Chuyên gia gợi ý kinh nghiệm chuyển giao kết quả nghiên cứu ra thị trường

Thứ hai, 17/09/2018 17:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Người nghiên cứu phải hiểu rõ thị trường đang cần giải quyết bài toán nào từ đó đưa khoa học vào trả lời câu hỏi mới có thể ứng dụng.

Ngày 17/9, Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam (KHCNVN) phối hợp với Viện Khoa học vật liệu và Trung tâm Phát triển công nghệ cao tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai ứng dụng từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ. 

Theo GS Phan Ngọc Minh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN, Giám đốc Học viện khoa học công nghệ, hiện có nhiều kết quả nghiên cứu ý nghĩa nhưng gặp khó khăn khi tìm kiếm mô hình thương mại hóa phù hợp với điều kiện trong nước. Vì thế, sự tham gia của các nhà khoa học có kinh nghiệm trong chuyển giao kết quả nghiên cứu ra thị trường có ý nghĩa lớn đối với các nhà khoa học trẻ, các nghiên cứu sinh trong lĩnh vực công nghệ.

Với kinh nghiệm của người sở hữu 30 bằng sáng chế và nhiều sản phẩm đã được thương mại, GS Nguyễn Sơn Bình - một trong năm nhà khoa học Mỹ gốc Việt có tầm ảnh hưởng trên thế giới cho rằng các nhà khoa học cần phải biết thị trường đang cần gì. Khi đã có kết quả nghiên cứu, họ cũng cần kết nối với các doanh nghiệp và các nhà khoa học ở lĩnh vực khác cùng hoàn thiện để có sản phẩm hữu ích nhất cho người dùng.

Lý do phải làm động tác này được GS Bình cho rằng khi nhà khoa học có nhiều thời gian trong phòng thí nghiệm sẽ không dễ để biết thị trường đang vận hành ra sao, nhu cầu như thế nào. Ở một lĩnh vực cũng không đủ sức giải quyết bài toán thị trường đang cần.

Ông cũng khuyên trong điều kiện hiện tại khoa học trong nước không nên theo đuổi những mục tiêu xa vời, những công nghệ cao giống như nước Mỹ từng làm mà nên chú trọng vào những vấn đề Việt Nam cần giải quyết trong tương lai.

Mô hình hợp tác thương mại hóa công nghệ ở Việt Nam do Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia xây dựng.

Mô hình hợp tác thương mại hóa công nghệ ở Việt Nam do Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia xây dựng.

Chung quan điểm này, TS Hà Phương Thư - Trưởng phòng vật liệu Nano y sinh, Viện Khoa học vật liệu cho rằng, đích của khoa học là phục vụ cuộc sống, cộng đồng và người dân.

Theo TS Thư, với nhà khoa học cần xác định vấn đề ngay từ giai đoạn nghiên cứu, sau đó xây dựng nguồn nhân lực có chuyên môn để thực hiện. Đến giai đoạn hoàn thiện công nghệ cần đánh giá tính khả thi của các kết quả nghiên cứu và hiện thực hóa bằng các quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất phù hợp.

Với doanh nghiệp, sau khi đầu tư cho việc xây dựng cơ sở, trang thiết bị sản xuất, nguồn nguyên liệu... thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh, hệ thống phân phối và tổ chức thực hiện rất quan trọng. 

TS Hà Phương Thư cũng chỉ ra nhiều khó khăn, trong đó thiếu quy chuẩn, tiêu chuẩn để định giá kết quả nghiên cứu khi chuyển giao. Kinh phí đầu tư hiện chỉ chú trọng đến R&D mà chưa quan tâm đúng mức để thử nghiệm, hoàn thiện công nghệ. Thông tin và nhu cầu của doanh nghiệp cũng thiếu do nhà khoa học ngồi ở viện, trường không biết người dân và doanh nghiệp đang cần gì. 

Từ khó khăn này, TS Thư cho rằng có cầu nối giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và truyền thông có vai trò rất quan trọng. Hiện nhà khoa học đang chưa hiểu vai trò của truyền thông trong khi nếu không truyền thông, quảng bá thì ngay cả doanh nghiệp cũng không biết đến khoa học đã nghiên cứu được gì để hợp tác. 

Lộ trình các bước phát triển thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu:

1.Phát sinh ý tưởng sáng tạo

2.Phát triển ý tưởng thành công nghệ có khả năng thương mại hóa

3.Tìm kiếm tài trợ để thực hiện nghiên cứu

4.Tạo ra kết quả nghiên cứu công nghệ lõi

5.Đánh giá kết quả nghiên cứu để chọn hướng phát triển công nghệ

6.Lựa chọn xu hướng nghiên cứu phát triển công nghệ

7.Hoàn thiện công nghệ lõi

8.Đầu tư vốn nghiên cứu phát triển

9.Sản xuất thử nghiệm

10.Ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh

11.Thử nghiệm thị trường

12.Thương mại hóa và đánh giá thị trường

13.Xác định thị trường ngách liên quan trực tiếp đến sản phẩm

14.Xác định sản phẩm khoa học và công nghệ có thể thương mại hóa

15.Thực hiện giao dịch, bán sản phẩm và dịch vụ công nghệ thành công

16. Đầu tư đổi mới và hoàn thiện dây chuyền sản xuất

17. Nhân rộng mô hình và quy mô sản xuất

18. Hủy bỏ công nghệ, nghiên cứu và kết thúc chu kì công nghệ

Nguồn: TS Chử Đức Hoàng, Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia

Phương Nguyên

Tin khác

Chi tiết chuột không dây Bluetooth Logitech M196

Chi tiết chuột không dây Bluetooth Logitech M196

(CLO) Logitech vừa ra mắt chuột không dây bluetooth M196 mới tại thị trường Trung Quốc với đầy đủ các tính năng phù hợp cho nhu cầu sử dụng văn phòng cơ bản.

Sức sống số
OPPO A1i ra mắt với màn hình 90Hz, chip Dimensity 6020

OPPO A1i ra mắt với màn hình 90Hz, chip Dimensity 6020

(CLO) OPPO mới đây đã trình làng chiếc điện thoại tầm trung có tên gọi là OPPO A1i. Máy được trang bị màn hình 90Hz, chip Dimensity 6020 và pin 5000 mAh, giá từ 3,84 triệu đồng.

Sức sống số
Realme ra mắt tai nghe không dây giá chỉ hơn 300.000 nghìn đồng

Realme ra mắt tai nghe không dây giá chỉ hơn 300.000 nghìn đồng

(CLO) Realme mới đây đã giới thiệu thêm một mẫu tai nghe True Wireless mới mang tên realme Buds T110. Chiếc tai nghe này được thiết kiểu dáng in-ear với mỗi bên tai nghe nặng 4,09 gram, đảm bảo đeo thoải mái và chắc chắn trong thời gian dài.

Sức sống số
Huawei ra mắt MateBook X Pro 2024

Huawei ra mắt MateBook X Pro 2024

(CLO) Huawei vừa trình làng chiếc laptop MateBook X Pro 2024 tại Trung Quốc. Đây là chiếc laptop thế hệ mới hướng đến thiết kế mỏng nhẹ, hiệu năng mạnh mẽ và các tính năng thông minh.

Sức sống số
Trình làng OPPO A3 Pro với giá từ 6,9 triệu đồng

Trình làng OPPO A3 Pro với giá từ 6,9 triệu đồng

(CLO) OPPO vừa chính thức ra mắt mẫu điện thoại mới mang tên OPPO A3 Pro với khả năng chống nước hoàn toàn và được trang bị lớp bảo vệ Crystal Glass của OPPO ở mặt trước và mặt sau.

Sức sống số