TS Nguyễn Đình Cung: Kết thúc năm 2021, có thể nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội sẽ không đạt!

Thứ năm, 30/09/2021 06:36 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo TS Nguyễn Đình Cung, kết thúc năm 2021, có thể nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội sẽ không đạt, đặc biệt là GDP. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng nền kinh tế vẫn còn có một số điểm sáng như kinh tế vĩ mô vẫn ổn định và sản xuất, kinh doanh dần trở lại sau giãn cách xã hội ở nhiều nơi.

Giai đoạn khó khăn của nền kinh tế

Nhìn lại 2 tháng giãn cách xã hội, TS.Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng: Dịch bệnh lan rộng, phức tạp và khó lường với biến chủng mới lây nhiễm rất nhanh đã buộc nhiều địa phương phải thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội.

ts nguyen dinh cung ket thuc nam 2021 co the nhieu chi tieu kinh te xa hoi se khong dat hinh 1

Theo TS Nguyễn Đình Cung, mặc dù đại dịch ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, song vẫn có một số điểm sáng.

Thực trạng nói trên đã gây ra những khó khăn chưa từng có đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là ở các địa phương thực hiện theo Chỉ thị 16 và 16+.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, những giải pháp chống dịch hiệu quả ở năm 2020 đã đã không mang lại hiệu quả như mong đợi trong đợt chống lại biến thể Delta lây lan nhanh. Vì vậy chúng ta đã bị động, lúng túng. 

Dù vậy, trong vài tháng gần đây, Việt Nam đã rút bài học kinh nghiệm của các nước phát triển và thực tiễn diễn biến dịch lần thứ 4, tiêm vaccine đã được coi là công cụ quyết định cho chống dịch và đưa sản xuất, cuộc sống của doanh nghiệp và người dân trở lại bình thường mới. 

Một chiến lược ngoại giao vaccine đã được tiến hành rầm rộ và có được kết quả đáng ghi nhận. Hơn 30 triệu liều vaccine đã về Việt Nam. Đặc biệt đã có sự chuyển hướng từ “Zero F0” sang “an toàn, thích ứng với dịch bệnh”. Điều này đã tạo ra một số thành quả ban đầu trong việc chống dịch và phục hồi kinh tế.

Nền kinh tế vẫn có điểm sáng

Theo TS Nguyễn Đình Cung, khó khăn và tổn hại mà dịch bệnh gây ra vẫn còn tiếp tục và khó có thể khắc phục trong thời gian ngắn. Tăng trưởng kinh tế năm nay có thể chỉ đạt mức thấp 2-3%.

Nhưng trong khó khăn đó, cũng đã nhìn thấy những điểm sáng. Thương mại, đầu tư và kinh tế thế giới từng bước phục hồi tạo thuận lợi đối với phục hồi kinh tế trong nước.  

Trong nước cũng có nhiều điểm sáng. Đó là dịch bệnh đang dần được kiểm soát. Nhiều kinh nghiệm và bài học tốt về chống dịch đã được đúc kết. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ đang dần mở cửa lại. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được giữ vững.

Tuy vaccine khan hiếm nhưng chiến dịch ngoại giao vaccine của Chính phủ đã khá thành công. Việc tiêm chủng đang được đẩy nhanh. Các chính sách và chương trình của Chính phủ hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chống chọi và vượt qua đại dịch được đưa ra kịp thời và có hiệu lực hơn trước.

TS Nguyễn Đình Cung dự báo, kết thúc năm 2021, có thể các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội năm 2021 sẽ không đạt được. Đại dịch đã tác động nặng nề tới kinh tế TP HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ khiến khu vực này có thể không có tăng trưởng, thậm chí tăng trưởng âm trong năm nay. 

Hà Nội cũng trải qua hơn một tháng phong tỏa, tăng trưởng quý III giảm 0,8%- 0,98%, dự báo cả năm đạt 4,54%, cũng có thể là 3,97%. Vì thế tăng trưởng kinh tế năm nay có thể chỉ đạt mức thấp 2-3%. Điều này có nghĩa là đại dịch Covid19 đang làm chúng ta tụt lại xa hơn.

Vì vậy, vượt qua đại dịch, nhanh chóng phục hồi và đẩy nhanh phát triển kinh tế đất nước đã và đang trở thành mệnh lệnh cho Chính phủ, cho chính quyền các địa phương và cho từng nhà lãnh đạo và cả hệ thống chính trị.

ts nguyen dinh cung ket thuc nam 2021 co the nhieu chi tieu kinh te xa hoi se khong dat hinh 2

TS Cung nhấn mạnh: Trong giai đoạn này cần phải có hai điều kiện liên quan mật thiết với nhau là liên tục tăng độ phủ vaccine và kiểm soát dịch bệnh theo các mức độ nguy cơ khác nhau, từ cao, trung bình, đến thấp. Và phải chấp nhận thực trạng vẫn có F0 trong cộng đồng.

Trước mắt, mục tiêu từ nay đến cuối năm là chuyển hoạt động quản lý nhà nước, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội trở lại bình thường mới trong điều kiện sống và làm việc thích nghi với dịch bệnh. 

Trong đó, quan trọng nhất là hỗ trợ từng bước khôi phục hoạt động sản xuất – kinh doanh và nhanh chóng tiến tới trạng thái bình thường hóa.

Để đạt được mục tiêu này, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, trước hết là tăng độ phủ vaccine. Đồng thời xây dựng và áp dụng quy định tiêu chuẩn về tiêu chuẩn an toàn trong mở cửa vận tải hành khách quốc tế và tiêu chuẩn an toàn đối với sản xuất, kinh doanh và giao tiếp xã hội trong từng vùng (vùng xanh, vàng và đỏ), và đối với di chuyển (hành khách, hàng hóa) giữa các vùng. 

“Nguyên tắc xuyên suốt ở đây là không đặt thêm các quy định xin-cho, tạo thêm thủ tục hành chính”, TS Nguyễn Đình Cung nói.

Chính phủ đánh giá và lựa chọn một trong số các nền tảng (App) khai báo sức khỏe tích hợp dữ liệu tiêm vaccine của từng người dân và giám sát thực thi các tiêu chuẩn an toàn di chuyển của người và hàng hóa …

Cần yêu cầu các địa phương bãi bỏ ngay các loại giấy đi đường, bãi bỏ các trạm ngăn chặn đi lại của người và hàng hóa, trừ các khu vực bị phong tỏa. Thực hiện xuyên suốt nguyên tắc tất cả các hàng hóa, trừ hàng cấm kinh doanh, đều được tự do vận chuyển theo quy định của pháp luật. 

TS Nguyễn Đình cung chia sẻ, các địa phương không được quyền ngăn chặn lưu thông hàng hóa hay cấm vận chuyển hàng hóa qua địa phương mình… Các Bộ và các địa phương cần đẩy nhanh tốc độ và quy mô áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý nhà nước.

Vấn đề tiếp theo là tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh từng bước trở lại hoạt động ổn định, bình thường. Từng bước khôi phục lại vận tải hành khách nội địa, từng bước không phục lại đời sống bình thường và sinh kế của người dân. 

Các chính sách an sinh xã hội và hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ HTX, hộ kinh doanh,  và người dân cần được thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung nguồn lực về an sinh xã hội (trong các gói hỗ trợ an sinh của Chính phủ), để hỗ trợ các nhóm đối tượng mất công ăn việc làm, mất thu nhập, bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sinh kế, gồm cả lao động chính thức và phi chính thức ở các địa phương bị tác động nghiêm trọng bởi làn sóng dịch lần thứ 4. 

“Bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, không khả thi trong hỗ trợ an sinh xã hội ở các vùng dịch bệnh”, ông Cung nói thêm.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô