Truyền thông không được tiếp tay cho cái ác

Thứ sáu, 03/04/2015 09:02 AM - 0 Trả lời

Truyền thông không được tiếp tay cho cái ác

(NB&CL) - Khi làm chương trình truyền thông về cái ác như thế nào, ê kíp chương trình Người đương thời- Đài THVN- đã làm cuộc khảo sát nhỏ về thực trạng truyền thông hiện tại: 38% nhận thấy truyền thông đang phản ánh cái ác của xã hội một cách trần trụi và thiếu tính nhân văn. 40% cho rằng khi truyền thông liên tục đăng tải các vụ án nghiêm trọng như Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa tức là “đang vô tình hướng dẫn độc giả tới những cách giết người rồi phi tang tàn bạo và man rợ”…
 
 
Báo Công luận 
Báo chí bị lụy vào truyền thông- AMH 
 
Chưa bao giờ hình ảnh “cái ác” lại tràn lan đến thế trên các phương tiện truyền thông. Mở báo ra, nhất là báo mạng, tràn ngập những thông tin cướp, giết, hiếp, về ca sĩ, quần áo, giày, tóc, rồi những câu chuyện giật gân được khai thác tối đa... Cứ xảy ra một vụ đâm chém, cướp, giết nào có vẻ “to tát” một chút là các báo cấp tập “đẩy” phóng viên vào cuộc, sùng sục “update” thông tin. Không những được cập nhật liên tục, các báo săm soi, miêu tả hết sức kĩ lưỡng về vụ việc. Như vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, sát thủ Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa, vụ chặt tay cướp xe SH… được mô tả đến từng chi tiết trên mặt báo: giết người như thế nào, chân tay nạn nhân bị chặt, cất giấu ra sao… 
 
Một câu hỏi được đặt ra là liệu có một “hậu hoạ truyền thông” nào xảy đến từ việc phô bày tràn lan cái ác trên các phương tiện truyền thông như thế? Xin thưa là có, không những thế, nghiêm trọng hơn những người đã tung hê những tin tức dạng thể này lên mặt báo tưởng tượng. Xin lấy phóng sự ngắn về sát thủ vị thành niên Lê Văn Luyện do ê kíp Chuyện đương thời thực hiện làm dẫn chứng: Sau khi vụ việc được phản ánh trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng đến nay, đã có hàng loạt các vụ thảm án xảy ra và các phạm nhân ở độ tuổi tương tự thậm chí nhỏ hơn, với việc tự xưng là “em anh Luyện”. Trên một số trang mạng xã hội còn xuất hiện “Hội những người phát cuồng vì Lê Văn Luyện”. Thậm chí, Lê Văn Luyện đã trở thành một “hình mẫu” cho không ít thanh thiếu niên. Nghĩa là ở đây, cái xấu và tội ác đang vô tình được cổ súy.
 
Bản thân những người xưng danh nhà báo, các tờ báo “chuyên trị” những thông tin “cướp- giết- hiếp” có biết mức độ nghiêm trọng của những “hậu hoạ truyền thông” mà mình đã gây ra, có biết về cái gọi là “hiệu ứng ngược” của những dòng tin, hình ảnh mình tung lên? Xin thưa là có. Đơn giản vì áp lực view, áp lực tia-ra. Khi lượng truy cập, lượng phát hành là “kim chỉ nam” cho mọi chỉ tiêu của toà soạn, là tiêu chí số 1 để xác định mức lương, mức thưởng thì không còn cách nào khác, người làm báo bị buộc phải “nhấn chìm” lương tâm, đạo đức nghề nghiệp của mình xuống. Họ bị buộc phải quên đi một điều từng được nhắc đi nhắc lại trên giảng đường trường báo rằng “Người làm báo ngoài tính chân thật còn phải có tính nhân văn, có đạo đức nghề nghiệp”. Và quan trọng hơn nữa, khi mặt trái xã hội được cổ suý quá đà thì cái ác sẽ tăng lên và khi cái ác được tiệm cận với độc giả quá nhiều, độc giả sẽ trở nên “thích nghi” với cái ác, tội ác sẽ ngày càng tăng lên và phức tạp hơn về mức độ. Như một độc giả đã ví von "Chuyện này không khác gì việc ta ăn cơm có sạn thôi. Lần đầu thấy chối. Nhưng lần sau, vẫn cơm ấy, sạn ấy người ta sẽ quen dần. Và ăn nhiều, đến lúc người ta sẽ “quen sạn” và không biết bát cơm của mình có sạn nữa". 
 
Khoan hãy trách cứ độc giả, tiên trách kỷ hậu trách nhân. Người làm báo với bổn phận nghề nghiệp của mình phải là người định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội theo hướng đúng đắn nhất. Trong câu chuyện truyền thông thông tin về cái ác, nói như nhà văn Chu Lai: “Cái ác bản thân nó đã hết sức ghê gớm và đã hết sức kinh khủng, cho nên miêu tả cái ác như thế nào đó để răn đe, để cảnh tỉnh chứ không phải để tạo một cảm giác hứng khoái cũng như là miêu tả những tệ nạn mà miêu tả quá kỹ, khác gì như là một thứ vẽ đường cho hươu chạy”. Những người làm báo cách mạng, vì một cái nền báo chí cách mạng nhân văn, nhân bản không chấp nhận kiểu làm báo như thế. Không ai cấm báo chí đưa thông tin về cái ác nhưng đưa như thế nào để phê phán cái ác và rút ra một bài học cho mọi người, làm sao để cả xã hội tham gia để diệt trừ cái hại và hướng đến cái thiện, cái nhân văn. Đó mới là điều quan trọng. 
 
Hồng Sâm

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn