Tuyển sinh ngành sư phạm năm nay liệu có những cuộc vớt đáy như năm trước?

Thứ bảy, 28/04/2018 17:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trước tình trạng giáo viên thừa thiếu cục bộ vẫn diễn ra, con số cử nhân sư phạm thất nghiệp vẫn tăng, trong khi đời sống giáo viên còn khó khăn, Bộ lại chủ trương nâng đầu vào các trường sư phạm, đã có nhiều băn khoăn rằng sẽ không nhiều người giỏi muốn vào sư phạm.

Liệu có tái diễn cảnh các trường sư phạm địa phương vớt thí sinh như năm trước với 9 điểm cũng đậu ngành sư phạm? Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều những bất cập về công tác tuyển dụng nhân lực của ngành giáo dục. Hiện giáo viên đang dư thừa rất nhiều, các trường sư phạm đang đào tạo hàng chục nghìn sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư. 

Như vậy, cùng với việc các địa phương đang cắt hợp đồng hàng loạt và tiến tới việc tinh giản từ nay đến năm 2021 là 10% thì vài năm tới đây bức tranh nhân lực ngành sư phạm còn thê thảm hơn rất nhiều. Bởi, thực tế hàng trăm trường, cơ sở đào tạo sư phạm vẫn tiếp tục tuyển sinh để đào tạo nhân lực cho ngành. Số chưa có việc làm và dự kiến sinh viên ra trường năm 2018 và 2019 chưa có việc làm ngay là hơn 40.000. Đây là con số do lãnh đạo Bộ Giáo dục tiết lộ. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có khảo sát về nhu cầu sử dụng giáo viên trong 5 năm tới ở 63 tỉnh, thành trong cả nước. Bộ xác định, năm nay cần tuyển để đáp ứng nhu cầu cho 63 tỉnh thành khoảng 59.000 giáo viên để đủ vừa tuyển mới, vừa thay thế người về hưu. 

Bên cạnh khảo sát chính thức của Bộ, số liệu này còn dựa trên một số đề tài nghiên cứu các trường sư phạm kết hợp với các cơ sở thực hiện, các nghiên cứu khảo sát về số sinh viên chưa có việc làm trong 2 năm qua và dự kiến năm tới như thế nào. Theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu vào ngành sư phạm năm nay là 35.590 giảm 38% so với chỉ tiêu năm 2017 (năm 2017 có 56.725 chỉ tiêu) tổng số nguyện vọng 1 sư phạm là 43.069 chỉ tiêu, giảm 26.9% so với năm 2017. 

Báo Công luận
Chủ trương đổi mới tuyển sinh sư phạm năm nay đang chứng tỏ đáp ứng nhu cầu chất lượng và tương quan cung cầu của đào tạo giáo viên. 

Dựa trên các tính toán này, Bộ giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên cho các trường sư phạm nằm trong khoảng 35.000-36.000 thí sinh. Theo số liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện cả nước có tới 58 trường đại học, 57 trường cao đẳng, 40 trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên (trong đó có 14 trường đại học sư phạm, 33 trường cao đẳng sư phạm và 02 trường trung cấp sư phạm). Như vậy, nếu tính bình quân thì mỗi tỉnh (thành) có 2,4 trường, cơ sở đào tạo nhân lực ngành sư phạm. Với số lượng trường nhiều như vậy nên việc “cung” thừa “cầu” cũng là một điều dễ hiểu. Nhiều năm qua, nhiều trường sư phạm mới được mở ra, các trường không phải là sư phạm cũng thành lập khoa sư phạm, các trường cao đẳng thì nâng lên đại học sư phạm nên đã khiến cho nguồn cung ngày càng thừa nhiều, nhiều trường chỉ tuyển được học sinh trung bình, học sinh yếu. 

Một khi cung đã vượt cầu cũng đồng nghĩa nhu cầu việc làm của sinh viên sư phạm nhiều hơn, trong khi chúng ta đã định mức số lượng giáo viên. Vì thế, những nhũng nhiễu về tiêu cực trong tuyển dụng xảy ra ở nhiều nơi. Bộ cho rằng, đào tạo sẽ sát với quy mô sử dụng giáo viên, có khả năng thu hút các sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm, dẫn đến giảm thiểu tình trạng sinh viên sư phạm tốt nghiệp không có việc làm. Mặc dù khi chủ trương nâng chuẩn đầu vào, giảm chỉ tiêu mà thí sinh vẫn đăng ký vào sư phạm thì các thí sinh đăng ký xét tuyển vào sư phạm năm nay có thể chất lượng hơn, thực sự yêu nghề, gắn bó với nghề hơn... 

Ngày 27/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo thông tin về kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm năm 2018. Năm nay, số lượng thí sinh dự thi THPT quốc gia gần 926.000, tăng 60.000 so với năm trước. Trong đó, số thí sinh thi để xét tốt nghiệp là hơn 237.000; thi để xét tuyển đại học và cao đẳng là hơn 688.000. Khối trung cấp sư phạm năm nay được tuyển mới 5.000 chỉ tiêu, theo Vụ trưởng Giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu lớn và sớm, về giáo viên mầm non cho các địa phương. Trong 59.000 giáo viên tuyển mới theo nhu cầu của các tỉnh, 40.000 là của bậc tiểu học, mầm non. Để giải quyết bài toán thừa giáo viên nhiều năm, năm 2018 Bộ giảm 38% tổng chỉ tiêu tuyển sinh ngành này so với 2017 (tổng chỉ tiêu năm nay là 35.590). Bộ đồng thời đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho ngành đào tạo giáo viên. 

Cùng với việc tiến hành đồng thời một số giải pháp khác (quy hoạch mạng lưới các trường đào tạo sư phạm, nâng chuẩn giảng viên, đổi mới chương trình nội dung phương pháp giảng dạy và học tập để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực sư phạm...), chủ trương đổi mới tuyển sinh sư phạm năm nay đang chứng tỏ đáp ứng nhu cầu chất lượng và tương quan cung cầu của đào tạo giáo viên. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại rằng năm nay sẽ tiếp tục xảy ra cuộc chạy đua vớt thí sinh vào các trường sư phạm địa phương với số điểm rất thấp như đã từng xảy ra năm trước. Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho hay, chủ trương tuyển sinh sư phạm năm 2018 được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên trên cơ sở khảo sát, thống kê nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương trong toàn quốc. 

Cụ thể, giữ quyền quy định và nâng cao ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để đảm bảo chất lượng đào tạo; đã quy định nâng ngưỡng xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông cao hơn so với các năm trước. Đối với trình độ đại học xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Riêng các ngành sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. 

Đối với trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. Riêng các ngành sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất (ngành cao đẳng), Sư phạm Thể dục thể thao (ngành trung cấp) xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có học lực lớp 12 xếp loại trung bình trở lên. Mặc dù có sự nâng cao chất lượng, giảm chỉ tiêu, số thí sinh đăng ký vào sư phạm cũng không quá giảm. Những thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường sư phạm năm nay thật sự là những em rất yêu nghề và có mong muốn trở thành giáo viên./.

Huyền Thu

Tin khác

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục
Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

(CLO) Theo đó, từ năm học 2024-2025, học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội có thành tích học tập tốt sẽ được học tích lũy một số học phần trong chương trình đào tạo đại học và định hướng nghề nghiệp.

Giáo dục
Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Giáo dục
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

(CLO) Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa hai nước.

Giáo dục