Tỷ lệ an toàn về vốn của toàn hệ thống ngân hàng có thể xuống dưới 8%

Thứ hai, 25/02/2019 08:27 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dù tính toán theo các quy định hiện tại, tỷ lệ an toàn vốn của toàn hệ thống ngân hàng vẫn trên 12%, tuy nhiên, nếu áp dụng theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN, hệ số này sẽ bị giảm xuống khá nhiều, có thể dưới 8%.

Tỷ lệ an toàn vốn của toàn hệ thống ngân hàng có thể xuống dưới 8% (Ảnh minh họa)

Tỷ lệ an toàn vốn của toàn hệ thống ngân hàng có thể xuống dưới 8% (Ảnh minh họa)

Theo nhận định, tỉ lệ an toàn vốn đang là điểm nghẽn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam khi chỉ đạt 12%, đây là mức thấp nhất trong khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, vấn đề nợ xấu cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng khi tỉ lệ nợ xấu nhóm 5 tăng rất mạnh tại một số nhà băng lớn.

Hiện tại, tỉ lệ an toàn vốn của Việt Nam đang được tính theo tiêu chuẩn Basel I trong khi phần lớn các quốc gia trong khu vực đang thực hiện Basel II. Nếu tính lại theo tiêu chuẩn cao hơn này, hệ số CAR của Việt Nam có thể thấp hơn.

Thống kê cho thấy, kể từ khi thành lập đến đến hết 31/12/2018, lũy kế từ khi thành lập đến 31/12/2018, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) mới chỉ phối hợp với các các tổ chức tín dụng thu hồi nợ được 119.118 tỷ đồng.

Bởi vậy, tỷ lệ nợ xấu nội bảng theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giảm xuống mức 1,89% cuối năm 2018, nhưng theo NHNN, nếu tính cả nợ đã bán cho VAMC và nợ xấu tiềm ẩn thì tỷ lệ này vẫn lên tới 6,5%. Có thể nói, đây sẽ là một thách thức không nhỏ với các ngân hàng, bởi nợ xấu cũng là nguyên do “bào mòn” lợi nhuận do chi phí dự phòng rủi ro tăng lên.

Theo các chuyên gia ngân hàng, vấn đề đặt ra trong năm 2019 này là các ngân hàng cần khẩn trương mới có thể đáp ứng được hai văn bản quan trọng do NHNN nước ban hành để hướng dẫn cụ thể việc triển khai Basel II là Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (hiệu lực từ 1/1/2020) và Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Phương Linh

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm