Tranh luận về quy định tố cáo qua điện thoại: Đừng vì khó khăn mà không làm

Thứ năm, 24/05/2018 14:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Đoàn Nghệ An) đề nghị đừng vì việc khó khăn cho cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết tố cáo của người dân qua điện thoại mà chọn việc dễ để làm.

Sáng 24/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Nhiều đại biểu phát biểu ý kiến tập trung thảo luận việc có nên mở rộng hình thức tố cáo hay không.

Theo dự thảo, việc tố cáo được thực hiện bằng văn bản hoặc lời nói. Tố cáo bằng văn bản gồm: tố cáo bằng bản giấy, bản fax hoặc thư điện tử. Còn tố cáo bằng lời nói gồm: tố cáo được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc tố cáo qua điện thoại.

Thảo luận tại Hội trường, nhiều đại biểu cho rằng, Luật không nên quy định hình thức tố cáo bằng điện thoại vì hình thức tố cáo này rất khó ghi nhận nội dung thông tin. Khi tiếp nhận tố cáo qua điện thoại thì người tiếp nhận vẫn phải yêu cầu người tố cáo viết lại bằng văn bản, dẫn đến mất nhiều thời gian xác minh, gây khó khăn cho cơ quan chức năng và đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành.

Đại biểu Trần Văn Mão cho rằng chỉ một cú điện thoại, một tin nhắn mà phải huy động cả một hệ thống các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, không thể có người giải quyết hết được trong khi chưa rõ thông tin của người tố cáo.

 Ngoài ra, cũng không có căn cứ để xử lý những người này nếu tố cáo sai; người bị vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm cũng không có căn cứ để đòi bồi thường.

Đại biểu Vương Văn Sáng cũng đề nghị bỏ quy định cho phép tố cáo qua điện thoại bởi hình thức này dễ dẫn đến tố cáo nặc danh, bị lợi dụng để bôi nhọ uy tín, quyền lợi người bị tố cáo.

Báo Công luận
 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu phát biểu tranh luận. 

Không đồng tình với một số ý kiến cho rằng không nên quy định hình thức tố cáo qua điện thoại, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Đoàn Nghệ An) cho rằng, cách đây 13 năm, Quốc hội đã quy định cho công dân có quyền tố cáo trực tiếp hay qua điện thoại, thông tin điện tử....

“13 năm trước, Quốc hội đã chấp nhận cái này, vậy mà công cuộc phòng chống tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn. Tại sao chúng ta lại bỏ đi?

Nhấn mạnh tố cáo là quyền Hiến định nên luật phải tạo điều kiện cho công dân tố cáo và cơ quan có thẩm quyền trả lời đầy đủ, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nêu ví dụ: “Tôi đang ở Thành phố Hồ Chí Minh, phát hiện một người thân của tôi bị một người ép buộc phải đưa tiền ở nơi khác. Tôi chỉ biết điện thoại của cơ quan chức năng và gọi đến tố cáo, chẳng lẽ cơ quan chức năng không làm... Ở cơ quan công an đây gọi là tin báo về tội phạm. Nếu bỏ đi sẽ mất một kênh thông tin rất quan trọng”.

 Do vậy, đại biểu đề nghị cần giữ nguyên hình thức này như quy định tại dự thảo Luật.

Sau khi một số đại biểu kiến nghị bỏ hình thức tố cáo qua điện thoại, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục đứng lên tranh luận.

Về ý kiến cho rằng không thể xác định được thông tin của người tố cáo, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu cho rằng, với công nghệ hiện nay, có thể dễ dàng làm được. Đại biểu nêu dẫn chứng, hàng ngày Cảnh sát 113 nhận được rất nhiều thông tin, nhưng trong đó thông tin nào là thông tin chính xác họ lọc được rất nhanh. Chúng ta có công nghệ để làm việc này chứ không phải không làm được.

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu đặt câu hỏi: Tại sao Luật Phòng chống tham nhũng 2015 tiến bộ như thế mà không kế thừa, sao lại bỏ đi. Hãy để cho người dân thực hiện quyền hiến định. Đừng vì việc khó khăn của cơ quan Nhà nước mà chúng ta chọn việc dễ để làm, còn việc khó lại thôi.

“Chúng ta bảo là tố cáo qua điện thoại khó quá tôi không làm. Thế thì nói gì nữa. Để người dân thực hiện quyền hiến định thực sự, chứ đừng vì khó khăn của cơ quan Nhà nước. Chúng ta chọn việc dễ chúng ta làm, còn việc khó chúng ta thôi thì không ổn”, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nói.

Cùng chung quan điểm, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn Bến Tre) cho rằng, tố cáo qua điện thoại là tố cáo trực tiếp chứ không phải gián tiếp. Hiện nay chúng ta đang cố gắng xoá bỏ sim rác, đăng ký lại người dùng, nên câu chuyện này chúng ta xử lý được. Vì thế, không nên thoái thác đây là vấn đề khó khăn mà từ chối làm.

“Tôi thấy tranh luận về vấn đề tố cáo qua điện thoại thì rất đơn giản. Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0 mà chúng ta không sử dụng điện thoại thông minh thì có nghĩa chúng ta đã quay về thời kì ‘không chấm bốn’ rồi”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nêu ý kiến.

T.Toàn

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức
Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

(CLO) UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4.

Tin tức
ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

(CLO) Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Tin tức