65,3% doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam có lãi

Thứ năm, 21/02/2019 07:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thông tin từ Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Ban (JETRO) tại Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam có lãi là 65,3%, tăng 0,2 điểm so với năm ngoái.

Ước tính từ nay đến 2028 sẽ có thêm xấp xỉ 80 công ty lớn về sản xuất của Nhật sẽ đầu tư vào Việt Nam (Ảnh minh họa)

Ước tính từ nay đến 2028 sẽ có thêm xấp xỉ 80 công ty lớn về sản xuất của Nhật sẽ đầu tư vào Việt Nam (Ảnh minh họa)

Phân theo khu vực thì tỷ lệ có lãi của khu vực Bắc Bộ cao hơn các khu vực khác. JETRO cũng đưa ra nhận định, năm 2019, bên cạnh việc tiếp tục đầu tư tại Hà Nội và TP HCM, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ có xu hướng đầu tư ở các địa phương nhiều hơn.

Cũng trong báo cáo của JETRO cho thấy, 70% doanh nghiệp tại Việt Nam có phương châm mở rộng hoạt động kinh doanh, so với các nước khác, tỷ lệ này tương đối cao. Đối với những doanh nghiệp thành lập trước năm 2010, có đến 67,1% doanh nghiệp có phương châm này. Đại diện Văn phòng JETRO (Nhật Bản) tại Hà Nội khẳng định: Việt Nam tiếp tục có vị thế là điểm đến đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản với 2 lý do chính là: Doanh thu tăng; tiềm năng và tính tăng trưởng cao.

JETRO cũng nhấn mạnh đên tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam, theo đó, từ sau năm 2010 có chiều hướng tăng dần. Năm 2018, lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Malaysia. Đây là một kết quả tốt song vẫn cần tiếp tục nâng cao hơn nữa vì so với Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia thì tỷ lệ này vẫn còn chưa cao.

Bên cạnh các lợi thế, JETRO cũng thẳng thắn chỉ ra những rủi ro về môi trường đầu tư tại Việt Nam; Trong đó có thể kể đến các nguyên nhân như: Giá nhân công tăng, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, thuế và thủ tục thuế, thủ tục hành chính phức tạp, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao.

Cũng theo JETRO Nhật Bản tại TP HCM dự báo, sau 10 năm, con số doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam tăng gấp đôi và sau 20 năm tăng gấp 5 lần. Với cách tăng cơ học này, theo đại diện JETRO tại TP HCM, từ nay đến 2028 sẽ có thêm xấp xỉ 80 công ty lớn về sản xuất của Nhật sẽ đầu tư vào Việt Nam.

Cũng theo thống kê, chỉ tính riêng TP. HCM, năm 1998 có 200 doanh nghiệp Nhật đầu tư vào thành phố, đến năm 2008 tăng 400 doanh nghiệp, đến 2018 tăng lên 1.000 và đến 2028 dự đoán sẽ có tầm 2.000 doanh nghiệp. Năm 2018, trong 1.000 doanh nghiệp Nhật có 100 doanh nghiệp lớn, trong đó hơn 80% thuộc lĩnh vực sản xuất và chưa tới 20% thuộc mảng thương mại - dịch vụ (như Aeon, Takashimaya..).

Ngọc Hà

Tin khác

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp