Trường Đại học Hùng Vương có con dấu mới?

Thứ sáu, 03/04/2015 16:40 PM - 0 Trả lời

Trường Đại học Hùng Vương có con dấu mới?

(Congluan.vn) - Ngày 06/01/2014, nhiều sinh viên năm cuối của Trường Đại học Hùng Vương cho biết mới nhận được Giấy chứng nhận điểm thi tốt nghiệp, có chữ ký của “Hiệu trưởng tạm quyền” Tạ Thị Kiều An, đặc biệt giấy chứng nhận còn được đóng dấu đỏ.

Báo Công luận 

Giấy Chứng Nhận Tốt Nghiệp

 

“Tiền trảm" hậu “ chưa tấu"?

Từ ngày 16/11 đến 27/11/2013 bà An và “ekip” của mình đã ký hàng loạt các Hợp đồng để chuyển sinh viên năm cuối của trường ĐH Hùng Vương sang thi và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp “nhờ” tại các trường ĐH Sài Gòn, ĐH HUTECH, ĐH Mở và ĐH Nông Lâm thuộc ĐH Huế sai quy chế đào tạo Đại học và cao đẳng. Điều này đã vi phạm Điều 86 Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục Đại học.

Trước đó, sau những lùm xùm về việc cưỡng chế con dấu không thành, “phe" bà An đã báo cáo các cơ quan về việc không thể tổ chức thi và bảo vệ khóa luận vì trường này không có con dấu. Ngày 05/10/2013, Chủ tịch UBND TP.HCM ký Quyết định số 5474/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức chuyển sinh viên năm cuối của Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM sang các trường đại học khác trên địa bàn thành phố để tổ chức thi, bảo vệ khóa luận và cấp bằng tốt nghiệp (sau đây gọi tắt là BCĐ).

Ngày 11/10/2013, Phó Chánh văn phòng UBND TP.HCM ký Thông báo số 757/TB-VP thông báo kết luận chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP. Hứa Ngọc Thuận tại cuộc họp BCĐ. Mục 3 của Thông báo nêu rõ: “Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ và kế hoạch tổ chức thi với các trường, Hiệu trưởng (tạm quyền) Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM phải báo cáo thông qua Sở GD&ĐT để trình UBND TP. đề nghị Bộ GD&ĐT quyết định cho phép tổ chức thi, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên tại từng trường; thời gian thực hiện trước ngày 15/10/2013”.

Ngày 16/10/2013, Chủ tịch UBND TP.HCM ký ban hành kế hoạch số 5497/KH-UBND tổ chức chuyển sinh viên năm cuối của Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM sang các trường đại học khác trên địa bàn thành phố để tổ chức thi, bảo vệ khóa luận và cấp bằng tốt nghiệp. Kế hoạch này cũng ghi rõ các bước thực hiện, cụ thể là Bước 3: “Trường ĐH. Hùng Vương TP.HCM báo cáo tình hình thỏa thuận giữa các trường (kèm hồ sơ) cho BCĐ tổng hợp, trình UBND TP. báo cáo Bộ GD&ĐT xem xét, quyết định cho tổ chức thi, bảo vệ khóa luận và cấp bằng tốt nghiệp”. Và Bước 4: “Đề nghị Bộ GD&ĐT quyết định tổ chức thi, bảo vệ khóa luận và cấp bằng tốt nghiệp cho các trường”.

Tuy nhiên theo tìm hiểu của Báo Nhà báo và Công luận, đến thời điểm hiện tại Bộ GD&ĐT chưa ban hành quyết định cho phép chuyển sinh viên của trường ĐH Hùng Vương sang các trường khác thi và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp nhưng bà An và “ekip” đã tiến hành “trảm” trước.

Trong những buổi tiếp xúc với sinh viên năm cuối của trường, bà An đã tự tin tuyên bố trường sẽ cấp bằng cho các sinh viên tham dự kỳ thi và đưa ra “tối hậu thư” rất khôi hài là sinh viên phải ký vào bản cam kết “tự nguyện” tham gia kỳ thi và bảo vệ khóa luận “nhờ” này mới được tham dự. Sau khi tổ chức thi và bảo vệ khóa luận “nhờ”, trước sức ép của nhiều sinh viên đề nghị cung cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời để xin việc, bà An đã “lách” bằng cách cung cấp giấy chứng nhận, kèm theo đó là dấu mộc “vuông”.

“Tôi chưa từng thấy văn bản của trường đại học nào ban hành mà đóng dấu vuông cả, tôi biết chỉ có các ban của tổ chức Đảng mới dùng dấu vuông. Tờ giấy xác nhận này là vô giá trị. Đây không khác gì là hành vi lừa bịp sinh viên” Bà Phạm Thị Phương – Phó Trưởng Phòng Tổ chức – Pháp chế trường này thốt lên khi đọc giấy chứng nhận do bà An cấp cho sinh viên.

Nhà trường “ đẩy" sinh viên vi phạm pháp luật

Theo Điều 1 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/08/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu nêu rõ: “Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước”. Trường ĐH Hùng Vương được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập, được Bộ Công an cấp con dấu tròn, do đó tất cả văn bản ban hành nhân danh trường ĐH Hùng Vương phải được ký bởi người có thẩm quyền và phải đóng con dấu tròn của trường này mới là văn bản hợp pháp. Vì vậy việc bà An ký văn bản nhân danh trường ĐH Hùng Vương và dùng con dấu vuông với tên trường ĐH Hùng Vương là hành vi vi phạm Điều 267 Bộ luật hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Mục 1, Điều 267 Bộ luật hình sự nêu rõ: “Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Căn cứ vào quy định này, nếu sinh viên dùng giấy chứng nhận do bà An cấp để nộp cho cơ quan, tổ chức khác nhằm xin việc làm sẽ vi phạm điều khoản trên với hành vi “sử dụng giấy tờ giả để lừa dối cơ quan, tổ chức”. Sinh viên một lần nữa bị bà An đẩy vào thế.

Báo Công luận Những cánh tay lực lưỡng và sự hung hãn của nhóm côn đồ cũng không thể nhấn chìm sự cố gắng tột cùng của giảng viên quyết tâm giữ cổng trường

Trong một diễn biến khác, sau sự kiện thuê nhóm “giang hồ” đến đập phá cổng trường ngày 28/12/2013 vừa qua, phụ huynh sinh viên Khoa Quản Trị Bệnh Viện nhận được Thư ngỏ đề ngày 25/12/2013 do ông Bế Nhật Dục – người được ông Đặng Thành Tâm ký quyết định trái thẩm quyền (vi phạm quy định tại mục c, khoản 3, Điều 20 Luật Giáo dục đại học - PV) bổ nhiệm làm “Trưởng Khoa Quản trị Bệnh viện” ký để “kể tội” con em họ về việc không tham gia học theo lịch do bà An đưa ra, bị kích động, lôi kéo... Trước sự việc này, nhiều sinh viên bức xúc “Chúng em đã đủ khôn lớn để phân biệt đúng sai và chịu trách nhiệm với những việc mình làm, chúng em đã làm đúng khi góp sức bảo vệ tài sản của trường mình trước nhóm người lạ và không làm gì vi phạm pháp luật cả. Hành động trên của ông Bế Nhật Dục làm cha mẹ tụi em rất lo lắng, chúng em đã phải mất nhiều thời gian để giải thích cho cha mẹ hiểu”. Có bạn thì nhẹ lòng hơn: “Ba mẹ em sau khi đọc báo và xem video clip trên mạng đã bức xúc thay cho bọn em, ba mẹ em bảo mấy người này đã thuê xã hội đen đến đập phá trường, đe dọa tụi em mà giờ còn “méc”, thật chẳng ra dáng người lớn và người hiểu biết chút nào”.

  • Nhóm PVPL

Tin khác

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục