Vanity Fair tiếp tục tìm kiếm Tổng biên tập mới hậu scandal Weinstein

Thứ hai, 06/11/2017 19:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi cuộc khủng hoảng truyền thông bùng nổ vì scandal quấy rối tình dục của Harvey Weinstein, mọi sự chú ý lại bắt đầu đổ dồn lên Vanity Fair khi họ vẫn chần chừ chưa đưa ra quyết định về người sẽ thay thế Tổng biên tập "ngôi sao" Graydon Carter, người sẽ rời đi kể từ ngày 1/12 tới đây.

Chắc chắn scandal của Weinstein đã có ảnh hưởng không nhỏ tới giới truyền thông. Hôm thứ Sáu vừa qua, Conde Nast đã tuyên bố rằng họ sẽ áp dụng các hệ thống mới để bảo vệ phái yếu khỏi những hành vi xâm hại tình dục.

Báo Công luận
Diễn viên Kate Beckinsale tại sự kiện Vanity Fair Oscar Party, tổ chức ngày 27/2 vừa qua tại Beverly Hills bởi Graydon Carter. Ảnh: VF 

"Công ty mong muốn tất cả nhân viên, công tác viên và những người khác tại Conde Nast đều hành động một cách có chuẩn mực với sự tôn trọng dành cho đồng nghiệp của mình", Chủ tịch kiêm CEO của Conde Nast International, Jonathan Newhouse và Bob Sauerberg, CEO của Conde Nast cho biết.

Công ty cũng kêu gọi "các tờ báo khác, các tổ chức truyền thông" cùng tham gia vào hoạt động này để xóa bỏ nạn xâm hại tình dục trong ngành thời trang, truyền thông và quảng bá hình ảnh.

Weinstein đã chối bỏ các cáo buộc nhưng các tờ báo vẫn đưa ra thông điệp rằng sẽ cương quyết cải tổ lại hệ thống.

Việc lựa chọn Tổng biên tập mới của tờ Vanity Fair đang là tâm điểm chú ý. Trước khi rời khỏi tờ báo mà mình đã gắn bó 25 năm, Graydon Carter cũng quyết định xuất hiện trên số báo đặc biệt ra mắt vào tháng 2 tới đây, cũng như dự kiến tổ chức một bữa tiệc xa hoa để chia tay sự nghiệp lẫy lừng của mình. Về phía Conde Nast, chủ sở hữu của Vanity Fair và Vogue, hiện vẫn chưa có thông tin chính xác nào về người có nhiều khả năng thay thế ông.

"Nếu các công ty truyền thông và các tờ báo không tính về những vấn đề định hướng tờ báo khi lựa chọn Tổng biên tập thì họ đang phạm phải lỗi rất lớn", David Folkenfilk, phóng viên truyền thông của National Public Radio cho biết. "họ cần biết văn hóa công ty của họ là gì, định hướng ra sao và không chỉ lựa chọn người có thể làm tăng lợi nhuận bằng bất cứ giá nào".

Trong những tuần vừa qua, số lượng những gương mặt nổi trội của giới truyền thông thế giới mất việc vì những cáo buộc tình dục đang gai tăng nhanh chóng. Knight Landesman, phó Tổng biên tập của tạp chí nghệ thuật Artforum mới đây đã từ chức sau khi tên ông xuất hiện trong một đơn tố cáo xâm hại tình dục được trình lên tòa án tối cao Mỹ. Lá đơn này cáo buộc ông đã xâm hại tình dục trong nhiều năm qua.

Tạp chí GQ, một ấn phẩm khác của Conde Nast International đã công bố quyết định thôi việc với Rupert Myers sau khi một số cáo buộc xuất hiện trên mạng. Nhà báo kỳ cựu Mark Haiperin cũng đã bị đình chỉ ờ NBC News sau khi nhiều phụ nữ cũng chia sẻ những scandal tình dục không mong muốn với ông cho đài CNN

"Những ai đưa ra danh sách lựa chọn các vị trí cấp cao mà không có ứng viên nữ nào đều cần phải xem lại quá trình của mình", Folkenflik nhận định.

"Họ cần phải nghĩ kĩ về việc này cũng như cách họ sẽ đưa tin về nó. Họ có quá hưởng thụ trong thế giới người nổi tiếng? Họ có đang "mắt nhắm mắt mở", tiếp tay cho các hành vi đó? Việc gần với ánh hào quang không thể làm mờ mắt ai đó, đặc biệt là các nhà báo, để đảm bảo được tính khách quan trong mỗi bài viết".

Việc lựa chọn Tổng biên tập mới cũng khá khó khăn cho Conde Nast khi mà tờ tạp chí từng đứng trên đỉnh vinh quang đang lâm vào tình trạng khó khăn tài chính. 

Các nhà quảng cáo hàng hiệu như Louis Vuitton hay Gucci đã nhanh chóng rời bỏ các tờ báo in và chuyển sang tấn công vào mảng truyền thông online cũng như các mạng xã hội. Theo như công ty quảng cáo Zenith Media, ngành thời trang cao cấp đã chi khoản tiền lên tới 1,01 tỷ USD cho quảng cáo online trong năm 2016, tăng 63% so với năm 2013. Khoản tiền dành cho báo in giàm 8% trong cùng thời kỳ, xuống còn 2.6 tỷ USD.

Hồi đầu năm nay, Francois-Henri Pinault, CEO của Kering, chủ sở hữu các hãng thời trang nổi tiếng như Gucci hay Saint Laurent, đã cho biết rõ việc chuyển hướng chiến lược, "Nếu chúng tôi ra mắt một thương hiệu bây giờ, tất cả mọi thứ sẽ bắt đầu với online", ông chia sẻ với WSJ.

Trong khi các số báo của Conde Nast thu hút 100 triệu độc giả online mỗi tháng và 174 triệu người theo dõi trên mạng xã hội, điều này lại đang đe dọa tới sự sinh tồn của các tờ báo thời trang.

Trong những năm gần đây, Conde Nast đã phải đóng cửa vài tờ báo in, cắt giảm lượng phát hành và các số báo, trong khi liên tục thay đổi các vị trí cấp cao.

Pamela Drucker Mann, người mới được đề cử vào vai trò giám đốc doanh thu nữ đầu tiên của công ty đã nói rằng một phần những thay đổi bao gồm cả việc biến những tờ báo như Vogue thành những "trung tâm ý tưởng", giúp các thương hiệu "tạo dựng nên các chiến lược quảng cáo và thiết kế nội dung".

Trong khi Graydon Carter là một Tổng biên tập "ngôi sao", với những bữa tiệc Oscar xa hoa hay làm bạn với những ngôi sao hạng A của Hollywood, việc biên tập của ông cần sự đổi mới.

Những ngôi sao mới nổi của thập kỷ mới, Huffington Post và BuzzFeed đã dựa nhiều vào công nghệ cao, mạng xã hội để vươn lên, chứ không phải vào sáng tạo trong biên tập, Jaime Pallot, cựu Tổng biên tập cho Conde Nast Digital cho biết. "Giờ đây chúng ta không cần những ngôi sao như Carter, chúng ta cần một hệ thống mới".

Chính những vấn đề về kinh tế, công nghệ và bình đẳng giới đang khiến cho Conde Nast đau đầu trong việc tìm kiếm người thay thế Carter.

Một vài nguồn tin cho biết các lãnh đạo không thể thống nhật được các mục tiêu trong tương lai dành cho tờ báo này, Một số ứng cử viên được nêu tên tới từ chính các tờ báo khác của Conde Nast, bao gồm cả một biên tập viên ngôi sao, trong khi đó một số khác lại tới từ các tờ báo bên ngoài.

"Tại Conde Nast, mỗi người có một ứng viên của riêng mình với tầm nhìn riêng. Không có ai phụ trách chính. Đó là một tổ chức hỗn loạn đang mong muốn đi đến một thỏa thuận chung", một nguồn tin bên trong cho hay.

Vấn đề hiện tại ở chỗ liệu thời của các Tổng biên tập ngôi sao đã hết, và giờ là thời đại hoàng kim của các biên tập viên trẻ, năng động với sự tập trung chủ yếu vào internet? Không có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này. Có điều chắc chắn rằng người thay thế Carter sẽ nhận được mức lương 600,000$/năm, thấp hơn nhiều so với "chi phí" 3 triệu USD/năm mà họ đang trả cho Carter.

Hoàng Việt

Tin khác

Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

(CLO) Sáng 24/4, tại UBND tỉnh Hà Tĩnh, Báo Lao Động phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công nhân, công đoàn và người lao động tỉnh Hà Tĩnh năm 2024.

Nghề báo
Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

(CLO) Mặc dù tác nghiệp tại hiện trường vụ cháy theo đúng quy định, nhưng phóng viên Thời báo VTV và VnExpress bất ngờ bị nhóm 3 đối tượng cản trở, hành hung.

Nghề báo
Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

(CLO) Ngày 23/4 tại Hà Nội, Báo Lao Động đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia gồm 5 thành viên do ông Sihono – Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Nghề báo
65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

(CLO) Trên cơ sở kết quả chấm của Ban sơ khảo và tờ trình của Hội Nhà báo tỉnh, ngày 23/4, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2024 đã công nhận kết quả chấm của Ban giám khảo vòng sơ khảo đối với các tác phẩm, đồng ý đưa 65 tác phẩm có kết quả tốt vào chấm vòng chung khảo.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(CLO) Ngày 23/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Nghề báo