UBTV Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quản lý phát triển đô thị

Thứ năm, 12/04/2018 19:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 12/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 23, UBTV Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Quản lý phát triển đô thị.

Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị gồm 7 chương với 66 điều; quy định về quản lý phát triển đô thị gồm: Quản lý hệ thống đô thị; phát triển đô thị theo quy hoạch; đầu tư phát triển đô thị; nguồn lực tài chính phát triển đô thị; quản lý Nhà nước và sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong phát triển đô thị.

Báo Công luận
 Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trình bày Tờ trình 

Trình bày Tờ trình dự án Luật Quản lý phát triển đô thị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, sau hơn 30 năm đổi mới, tiến trình đô thị hóa của Việt Nam đã từng bước gắn kết với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng cho thấy, chất lượng đô thị chưa cao.

 Hệ thống hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, quy mô chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, dân số; việc triển khai đầu tư phát triển đô thị còn dàn trải; các đô thị cũ chậm được cải tạo, chỉnh trang. Văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh về quản lý hệ thống đô thị và phân loại đô thị là Luật Quy hoạch đô thị (2009) và Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH ngày 25/5/2016. 

Các văn bản này mới quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị, một số nội dung về phân loại đô thị, còn thiếu hoặc quy định chưa đầy đủ việc hình thành hệ thống đô thị, mở rộng phạm vi đô thị.

Để khắc phục tình trạng này, việc xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị là cần thiết, nhằm điều chỉnh tổng thể quá trình phát triển đô thị tại Việt Nam, đưa đô thị Việt Nam phát triển bền vững theo quy hoạch và có kế hoạch.

Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật, do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày, nêu rõ, Thường trực Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí về sự cần thiết nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp lý về quản lý phát triển đô thị nhằm tạo lập cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ, điều chỉnh tổng thể quá trình phát triển bền vững đô thị tại Việt Nam.

Ngoài ra, đây cũng là mô%3ḅt bước để cụ thể hóa, hiê%3ḅn thực hóa Tuyên bố Đà Nẵng của Hô%3ḅi nghị Cấp cao APEC năm 2017 về thúc đẩy tăng trưởng sáng tạo, phát triển bao trùm, trong đó ghi nhận nhu cầu đô thị hóa cần hướng tới người dân, hợp lý và bền vững. Tuy nhiên, về phương án ban hành Luật và phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, còn có ý kiến khác nhau.

Báo Công luận
 Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: TTXVN

Một số ý kiến đồng tình với Tờ trình và dự thảo Luật do Chính phủ trình, tuy nhiên đề nghị tiếp tục rà soát nhằm tránh chồng chéo, trùng lặp với các luật liên quan; đề nghị bổ sung trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong phát triển đô thị quy định tại Điều 1 về Phạm vi điều chỉnh; làm rõ nội hàm về hoạt động phát triển đô thị quy định tại Điều 2.

Trong khi đó, nhiều đại biểu đề nghị nghiên cứu xây dựng một dự án Luật chung có phạm vi điều chỉnh bao quát cả các nội dung của dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị và các quy định của Luật Quy hoạch đô thị vì trong phạm vi điều chỉnh của Luật Quy hoạch đô thị hiện hành đã có nội dung quản lý phát triển đô thị.

Cho ý kiến về dự án Luật, đa số thành viên của UBTV Quốc hội đều khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng và ban hành Luật Quản lý phát triển đô thị.

Ủng hộ sự cần thiết có luật này trong điều kiện nước ta có tốc độ tăng trưởng đô thị “nóng” và nếu quản lý không tốt sẽ méo mó, nhưng Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng: “Luật này có 66 điều thì quản lý thế nào? Hệ thống cơ sở hạ tầng có 6 điều thì có đảm bảo được không?”

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, điều quan tâm là mối quan hệ giữa luật này với Luật quy hoạch đô thị nên phải giải quyết cho được mối tương quan cũng như rõ nội hàm để thuận lợi trong quản lý và phát triển đô thị.

Theo Chủ tịch Quốc hội, những vấn đề mà các ý kiến đề cập là những bức xúc như tình trạng đào đường, hạ tầng kỹ thuật, mất cân đối giữa xây dựng các công trình nhà, công trình công cộng, công viên, cây xanh, vi phạm không gian kiến trúc về độ cao... 

Điều này liên quan đến quy định pháp luật và nếu thiếu những quy định chặt chẽ thì rất khó khăn để quản lý phát triển đô thị, không giải quyết được vấn đề đặt ra trong thực tiễn.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, dự án Luật có nhiều quy định liên quan đến nhiều luật khác. Do đó, cơ quan soạn thảo cần làm rõ Luật này liên quan đến bao nhiêu luật, và đó là những luật nào?

Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Tuý thì cho rằng, nhiều khi lên đô thị nhưng cán bộ không theo kịp do không có tiêu chí cụ thể để người ta học tập và quản lý như đường thế nào, công viên, công trình phúc lợi xã hội ra sao... dẫn đến “dở nông thôn, dở đô thị”. Do đó, khi nói “đô thị xanh”, “đô thị thông minh” thì phải có tiêu chuẩn, tiêu chí để khi đọc luật là hiểu ngay.

Báo Công luận
 Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu ý kiến

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, UBTV Quốc hội đồng tình với việc cần thiết ban hành Luật Quản lý phát triển đô thị. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cần làm rõ nội hàm về quản lý phát triển đô thị.

 Đồng thời, cần rà soát các quy định của dự án luật với các Luật Quy hoạch, Luật Đất đai, Bộ Luật Dân sự... để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật. Không thể ban hành Luật mới làm xung đột và phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật đã có.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, một số quy định của dự án Luật chưa có tính khả thi cao, như chính sách phát triển đô thị, quản lý dân cư... Cơ quan soạn thảo cần rà soát để bảo đảm tính khả thi của Luật sau khi được Quốc hội xem xét thông qua. 

Trước đó, sáng 12/4, UBTV Quốc hội đã xem xét, quyết định việc thành lập thị trấn Phước Cát thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

Thảo luận nội dung này, các thành viên UBTV Quốc hội thể hiện sự tán thành cao với Đề án thành lập thị trấn Phước Cát thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng; khẳng định việc thành lập thị trấn là phù hợp tính chất đô thị Phước Cát, được xác định là trung tâm đầu mối giao dịch thương mại- dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp cho 3 xã thuộc huyện Cát Tiên, là đô thị cửa ngõ của huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Bình Phước tại xã Đăng Hà và tỉnh Đồng Nai tại xã Đắc Lua.

Tại phiên thảo luận, các thành viên UBTV Quốc hội tiến hành biểu quyết với kết quả 100% tán thành việc thành lập thị trấn Phước Cát.

PV

Tin khác

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức