Tranh luận nảy lửa về thơ của người đã chết

Thứ sáu, 03/04/2015 09:53 AM - 0 Trả lời

Tranh luận nảy lửa về thơ của người đã chết

(Congluan.vn)- Sau buổi ra mắt "Tuyển tập thơ Hoàng Trúc Ly" được tổ chức như... đám giỗ tại quán cafe, cảm xúc về tập thơ, lời bình và những người tham dự chợt ồ ạt nhảy vào bức thư ngỏ của nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh gửi cho Nhà phê bình Đặng Tiến (Pháp)
 
 
Báo Công luận
Nhà thơ Vũ Trọng Quang, đạo diễn nhà văn Lê Văn Duy...
cùng rất nhiều văn nghệ sĩ có mặt trong buổi ra mắt
tác phẩm Cố thi sĩ Hoàng Trúc Ly (Ảnh: Huỳnh Lê Nhật Tấn)
 

Anh Đặng Tiến thân mến!

Tôi vừa trở về từ buổi ra mắt giới thiệu Tuyển tập thơ Hoàng Trúc Ly do nhà nghiên cứu Mạc Tuyền và nhóm anh em thân hữu tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của cố thi sĩ (23.12 / 1983 - 2013). Thông tin này tôi được biết do chính anh, từ Pháp thông báo qua facebook chứ không phải bạn bè Sài Gòn. Đó thật là một điều thú vị. Internet như đã "san bằng" những cách trở thương nhớ cũng như khoảng cách địa lý giữa chúng ta. Quan trọng hơn, giữa anh và Hoàng Trúc Ly mãi mãi một tình thơ. Có gì bền chặt hơn tình bạn? Có gì vĩnh cửu hơn nghệ thuật? Từ cây cầu nối thi ca chúng ta tìm thấy nhau trên biên thùy của tương lai.
 
Thưa anh, tôi muốn nói ngay với anh rằng đã lâu lắm Sài Gòn mới có một buổi sinh hoạt văn nghệ đông đảo và ấm cúng như thế. Cà phê Sống Chậm, địa điểm của buổi ra mắt giúp chúng ta định nghĩa cần phải sống chậm lại. Việc tất cả bạn bè có mặt trong buổi tưởng niệm một Thi sĩ đã thuộc về một thời đại khác để đọc những câu thơ của họ, nếm náp kỹ lưỡng hay "ngậm mà nghe" mật ứa từ tâm hồn. Tôi nghĩ, Hoàng Trúc Ly là một thi sĩ hạnh phúc. Khi câu thơ còn được nhắc, nhà thơ đã được tái sinh!
 
Báo Công luận
Bạn đọc yêu thơ hôm nay biết được thi sĩ Hoàng Trúc Ly
qua tác phẩm "Thơ, thi pháp & chân dung"
(Nxb.Phụ Nữ - Hà Nội) của nhà phê bình Đặng Tiến
 
Nhưng tôi cũng tự hỏi ở thành phố gần mười triệu dân, lớn nhất nhì châu Á lúc nào cũng sôi động, ồn ã này có phải là nơi chốn thực sự nương náu thực sự thơ?
Không! Hình như ngược lại thì phải đó, anh Đặng Tiến à!
 
Thơ thực thụ luôn đứng ngoài đám đông và ồn ào. Thơ chưa bao giờ thuộc về đa số mà luôn luôn hay mãi mãi  là thiểu số. Ở đâu khi đám đông tụm lại, ở đó có sự tung hê và đả đảo.
Nhưng đám đông còn là tín hiệu của một niềm tin bất khả. Là chứng của cái đẹp xa xôi hay niềm tuyệt vọng. Tôi cho rằng ở thời đại này cái đẹp của thơ là niềm tuyệt vọng.
Bởi thi sĩ chưa bao giờ hay không bao giờ thuộc về ai cả. Y chỉ ở trong chính lòng người hâm mộ cho dù trái đất đã rã rụi. Và dù chỉ còn một người sống, niềm tin của họ, không gì khác, thơ!

Báo Công luận
 Bàn thờ Cố thi sĩ họ Hoàng có thi ảnh, tuyển thơ, hương khói. Và gà...khỏa thân...
 
Trong đám đông hội ngộ sáng nay tôi nhận ra rất nhiều văn nghệ sĩ các thế hệ nổi tiếng. Từ những người bạn cùng thời anh Đặng Tiến như dịch giả Nguyễn Tiến Văn, Nhà thơ Mạc Tuyền, nhà văn Dương Nghiễm Mậu, Cung Tích Biền, tiếp theo đó là các thi sĩ Vũ Trọng Quang, Trần Hữu Dũng, nhà văn đạo diễn Lê Văn Duy, các nhà thơ trẻ Huỳnh Lê Nhật Tấn, Tiểu Anh… và rất nhiều gương mặt khác. Phải khó khăn lắm tôi mới nhờ được nhà thơ Vũ Trọng Quang lấy được cho mình Tuyển tập thơ Hoàng Trúc Ly. Cầm tập thơ trên tay, tôi như nghe hồn thi sĩ đang vượt thời gian trở về náo níu. Chữ nghĩa và thi tứ nặng trĩu trên tay. Và thơ đang được cẩn trọng nâng niu. Hạnh phúc và muốn khóc quá, anh Tiến!

Từ em tiếng hát lên trời
Tay xao dòng tóc tay vời âm thanh
Sợi buồn chẻ xuống long anh
Lắng nghe da thịt tan tành xưa sau
...
 
(Tặng ca sĩ Thanh Thúy – Thơ Hoàng Trúc Ly)

Nhưng cũng phải đến lúc cần nói "chuyện riêng" một chút! Đây là một việc quan trọng "gắn kíp" giữa nhà thơ và nhà phê bình. Hoàng Trúc Ly là ai? Thú thực ngay cả tôi, trước khi biết, tìm hiểu và đọc qua những bài viết của anh, chưa hề nghe nói đến. Thi sĩ đang mất tích hay không được tìm thấy trong "khối hỗn độn" của vũ trụ!
Và không phải tôi, mà hình như rất ít - hay không bạn trẻ nào của thế hệ hôm nay biết đến ông. Nếu không có những câu thơ ở lại trong tay và trong tim những nhà phê bình để một ngày đẹp trời nào đó được viết ra hay thốt lên thì chắc chắn Hoàng Trúc Ly đã là bụi khói...
 
Báo Công luận
Người thân của thi sĩ hạnh phúc trong ngày ra mắt Tuyển tập thơ Hoàng Trúc Ly
(Ảnh trong bài: Huỳnh Lê Nhật Tấn)
 
 
Và thật may, trong cuốn Thơ, Thi Pháp và Chân Dung (Nxb.Phụ Nữ - Hà Nội 2012) tuyển chọn những tiểu luận nổi tiếng nhất của một đời say mê đi tìm cái đẹp mong manh và vâm vuốc thế giới thơ của nhà phê bình Đặng Tiến tôi đã đọc thấy những tín hiệu đầu tiên về thơ Hoàng Trúc Ly, nụ cười và đôi mắt sáng! Với tiểu luận này lần đầu tiên chân dung một thi sĩ ngỡ đã phủ bụi  đã hiện ra.
 
Hãy đọc những nhận định tài hoa về thơ và người thơ:
 …”Không có gì dễ và không có gì khó bằng vẽ chân dung một nhà thơ. Lý do giản dị là thi nhân không có chân dung….”
“Thi sĩ chỉ là một tiếng nói, thay âm độ qua từng giấy phút và chuyển hóa không ngừng mỗi lần đến với chúng ta. Vẽ lại khuôn mặt của người thơ là tạo ra giữa không gian mênh mông những tiếng rì rào chung quanh tâm hồn và đôi khi phải vẽ thêm niềm im lặng giữa chiều sâu ý thức…”
Mỗi câu thơ mang mùi hương, đến với chúng ta một lần để không bao giờ trở lại. Mỗi bài thơ là một âm điệu lướt đi, lướt đi về vĩnh viễn. Vẽ lại mùi hương đã thoảng qua, âm điệu đã chìm trong tiềm thức, ôi có gì dễ, ôi có gì khó cho bằng…”.
Hoàng Trúc Ly thật hạnh phúc khi có bên cạnh ông và các thi sĩ cùng thế hệ ông có những nhà phê bình tận tụy và tài hoa. Như anh, nhà phê bình thơ Đặng Tiến. Dù ở Việt Nam hay bất cứ phương trời nào, những câu thơ hay của bạn bè cùng thời cũng được tìm ra!...
 
Bất hạnh cho tôi và những bạn trẻ làm thơ hôm nay. Các nhà phê bình đã chết...
 
Chúc anh vui và sức khỏe!
Mong một ngày gặp anh! Giữa thi ca và phê bình!
 
Sài Gòn, 23.12.2013
 
Nhà thơ NGUYỄN HỮU HỒNG MINH
>>> 
 
 

Tin khác

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

(CLO) Sở GTVT Quảng Ninh đề nghị không cấp phép cho các tàu du lịch trên biển đón khách du lịch xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024, để bảo đảm an toàn.

Đời sống văn hóa
Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

(CLO) Bộ tem “Hà Nội 12 mùa hoa” ứng với 12 tháng trong năm với các loài hoa được phỏng theo lời bài hát "Hà Nội 12 mùa hoa" của nhạc sĩ Giáng Son.

Đời sống văn hóa
Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Chuẩn bị cho năm du lịch 2024, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, chuẩn bị cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt nhất cho du khách khi tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Đời sống văn hóa
Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Gienève (21/7/1954-21/7/2024), sáng nay 25/4, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt".

Đời sống văn hóa
Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa