Sân Thơ Trẻ - Kỳ vọng và hy vọng tươi mới

Thứ năm, 21/02/2019 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm nay, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) hòa chung vào lễ hội thơ của cả nước, sân Thơ Trẻ Tết Nguyên tiêu năm Kỷ Hợi 2019 với chủ đề “Mở đường bay phía trước” đã có những màn trình diễn hấp dẫn, tạo được sự thu hút của khán giả các lứa tuổi.

Nhà văn, dịch giả, tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh được coi là người “cầm chầu” trong sân thơ trẻ năm nay đã cùng đồng hành với các bạn trong nhóm “Mở đường bay phía trước”. Khi được hỏi về việc làm thế nào để xác định là “Thơ Trẻ”“Đổi mới” trong quá trình làm nên một sân thơ trẻ, chị chia sẻ: “Tôi thích ngày Thơ về mặt tổng thể, như một ngày hội vui chung của người làm thơ và người yêu thơ. Đó là ngày người ta “trảy hội” mà Thơ là cái cớ đáng yêu, đẹp đẽ để họ gặp nhau, nghe thơ, tặng thơ, chụp ảnh với những người thơ và với nhau. Văn chương và các tác giả đang đến gần hơn với người đọc của mình - điều đó cũng hay chứ!. Sân Thơ Trẻ được Hội Nhà văn xây dựng hơn chục năm nay là không gian để sức trẻ ấy được thể hiện mình, chính vì thế mà những người làm sân Thơ Trẻ các năm đều chịu một áp lực lớn từ nhiều phía với những câu hỏi: “Có gì mới? Có gì lạ? Có gì hay?” trong khi ở sân “Thơ Già” thì mọi người đều chấp nhận cách làm truyền thống, hài lòng với những câu thơ đã chạm khắc vào lòng người đọc nhiều thế hệ”.

Trình diễn thơ tại sân Thơ Trẻ Tết Nguyên tiêu năm 2019.

Trình diễn thơ tại sân Thơ Trẻ Tết Nguyên tiêu năm 2019.

Có lẽ trên tinh thần đó nên những nhà thơ trẻ tham gia sân thơ nay đều có một tinh thần “làm mới mình” bằng rất nhiều cung bậc và xúc cảm. Bạn Ngô Gia Thiên An - một tác giả trẻ nhất trên sân Thơ Trẻ lần này, chia sẻ: “Được làm việc với các cô chú, anh chị, từ các tác giả tham gia biểu diễn đến các cô chú trong ban tổ chức chương trình, với em là một điều may mắn. Ở mọi người đều có nhiệt huyết đặc biệt của một người yêu thơ, yêu nghệ thuật. Em muốn cùng ê-kíp chương trình truyền tải những điều ấy tới khán giả. Thơ Trẻ đã luôn tách ra khỏi việc phân biệt và đóng gói cảm xúc, cố đọc lấy những liên kết mong manh và phức tạp ngầm chảy trong con người – những thứ có thể viết lên được, hay đúng hơn, thể hiện được qua thơ.

Sân Thơ Trẻ năm nay tập trung khám phá cảm nhận của người trẻ về cuộc Chiến đấu bảo vệ biên giới, mà có lẽ là cảm nhận hoàn toàn xây dựng qua những tài liệu lịch sử, lời kể... và nhất là, qua các phương tiện nghệ thuật. Em không góp giọng cụ thể vào phần này, nhưng cả chương trình vẫn là một mạch chung chảy đến với những cảm xúc mãnh liệt như thế, là sự đồng cảm mà các nhà thơ muốn truyền tải đến khán giả”.

Theo nhà văn Nguyễn Xuân Thủy (Ban Nhà văn trẻ, Hội Nhà văn Việt Nam), để tạo được sự đổi mới, một điểm khác so với các năm trước đó là, thay vì diễn ra trên sân Thái Học, Sân Thơ Trẻ 2019 diễn ra tại sân Thái Miếu, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Trên sân khấu chính, phần trình diễn thơ của các nhà thơ Việt Nam gồm 3 tổ khúc được dẫn dắt xuyên suốt bằng tiếng đàn guitar của nghệ sĩ Tuấn Gà và tiếng piano của nghệ sĩ Trần Quang Sơn, kể một câu chuyện thơ nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng có sự bùng nổ về xúc cảm.

tho 01

Cảm hứng, niềm tự hào trước ý chí, nghị lực và sức trẻ của những cầu thủ trẻ trong đội tuyển bóng đá Quốc gia, Ban Nhà văn Trẻ đã chọn tên gọi “Mở đường bay phía trước” làm chủ đề cho Sân Thơ Trẻ 2019.

Đặc biệt, năm nay Ban tổ chức Sân Thơ Trẻ chăm chút hơn đến các hoạt động tổng thế, sự tương tác, đồng hành của các nhà thơ với công chúng. Sân Thơ Trẻ có “Cổng thông tin thơ” là nơi giới thiệu về các tác giả thơ trẻ cùng những sáng tác của họ, tại đây công chúng có cơ hội giao lưu trực tiếp với tác giả mà mình yêu mến. Cũng tại không gian thơ trên sân Thái Miếu, công chúng còn được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật sắp đặt ấn tượng “Điều còn thiếu?” của nghệ sĩ thị giác Doãn Hoàng Kiên với cảm hứng tươi mới, thể hiện hơi thở của cuộc sống đương đại, gợi mở nhiều suy ngẫm; hoặc trải nghiệm những thông tin, hình ảnh sống động về sân Thơ Trẻ các năm qua với phần mỹ thuật do họa sĩ Kim Duẩn đảm nhiệm. Mười nhà thơ quốc tế cùng đọc thơ, giao lưu với khán giả tại sân Thơ Trẻ sẽ tạo nên những sắc màu mới trong thưởng thức nghệ thuật của công chúng tại Ngày thơ năm nay...

Từ các sáng tác của các nhà thơ được đọc tại sân Thơ Trẻ đến các tác phẩm sắp đặt với góc thể hiện đa chiều của cả trăm chiếc gương phản chiếu mọi mặt của đời sống đương đại, đến những thiết kế phông nền sân khấu với những góc cạnh mạnh mẽ mà bay bổng đều thể hiện một tinh thần trẻ, sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ thời đại mới, đem lại nhiều hy vọng và kỳ vọng lớn lao vào lao động sáng tạo nghệ thuật.

Trần Hoàng Thiên Kim

Tin khác

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

(CLO) GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai cả của danh họa Tô Ngọc Vân - qua đời sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi.

Đời sống văn hóa
Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đời sống văn hóa