Chiều nay khai mạc triển lãm “Em chào các bác”

Thứ tư, 20/02/2019 15:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Di dân ra thành phố hay nói mộc mạc như chúng ta là “nhà quê ra tỉnh” là vấn đề muôn thuở và không chỉ ở Việt Nam. Hai họa sỹ, hai phong cách nghệ thuật khác nhau tại triển lãm "Em chào các bác" sẽ cho người xem đối diện với những câu hỏi về cuộc sống hiện đại nơi thành phố lớn.

Triển lãm

Triển lãm "Em chào các bác" sẽ diễn ra từ 20/2 - 12/3/2019.

Thành phố luôn hấp dẫn những người trẻ tuổi từ nhà quê bởi những cơ hội phát triển, bởi đời sống hào nhoáng, tiện nghi. Ai mà lại chả mơ về một sự thành đạt trong xã hội, về những người đàn bà đẹp, quý phái, về căn nhà đầy đủ tiện nghi hiện đại, rồi xe hơi, những nhà hàng, dịch vụ cao cấp… Nhưng thực tế lại chẳng như mơ, bởi mọi hưởng thụ, mọi mối quan hệ mà bạn có hoàn toàn phụ thuộc vào địa vị kinh tế, xã hội mà bạn đang có.

Số đông, ra thành phố kiếm kế sinh nhai, dù lăn lộn, bươn trải, dù cũng có chốn ở, nhưng với địa vị kinh tế/ xã hội thấp (bán báo, hàng rong, công nhân, viên chức quèn và cả họa sỹ nghèo…) nên họ chỉ được tiêu dùng những sản phẩm ở thứ hạng xã hội thấp và chỉ có được những thứ “gọi là” tiện nghi… Mặt khác, cũng do họ mang theo lối sống thôn quê ra thành phố nên không thích nghi được với môi trường mới, họ sẽ cảm thấy lạc lõng, yếm thế trong môi trường sống mới…

Ở chiều ngược lại, không ít người thành phố lớn, khi đã có đủ những điều kiện vật chất, lại kinh hãi sự ồn ào, ô nhiễm và một xã hội vô nhân xưng, không duy tình của đời sống đô thị, họ lại ước mong một nhịp sống chậm hơn, có tình hơn và trong sạch hơn về môi trường.

Tác phẩm Nàng béo, acrylic và giấy báo, 210x240cm, 2018. Họa sĩ Đoàn Xuân Tùng.

Tác phẩm Nàng béo, acrylic và giấy báo, 210x240cm, 2018. Họa sĩ Đoàn Xuân Tùng.

Hai chiều (Tỉnh và Quê) ấy đã được thể hiện ở triển lãm này bởi sự cộng hưởng của hai họa sỹ đương đại:

Đoàn Xuân Tùng, trẻ, từ quê ra và bám trụ ở Hà Nội. Tranh của anh phản ánh những mong mỏi cũng như những thực tế chẳng mấy lãng mạn của những người lao động, nghèo khổ, địa vị xã hội thấp. Những chỗ ở tạm bợ, bẩn thỉu (qua hình tượng những bồn cầu, chậu rửa mặt cáu bẩn), cảnh chen chúc, mỏi mệt khi đi xe bus công cộng, những trạng thái tâm lý của người quê ra tỉnh (rụt rè, e ngại, yếu thế…) và cả những ước mơ về của họ về những người đàn bà đẹp ở thị thành.

Tác phẩm

Tác phẩm "Bia hơi Hà Nội". Họa sĩ Nguyễn Nghĩa Cương.

Nguyễn Nghĩa Cương, chẳng còn trẻ, đã nhiều năm lăn lộn ở thành phố nay trở về quê sinh sống. Tranh của anh vẫn biểu hiện tình yêu với nơi đô hội nhưng không phải là sự nuối tiếc cuộc sống hào hoa nơi đó mà như là sự tin tưởng việc quay về của mình là một lựa chọn hợp lý. Anh nhìn thấy sự lãng mạn trong lối sống nhà quê và có thái độ vui vẻ, có chút châm biếm đối với những thực tại nơi thị thành.

Hai họa sỹ, hai phong cách nghệ thuật khác nhau sẽ cho người xem đối diện với những câu hỏi về cuộc sống hiện đại nơi thành phố lớn. Và mỗi người, tùy thuộc vào trải nghiệm, vào địa vị kinh tế, xã hội mà mình có sẽ có nghĩ suy và quyết định của riêng mình. Chẳng có câu trả lời chung cho tất cả mọi người, có người sẽ vẫn dấn thân và phấn đấu một cuộc sống đáng mong ước ở thị thành và họ sẽ nói: “Em chào các bác! Em đang đến đây”, cũng có thể có người lại sẽ bảo: “Em chào các bác, em ngược đây!”

Triển lãm “Em chào các bác” sẽ khai mạc vào 17h chiều nay, 20/2/2019. Các tác phẩm sẽ được trưng bày tại Vicas Art Studio, 32, Hào Nam, Hà Nội đến hết ngày 12/3/2019.

Bùi Quang Thăng (Giám đốc nghệ thuật, Vicas Art Studio)

Tin khác

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa
Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Lễ hội Văn Thánh Miếu và Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long là những di sản thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của cộng đồng địa phương và được kế tục qua nhiều thế hệ.

Đời sống văn hóa
Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) Cùng với các nghi lễ, các hoạt động, trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư cũng là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

(CLO) Ngày 18/4/2024, Hội nông dân huyện Hoa lư đã tổ chức Hội thi chèo thuyền khéo tại lễ Hội hoa lư năm 2024. Hội thi có sự tham gia của đội thi xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải.

Đời sống văn hóa