Truy lùng ẩn sĩ cắm câu chốn ngoại thành

Thứ sáu, 03/04/2015 14:14 PM - 0 Trả lời

Truy lùng ẩn sĩ cắm câu chốn ngoại thành

(Congluan.vn) - Người ta về quê hưởng thú an nhàn còn ông Sáu đem thú an nhàn từ quê lên lên phố thị nhộn nhịp để... tận hưởng.

 

Bỏ công danh về nuôi cá

Ông là Trần Văn Bé, vào thập niên 80 của thế kỷ trước từng là Tập đoàn trưởng Tập đoàn Thành Công - Bến Tre. Bạn bè ngày xưa của ông, muốn tìm ông không biết ở đâu, chỉ nghe tin ông đã lên Sài Gòn để... cắm câu. Tưởng chuyện đùa, chúng tôi cũng lần theo tin tức đến chốn điền viên giữa phố thị xem ông làm gì.

Ở cái tuổi "xưa nay hiếm" (SN 1937) nhưng trông ông vẫn rất đáng "nể" vì vẻ tráng kiện và sự minh mẫn. Mái tóc bạc phơ, ánh mắt hồn hậu, gương mặt chữ điền, giọng nói ôn hòa, giao tiếp bặc thiệp..., tất cả toát lên người ông một cốt cách thanh cao, đạo mạo như bậc nho sĩ sống đời ẩn dật. Điều đó lý giải vì sao khi tôi đặt chân vào "xóm ngụ cư" (chữ của người viết - PV) để hỏi thăm thì ai ai cũng chỉ gặp ông với danh xưng thân mật: Ông Sáu.

Báo Công luận
 
Đã 20 năm, ông Sáu bỏ nhà lên phố đào ao nuôi cá  
 

Bốn bề là rừng dừa nước, bần, mắm, vẹt, lau sậy..., căn chòi lá của ông Sáu hiện ra đơn sơ và rất đổi thanh bình. Chòi vừa được lợp lại mái, nhìn quanh đáng chú ý hơn cả là bếp củi, ấm trà. Vì vách nhà chưa dừng nên gió chướng cứ hiu hiu lùa qua mát rượi. Hỏi chuyện đời, ông hào sảng kể: Thời đó, thấy cơ chế làm việc của mô hình tập đoàn còn nhiều bất cập, hạn chế, bản thân muốn thay đổi lắm mà "lực bất tòng tâm" nên ông rất "nản". Người lại vốn thích cuộc sống ung dung tự tại, vui với ruộng vườn, nhất là thú nuôi cá nên ông xin rời nhiệm để thực hiện nguyện vọng "tao nhã" của mình.

Vì không có điều kiện thực hiện ý tưởng ở quê nhà Châu Thành - Bến Tre, ông lặn lội lên tận Tây Ninh đào ao nuôi cá. Đó là năm 1994, cách nay đúng 20 năm chẵn. Nhưng sở học về cá rất ít, kinh nghiệm cũng không, chỉ bằng niềm yêu thích thì chưa đủ, vậy nên xuyên suốt 3 năm nuôi cá ông đều thất bại. Thảm nhất là vào năm 1997, khi cá vào vụ thu hoạch thì cơn bão số 5 (bão Linda) đã cướp sạch thành quả của ông.

Dân gian xưa có câu: "Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt", nhưng ở ông giàu đâu không thấy, chỉ có trắng tay. Thế nhưng ông không nản. Trả đất Tây Ninh, ông khăn gói lên Sài Gòn theo lời nhắn nhủ của người cháu cho mượn 10 công đất bưng (Phước Kiểng - Nhà Bè) tiếp tục làm người nuôi cá. Ông kể, thời đó khu này hoang sơ lắm, chưa được khang trang như bây giờ, toàn bưng điền chưa có ai ở, đường Nguyễn Hữu Thọ chỉ là con lộ nông thôn nhỏ mà thôi. Rồi ông cùng nhân công ngày đêm phát hoang, đào mương, đắp lộ, mở mang suốt mấy năm liền. Giờ thì có thêm 5 hộ dân nữa từ miền Đông và miền Tây Nam Bộ xin ngụ cư xung quanh nơi đây. Họ cũng thuê đất quanh ông, số cũng đào ao nuôi cá, số đi làm thuê làm mướn đủ cả loại nghề.

Ông Sáu cho biết: “Vùng đất này có 6 tháng nước mặn, 6 tháng nước ngọt. Ngọt hay mặn thì hai loài cá tôi chuyên nuôi là cá tra và cá rô phi đều thích nghi và phát triển tốt. Với 10 ngàn mét vuông, 4 mặt ao nuôi, mỗi năm tôi thu hoạch khoảng hơn 10 tấn cá, giá khoảng hơn 170 triệu đồng. Trừ chi phí còn lãi hơn 70 triệu. Với tôi, đó là khoảng thu nhập không cao, không thấp, đủ cho việc sinh hoạt của hai vợ chồng và người con gái "bạc phước" bị nhiễm chất độc màu da cam”.

Báo Công luận
 
Chòi lá đơn sơ, cuộc sống bình dị nhưng thật "tao nhã" của ông Sáu giữa chốn thị thành  
 
Cái hay của ông là không sử dụng thức ăn chăn nuôi mà tận dụng thu mua thức ăn thừa ở các quán ăn, nhà hàng để làm mồi cho cá. Nghề dạy nghề, việc nuôi cá đã trở nên quen thuộc và quá đổi dễ dàng với ông. Dù thời tiết có thay đổi, những nơi khác dịch bệch làm cá chết hàng loạt thì ở ao cá ông chưa bao giờ xảy ra. Lý giải cho điều này, ông Sáu cho biết: "Mình nuôi cá 20 năm rồi nên rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm. Riêng ở đây khí hậu mát mẻ, không khí và nguồn nước trong lành nên cá mau lớn và khỏe lắm. Người còn thấy khỏe huống chi cá". Nói xong ông cười sảng khoái, mái tóc bạc phơ cứ lay lay trong gió.

Vẫn đau đáu chuyện đời.

Thắm thoát 20 năm trôi qua, ông bỏ nhà cùng vợ với một người con gái lỡ thì (do ảnh hưởng chất độc da cam) lên phố đào ao nuôi cá. Ngần ấy năm, không thể gọi là "trải qua bao cuộc bể dâu" để ông hiểu đời, buồn đời, rồi lánh đời đi nuôi cá mà ở ông vẫn một lòng đau đáu về xã hội và đất nước. "Đạo đức xuống cấp, tham nhũng, hối lộ, mua chức, chạy thành tích, bạo lực, tội phạm càng nhiều... Tóm lại con người ngày một bị tha hóa bởi cám dỗ tiền bạc và danh vọng"! Đó là những gì qua chiếc tivi mà ông hiểu và giúp mình không xa cách với thực tại xã hội. Vậy nên cứ tưởng đời ông Sáu sống dị biệt, lạc thời nhưng ngẫm ra ông "nhập thế", "vô vi" đó cũng là "xuất thế", "hữu vi" đó! (Hai tư tưởng của Lão Tử và Khổng Tử - PV).

Các con ông đều đã thành tài, có cơ nghiệp ổn định, cá biệt một người bị ảnh hưởng chất độc màu da cam nhưng vì sao ông không chịu để các con phụng dưỡng, chăm lo khi tuổi đã "quá" xế chiều? Ông cười ngời vẻ lạc quan: "Tôi tuy già nhưng còn sức khỏe. Mình còn làm được việc thì không thể ngồi một chỗ trở thành gánh nặng cho con cái và xã hội được. Còn làm được sao lại phải ngửa tay ăn xin người khác chứ! Với lại có gì vui và hạnh phúc hơn khi được sống đúng với nguyện vọng, sở thích của mình hả cháu"!

Báo Công luận
 
Toàn cảnh "xóm ngụ cư" với những căn chòi lá, ao cá, bờ đê như một làng quê bình dị thu nhỏ 

Nói rồi ông dẫn tôi ra "khoe" về mấy ao cá của mình. Ông vãi thức ăn xuống ao rồi nhìn bầy cá tranh nhau đớp mồi. Ánh mắt ông ánh lên niềm lạc quan, dung dị khiến bất cứ ai chứng kiến phải đều thanh thản theo. Anh Trần Quốc Dũng, quê Bình Đại - Bến Tre là hàng xóm ông Sáu cho biết: "Mình mới lên ở tạm nơi đây được mấy tháng. Thì cũng nhờ ông Sáu giúp đỡ thôi. Ông Sáu dễ chịu và tốt tính lắm. Ai hỏi kỹ thuật nuôi cá ông đều chỉ bảo tận tình cho hà"...

Từ chòi ông Sáu sống cách những tòa nhà cao tầng chọc trời không xa. Nhưng có cảm giác, nó khác và xa với một đô thị phồn hoa, náo nhiệt lắm! Nó như một làng quê thanh bình, yên ả thu nhỏ và ở đó có những tấm lòng thơm thảo, tối lữa tắt đèn có nhau.

Giờ đây, nơi ông Sáu nuôi cá vẫn còn bình yên nhưng theo ông, nó sẽ không thể tồn tại mãi được; vì sự phát triển, nó phải thay đổi, nhường chỗ cho những dự án sắp được triển khai. Thế nên dự kiến trong vòng 3 đến 5 năm nữa thôi, ông sẽ trở lại quê nhà an dưỡng tuôi già. Đó cũng gọi là về với quê cha đất tổ cho trọn tình trọn nghĩa, trọn đạo làm người vậy...

                                                                             Nguyễn Võ Nguyên Pháp

Tin khác

Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

(CLO) Trong quá trình thi công dự án Xây dựng cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, nhà thầu duy nhất tham dự và trúng thầu là liên danh Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính, đã để xảy ra nhiều sai phạm.

Điều tra
Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

(CLO) Những năm qua, Công ty TNHH Quyết Thắng đã trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng... nhưng tỷ lệ tiết kiệm ngân sách sát mức 0%.

Điều tra
Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

(CLO) Mới đây, Sở Y tế tỉnh Nghệ An đã ra công văn yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp giải quyết ngay các vấn đề phản ánh của người lao động, đặc biệt phải tổ chức trao quyết định nghỉ hưu cho bà Vy Thị Hồng Cứu.

Điều tra
Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

(NB&CL) Mặc dù người dân đã gửi đơn khiếu nại về việc bị Công ty CP Phú Đức Chính và Công ty Thuận Lập khai thác đá trên núi Thị Vải, tiểu khu Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, chồng lấn trên 24 héc ta đất rừng phòng hộ, nhưng BQL Rừng phòng hộ Bà Rịa - Vũng Tàu suốt một thời gian dài vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng.

Điều tra
Quận Hoàng Mai (TP. Hà Nội): Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên lập trạm sản xuất bê tông trái phép?

Quận Hoàng Mai (TP. Hà Nội): Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên lập trạm sản xuất bê tông trái phép?

(NB&CL) Trên địa bàn phường Trần Phú (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội), Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên cho nhiều doanh nghiệp vào lắp đặt, sản xuất bê tông trái phép suốt nhiều năm nhưng chính quyền địa phương có dấu hiệu bao che, không quyết liệt xử lý, khiến dư luận nhân dân bức xúc.

Điều tra