở anh em không được vi phạm, không được đánh đập. Tôi thấy Kiều bị còng tay ra sau ghế khi đang bị xét hỏi, nhưng tôi không bảo anh em tháo ra vì nghĩ làm như vậy để đề phòng đối tượng chạy trốn, chống trả hoặc tự sát.

* Khi chỉ đạo cán bộ đi mời Kiều về Công an TP Tuy Hòa làm việc, anh có chỉ đạo đem theo công cụ hỗ trợ hay vũ khí không? Việc còng tay Kiều về trụ sở công an xã Hòa Đồng và khi đưa về công an TP Tuy Hòa theo quy định của ngành và quy định pháp luật có đúng không?

Khi chỉ đạo cán bộ mời Kiều về làm việc, tôi không chỉ đạo anh em mang theo công cụ hỗ trợ và vũ khí vì công cụ hỗ trợ và vũ khí đã được trang bị đến cấp đội, việc này do cấp dưới tự xử lý.

Theo quy định của ngành công an và pháp luật thì việc còng tay Kiều đưa về trụ sở công an làm việc là sai. Nhưng tôi thấy trong trường hợp này cũng cần thiết bởi đề phòng Kiều manh động, chống trả lực lượng công an, tự sát. Mong các cơ quan chức năng xem xét chiếu cố.

* Việc mời Kiều đến công an TP Tuy Hòa mà không có giấy mời hay giấy triệu tập, anh thấy đúng hay sai? Trách nhiệm thuộc về ai?

Tôi thấy việc này là sai, nhưng cũng mong cơ quan điều tra xem xét vì việc này cấp bách, anh em không kịp làm các thủ tục tố tụng để mời hoặc triệu tập Kiều theo đúng quy định. Nhưng sau này anh Nguyễn Trần Nguyên Phúc (đội phó Đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Tuy Hòa) có nói lại với tôi là tổ công tác có nhờ công an xã Hòa Đồng làm giấy mời Ngô Thanh Kiều đến công an xã Hòa Đồng làm việc.”

Trên đây là lời khai của ông Lê Đức Hoàn, với tư cách là nhân chứng quan trọng của vụ án nhưng trong suốt quá trình xét xử, cho dù đã được Thẩm phán triệu tập nhưng ông Hoàn vẫn không có mặt tại phiên tòa. Việc sai phạm của ông Hoàn là điều mà các Luật sư đều nhìn thấy, tuy nhiên, VKS đã cố tình bỏ lọt tội phạm. Căn cứ vào cáo trạng của VKS, lời khai của các bên thì ông Hoàn phải bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Với bản án mà TAND TP.Tuy Hòa đã tuyên khiến dư luận trong nước cũng như một số tờ báo nước ngoài dấy lên làn sóng phản đối. Vì quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền tự do, dân chủ rất quan trọng của công dân được bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật. Xâm phạm đến quyền này chính là xâm phạm đến quyền con người. Chính vì lẽ đó, mà bản án của TAND TP Tuy Hòa khiến nhiều người dân bức xúc, bởi họ cảm thấy pháp luật không bảo người dân.
  • Tuyết Nhung

Tin khác

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra
Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

(CLO) Thời gian gần đây, Công ty TNHH Tuấn Ân Hà Nội đã trúng hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng ở hầu hết các Công ty Điện lực trên địa bàn TP. Hà Nội.

Điều tra